Bài học kinh nghiệm nâng cao hiệu quả huy động vốn cho Ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh hùng vương phú thọ​ (Trang 43)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Bài học kinh nghiệm nâng cao hiệu quả huy động vốn cho Ngân hàng

TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hùng Vương

Từ những kinh nghiệm huy động vốn của các Ngân hàng trên, NHTMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hùng Vương có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau đây:

Cần phải có kế hoạch cân đối cung cầu vốn phù hợp với từng thời kỳ, từng giai đoạn, đảm bảo chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh.

Hình thức huy động vốn phải đa dạng, phù hợp với từng đối tượng, vùng miền, nhằm khai thác tốt nhất mọi nguồn lực tiềm tàng trong dân cư.

Phải đưa ra chính sách lãi suất thích hợp, linh hoạt để khuyến khích người dân tiết kiệm và gửi tiền vào Ngân hàng. Phải áp dụng lãi suất linh hoạt, mềm dẻo để thu hút vốn theo cơ cấu có lợi cho Ngân hàng.

Thường xuyên nghiên cứu thị trường, đáp ứng nhanh nhậy nhu cầu thị trường. Việc mở rộng huy động vốn đều phải dựa trên nền tảng tăng cường sử dụng tin học, hiện đại hóa hoạt động của Ngân hàng.

Tăng cường liên kết với các tổ chức, các bên có liên quan khác như các Ngân hàng trong ngành, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, hàng không, điện tử - viễn thông, khu du lịch, khu vui chơi giải trí… nhằm khuếch trương danh tiếng của Ngân hàng, mở rộng đối tượng khách hàng, phát triển nghiệp vụ thanh toán, tăng vốn huy động trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng. Đây chính là cơ sở để thu hút khách hàng mới và gia tăng uy tín, vị thế của Ngân hàng.

Đa dạng kênh phân phối và phát triển hệ thống kênh phân phối Ngân hàng hiện đại. Việc làm này giúp mở rộng mạng lưới của Ngân hàng, giúp cho các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng dể dàng tiếp cận với khách hàng hơn. Bên cạnh đó cũng giúp Ngân hàng kịp thời nắm bắt những nhu cầu, đòi hỏi của khách hàng, từ đó kịp thời đưa ra những động thái phù hợp làm hài lòng khách hàng.

Hoàn thiện và phát triển dịch vụ chăm sóc khách hàng nhằm tạo sự thoải mái cho khách hàng khi sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng. Từ đó, tạo niềm

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Các câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hùng Vương hiện nay như thế nào?

- Kết quả đạt được, những điểm hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hùng Vương?

- Giải pháp nhằm tăng cường hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hùng Vương?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Nghiên cứu này sử dụng hai loại dữ liệu chính: thứ cấp và sơ cấp

Dữ liệu thứ cấp: Nghiên cứu hiệu quả hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại nói chung và Vietinbank Chi nhánh Hùng Vương nói riêng từ các báo cáo, tạp chí chuyên ngành về ngân hàng...

Thu thập từ Internet có được các thông tin về hoạt dộng huy động vốn của một số ngân hàng của các nước cũng như của các ngân hàng khác trong cả nước và những tư liệu liên quan đến đề tài.

Thu thập từ phòng kinh doanh các số liệu về kết quả hoạt động kinh doanh: Huy động vốn, dư nợ tín dụng, thu từ kinh doanh ngoại hối, tổng nợ xấu... Một số thông tin khác liên quan đến hoạt động huy động vốn được thu thập tại phòng tổ chức, phòng tổng hợp và ban lãnh đạo ngân hàng.

Dữ liệu sơ cấp: Để đánh giá được hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Hùng Vương, tiến hành thu thập dữ liệu thông qua xây dựng thang đo và thiết kế bảng câu hỏi nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn tại Vietinbank Chi nhánh Hùng Vương với đối tượng khảo sát là khách hàng tại Vietinbank Chi nhánh Hùng Vương.

Quan sát và tìm hiểu thực tế công tác huy động vốn tại ngân hàng.

2.2.1.1. Nghiên cứu sơ bộ các yếu tố ảnh hưởng tới tạo động lực hoạt động huy động vốn

Mục tiêu của việc nghiên cứu sơ bộ là có thể cung cấp hướng dẫn cho các thủ tục được sử dụng trong giai đoạn tiếp theo nghiên cứu mô tả. Do đó, tác giả thực hiện nghiên cứu sơ bộ nhằm hai mục tiêu chủ yếu như sau:

Nhằm xác định rõ nét và lựa chọn các yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới việc huy động vốn tại NHTMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Hùng Vương để phục vụ cho công tác nghiên cứu tiếp theo.

Thăm dò các phản ứng, thái độ và ý kiến đóng góp của cán bộ nhân viên, các nhà quản trị của ngân hàng, chuyên gia về các câu hỏi và cách đặt vấn đề của cuộc điều tra; để có được các điều chỉnh, hoàn thiện trước khi triển khai chính thức.

Biện pháp triển khai nghiên cứu sơ bộ

Đưa ra giả thiết, liệt kê danh sách các biến có ảnh hưởng tới huy động vốn tại NHTMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Hùng Vương. Những giả thiết này được hình thành thông qua việc tham khảo các sách về việc hiệu quả công tác huy động vốn và một số công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về vấn đề này.

Nội dung và kết quả của các nghiên cứu sơ bộ này sẽ là căn cứ cho việc phân tích, đánh giá thực trạng của Ngân hàng về công tác huy động vốn từ đó tác giả sẽ có các giải pháp cụ thể nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn. Điều này sẽ được trình bày ở các phần sau của luận văn.

2.2.1.2. Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên

Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên bao gồm các phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản, chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống, chọn mẫu cả khối, chọn mẫu phân tầng, chọn mẫu nhiều giai đoạn.

Để thực hiện luận văn này tác giả tiến hành chọn mẫu như sau:

- Tổng thể chung là các khách hàng của Ngân hàng TMCP Công Thương - Chi nhánh Hùng Vương trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

- Lựa chọn phương pháp chọn mẫu phân tầng, chia tổng số khách hàng của Ngân hàng TMCP Công Thương - Chi nhánh Hùng Vương thành 3 tổ bao gồm: Khách hàng là DN lớn (1), Khách hàng là DN vừa và nhỏ (2), Khách hàng cá nhân (3). Sau đó tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản ở từng tổ, số đơn vị chọn ra ở

mỗi tổ tuân theo tỷ lệ số đơn vị tổ đó chiếm trong tổng thể.

- Quy mô mẫu: dự kiến số lượng mẫu được chọn là 212 người. Phân bổ mẫu tỉ lệ thuận với quy mô của tổng thể, cỡ mẫu của từng tổ được xác định theo công thức sau: f N n N N n t t t  .  . Trong đó: t - Chỉ số thứ tự tổ (t = 1,2,3); n - Số đơn vị mẫu chung; nt - Số đơn vị mẫu của tổ t; N - Số đơn vị của tổng thể; Nt - Số đơn vị của tổ t;

f - Tỷ lệ mẫu (f = n/N = 0,01)

Bảng 2.1. Quy mô mẫu

Tổ Khách hàng Số lƣợng đơn vị chọn mẫu

1 DN lớn 13

2 DN vừa và nhỏ 32

3 KH cá nhân 167

Tổng số 212

2.2.1.3. Xây dựng thang đo và thiết kế bảng câu hỏi

a. Xây dựng thang đo

Khi xây dựng các thang đo lường cần phải đánh giá để đảm bảo chất lượng của đo lường. Đánh giá một thang đo lường dựa trên cơ sở 4 tiêu chuẩn cơ bản: độ tin cậy, giá trị, tính đa dạng, tính dễ trả lời. Trong quá trình đo lường luôn luôn tồn tại hai sai số là sai số hệ thống và sai số ngẫu nhiên. Việc giảm thiểu sai số liên quan đến thang đo lường. Một thang đo lường cung cấp những kết quả nhất quán qua những lần đo khác nhau được coi là có độ tin cậy. Đo lường đảm bảo độ tin cậy là cách loại trừ sai số ngẫu nhiên và cung cấp được dữ liệu tin cậy. Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng thang đó đo Likert 5 bậc trong việc đo lường các nhân tố

nhánh Hùng Vương.

Bảng 2.2. Thang đánh giá Likert

Mức Lựa chọn Khoảng Mức đánh giá

5 Rất tốt 4.20 – 5.00 Rất tốt

4 Tốt 3.40 – 4.19 Tốt

3 Khá 2.60 – 3.39 Khá

2 Trung bình 1.80 – 2.59 Trung bình

1 Yếu 1.00 – 1.79 Yếu

Với các yếu tố về đặc điểm cá nhân: được kết hợp sử dụng một số thang đo như thang đo định danh đối với các thông tin về giới tính, trình độ văn hóa.

b. Thiết kế bảng câu hỏi

Bảng câu hỏi là một công cụ dùng để thu thập dữ liệu. Bảng câu hỏi bao gồm một tập hợp các câu hỏi và các câu trả lời được sắp xếp theo logic nhất định. Bảng câu hỏi là phương tiện dùng để giao tiếp giữa người nghiên cứu và người trả lời trong tất cả các phương pháp phỏng vấn. Thông thường có 8 bước cơ bản sau đây để thiết kế một bảng câu hỏi:

Xác định các dữ liệu cần tìm: Dựa vào mục tiêu và nội dung nghiên cứu, để xác định cụ thể tổng thể nghiên cứu và nội dung các dữ liệu cần phải thu thập trên tổng thể đó; ở đây là đo lường các nhân tố tác động đến công tác huy động vốn tại NHTMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Hùng Vương.

Phác thảo nội dung bảng câu hỏi: Tương ứng với từng nội dung cần nghiên cứu, phác thảo các câu hỏi cần đặt ra. Cần sắp xếp các câu hỏi theo từng chủ điểm một cách hợp lý.

Chọn dạng cho câu hỏi: Có khá nhiều dạng câu hỏi dùng cho thiết kế bảng hỏi tuy nhiên ở đề tài này tác giả cho câu hỏi dạng thang đo thứ tự Likert với 5 mức thứ tự và; người trả lời chỉ việc đọc các nội dung và tích vào ô có thứ tự họ cho là phù hợp với quan điểm của mình.

Xác định từ ngữ thích hợp cho bảng câu hỏi

Xác định cấu trúc bảng câu hỏi: Tác giả sẽ sắp xếp các câu hỏi theo trình tự hợp lý. Câu hỏi này phải dẫn đến câu hỏi kế tiếp theo một trình tự hợp lý, theo một

dòng tư tưởng liên tục. Một vấn đề lớn nên phân ra nhiều vấn đề nhỏ. Trong các câu trả lời lại tiếp tục đặt ra câu hỏi phân nhánh để tiếp tục sàng lọc thông tin. Cấu trúc bảng câu hỏi: được bao gồm 5 phần:

- Phần mở đầu: Có tác dụng gây thiện cảm để tạo nên sự hợp tác của người trả lời lúc bắt đầu buổi phỏng vấn.

- Câu hỏi định tính: Có tác dụng xác định rõ đối tượng được phỏng vấn - Câu hỏi hâm nóng: Có tác dụng gợi nhớ để tập trung vào chủ đề mà bảng câu hỏi đang hướng tới.

- Câu hỏi đặc thù: Có tác dụng làm rõ nội dung cần nghiên cứu

- Câu hỏi phụ: Có tác dụng thu thập thêm thông tin về đặc điểm nhân khẩu người trả lời (giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp,..)

Thiết kế việc trình bày bảng câu hỏi: Các bảng hỏi được thiết kế trình bày trên 3 trang A4, với cấu trúc như đã trình bày, được gửi đính kèm qua thư điện tử và sau đó in trên giấy A4 để thuận tiện cho việc hỏi, lưu trữ và thống kê.

Điều tra thử để trắc nghiệm bảng câu hỏi: Sau khi thiết kế bảng hỏi được gửi trước cho 40 đáp viên (của cuộc điều tra thăm dò trước đây) để xin ý kiến họ một lần nữa và cũng để hiệu chỉnh bảng hỏi lần cuối cùng trước khi triển khai đại trà.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin

Thông qua việc thu thập các số liệu, tiến hành tổng hợp các số liệu, báo cáo của các ngân hàng thương mại trên địa bàn, số liệu của Vietinbank Chi nhánh Hùng Vương từ năm 2011 đến 2013.

Đồng thời tổng hợp lại các phiếu điều tra thành một bảng thống kê. Sau đó sẽ tiến hành phân tích kết quả tổng hợp đó.

Thông tin được tổng hợp vào máy tính phục vụ cho việc phân tích sau này sử dụng bộ công cụ Excel.

Các thông tin định tính sẽ được mã hóa trước khi nhập.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

Thông qua việc thu thập các số liệu, thông tin báo cáo của các ngân hàng thương mại trên địa bàn, số liệu của Vietinbank Chi nhánh Hùng Vương từ năm 2011 đến 2013 để so sánh từ đó thấy được những ưu điểm cũng như tồn tại của đơn vị. Nội dung cần so sánh:

So sánh số liệu đạt được qua các năm để thấy được những kết quả đạt được cũng như tồn tại khách quan và chủ quan ảnh hưởng tới huy động vốn tại Chi nhánh Hùng Vương.

So sánh số liệu với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn qua đó thấy được điểm mạnh, điểm yếu của đơn vị trong hoạt động huy động vốn từ đó tìm được hướng đi đúng nhất trong chiến lược cạnh trạnh mở rộng thị phần.

Thông qua phiếu điều tra thấy mức độ phục vụ của Vietinbank Hùng Vương đối với lĩnh vực huy động vốn theo mức độ tin cậy, năng lực phục vụ, mức độ đáp ứng, cơ sở vật chất…

Phương pháp phân tổ thống kê

Phân tổ thống kê phân chia tổng thể thống kê thành các tổ (tiểu tổ) có tính chất khác nhau (phân chia theo loại tiền, chia theo thời hạn huy động vốn, chia theo loại hình...) để hệ thống hoá và tổng hợp số liệu thu thập được, phân chia theo các tiêu thức, chỉ tiêu phù hợp với mục đích, nội dung nghiên cứu.

Phân tổ thống kê là phương pháp cơ bản của tổng hợp thống kê, là một trong những phương pháp quan trọng của phân tích thống kê, đồng thời là cơ sở để vận dụng các phương pháp phân tích thống kê khác.

Phương pháp đồ thị thống kê

Phương pháp đồ thị thống kê là phương pháp trình bày và phân tích các thông tin thống kê bằng các biểu đồ, đồ thị và bản đồ thống kê (biểu đồ cơ cấu ngành, đồ thị tốc độ tăng trưởng, tổng giá trị sản phẩm...) sử dụng con số kết hợp với các hình vẽ, đường nét và màu sắc để trình bày các đặc điểm số lượng của nội dung nghiên cứu. Chính vì vậy, ngoài tác dụng phân tích giúp ta nhận thức được những đặc điểm cơ bản của hiện tượng bằng trực quan một cách dễ dàng và nhanh chóng, đồ thị thống kê còn là một phương pháp trình bày các thông tin thống kê một cách khái quát và sinh động, chứa đựng tính mỹ thuật; thu hút sự chú ý của người đọc, giúp người xem dễ hiểu, dễ nhớ.

Phương pháp phân tích dãy số biến động theo thời gian

Dãy số biến động theo thời gian (còn gọi là dãy số động thái) là dãy các trị số của một chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian, dùng để phản ánh quá trình phát triển của hiện tượng. Trong dãy số biến động theo thời gian có hai yếu tố:

thời gian và chỉ tiêu phản ánh hiện tượng nghiên cứu. Thời gian trong dãy số có thể là ngày, tháng, năm... tuỳ mục đích nghiên cứu; chỉ tiêu phản ánh hiện tượng nghiên cứu có thể biểu hiện bằng số tuyệt đối, số tương đối hay số bình quân.

Căn cứ vào đặc điểm của dãy số biến động theo thời gian ta có thể vạch rõ xu hướng, tính quy luật phát triển của hiện tượng theo thời gian và từ đó có thể dự đoán khả năng hiện tượng có thể xảy ra trong tương lai.

Các trị số của chỉ tiêu trong dãy số thời gian phải thống nhất về nội dung; phương pháp và đơn vị tính; thống nhất về khoảng cách thời gian và phạm vi không gian nghiên cứu để bảo đảm tính so sánh được với nhau.

Phương pháp chỉ số

Phương pháp chỉ số là biểu hiện về lượng của các phần tử trong hiện tượng phức tạp được chuyển về dạng chung có thể trực tiếp cộng hoặc so sánh được với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh hùng vương phú thọ​ (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)