Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh hùng vương phú thọ​ (Trang 114 - 121)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Là cơ quan quản lý, điều hành toàn bộ hệ thống Ngân hàng TMCP Công Thương, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam có trách nhiệm trong việc hoạch định chính sách, xây dựng quy chế và kế hoạch phát triển của toàn hệ thống, làm cơ sở cho việc xây dựng các kế hoạch kinh doanh trong đó có kế hoạch phát triển nguồn vốn của các chi nhánh trong hệ thống .

Để cho các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hùng Vương thực hiện được cần thiết phải có sự hỗ trợ, tác động, giúp đỡ của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.

Hỗ trợ công tác đào tạo và đào tạo lại kể cả trong nước và ngoài nước, đặc biệt là các nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng hiện đại, kịp thời có các văn bản làm căn cứ pháp lý và cơ sở nghiệp vụ để mở rộng các sản phẩm, dịch vụ.

Bổ sung lao động đảm bảo đủ biên chế để hoàn thành công việc, hạn chế tình trạng làm việc quá tải hoặc kiêm nhiệm nhiều vị trí công việc, tạo điều kiện về thời gian cho cán bộ nhân viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn .

Tăng cường cơ sở vật chất, đảm bảo đủ mặt bằng giao dịch, tăng cường theo hướng hiện đại hoá các trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

Bên cạnh đó Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam cần phải thể hiện vai trò quản lý, chỉ đạo toàn bộ hệ thống qua các việc làm sau :

Thường xuyên tổ chức hội thảo trao đổi kinh nghiệm hoạt động giữa các chi nhánh, thu thập ý kiến đóng góp và những kiến nghị từ cơ sở góp phần đề ra các văn bản phù hợp với thực tế hiện nay, nhất là các quy trình nghiệp vụ thực hiện trong thực tế nếu không được xây dựng sát thực và phù hợp sẽ làm cho các chi nhánh hoạt động hết sức khó khăn vì thực tế không đáp ứng được các yêu cầu đề ra của các quy định, trong khi các chi nhánh cũng không dám vận dụng hoặc vi phạm các quy định đó.

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam cần xây dựng định hướng chiến lược kinh doanh toàn ngành, phù hợp với thực tế từng địa phương. Do điều kiện các đơn vị khác nhau nhất là sự khác nhau về điều kiện môi trường giữa khu vực miền núi, hải đảo, nông thôn với thành thị hoặc đặc thù khu vực thường xuyên thiên tai lũ lụt… Do đó định hướng, chiến lược kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam cũng nhất thiết phải lưu ý đến thực tế, điều kiện môi trường cũng như điều kiện phát triển kinh tế của các đơn vị thành viên.

Tăng cường đầu tư trang thiết bị, nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin để từng bước hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. Việc hiện đại hoá công nghệ ngân hàng từng chi nhánh không thể tự thực hiện được vì không có nguồn vốn, mặt khác nếu có sẽ không đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và sẽ không vận hành được. Do đó Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam cần phải chỉ đạo trong việc nghiên cứu, đầu tư hiện đại hoá công nghệ ngân hàng.

KẾT LUẬN

Việc nghiên cứu giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại NHTM có ý nghĩa to lớn bởi vốn là yếu tố không thể thiếu được trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Vốn là nhân tố để Ngân hàng giúp khách hàng của mình có thể đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, góp phần vào sự phát triển của các doanh nghiệp và sự phát triển của nền kinh tế, đồng thời cũng tạo nên sự phát triển của Ngân hàng. Việc đánh giá hiệu quả hoạt động vốn phải được xem xét dưới nhiều góc độ và luôn gắn liền với hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Theo đó tăng cường huy động vốn không phải lúc nào cũng là huy động được càng nhiều vốn càng tốt mà phải được hoạch định chiến lược phù hợp với quy mô, cơ cấu, chất lượng của tài sản, mục tiêu an toàn và sinh lợi của bản thân Ngân hàng. Do đó, trong từng giai đoạn nhất định có thể tăng cường huy động vốn này nhưng lại hạn chế nguồn vốn khác, điều này đòi hỏi các ngân hàng phải chủ động sử dụng có hiệu quả chiến lược, chính sách áp dụng cho huy động vốn. Vì vậy, việc nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hùng Vương thực sự có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.

NHTMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hùng Vương đã và đang từng bước nâng cao công tác huy động vốn, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh của Chi nhánh và đóng góp vào sự phát triển kinh tế của địa phương và đất nước. Tuy nhiên, để giải quyết hoàn chỉnh các vấn đề liên quan tới hiệu quả huy động vốn đòi hỏi không chỉ nỗ lực của bản thân Chi nhánh mà cần có sự hợp tác của các cơ quan, ban ngành khác trong nền kinh tế.

Trong phạm vi nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành những nội dung sau: Thứ nhất, đưa ra những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động huy động vốn và hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng thương mại. Nội dung cơ bản: khái niệm về huy động vốn của NHTM, đặc điểm, các hình thức huy động, vai trò tầm quan trọng và các nhân tố ảnh hưởng tới việc nâng cao hiệu quả huy động vốn, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của NHTM. Đây là những nội dung quan trọng tạo cơ sở cho những phân tích tiếp theo của luận văn.

Thứ hai, cung cấp số liệu, phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả huy động vốn tại NHTMCP Công thương Chi nhánh Hùng Vương. Nội dung gồm: đặc điểm chính của ngân hàng, các chính sách huy động vốn được áp dụng, số liệu về doanh số cho vay và huy động, về chi phí và lãi suất huy động bình quân của ngân hàng;

các đánh giá của khách hàng về nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng; từ đó đưa ra những kết quả đạt được cũng như các hạn chế và nguyên ngân để tìm các biện pháp khắc phục có hiệu quả.

Thứ ba, trên cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu đã đưa ra được các cơ sở thực tiễn phải nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh, các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh. Các giải pháp cụ thể là: giải pháp về con người, giải pháp về hoạch định và thực hiện chiến lược huy động vốn gồm các chính sách về lãi suất, về khách hàng, về các hình thức huy động.

Vấn đề nâng cao hiệu quả huy động vốn vẫn là một vấn đề rộng lớn và phức tạp, phụ thuộc rất nhiều cả vào yếu tố chủ quan của ngân hàng cũng như khách quan của môi trường kinh doanh và nền kinh tế thị trường. Các giải pháp được đưa ra trong luận văn rất mong có thể góp một phần nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hùng Vương.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Brian Walter (2008), Sự sụp đổ của Northern Rock, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội.

2. Chính phủ (1999), Nghị định 89/1999/NĐ-CP ngày 01/09/1999 của Chính phủ về bảo hiểm tiền gửi, Hà Nội

3. Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ (2012), Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ 2011, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

4. Frederic S. Mishkin (2001), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

5. Học viện Ngân hàng (2005), Giáo trình Kế toán ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

6. Học viện Ngân hàng (2009), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

7. ISO (2005), ISO9000:2005 Quality management systems, Fundamentals and vocabulary 3rd.

8. Lưu Văn Nghiêm (2008), Giáo trình Marketing dịch vụ, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

9. Ngân hàng Nhà nước (2010), Thông tư 20/2010/TT-NHNN của NHNN Việt Nam về Hướng dẫn thực hiện các biện pháp điều hành công cụ chính sách tiền tệ để hỗ trợ tổ chức tín dụng cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn, Hà Nội. 10. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (2012, 2013, 2014), Báo cáo thường niên

- Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2012, 2013, 2014, Hà Nội.

11. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Chi nhánh Hùng Vương (2012, 2013, 2014), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2012, 2013, 2014, Phú Thọ. 12. Nguyễn Quang Thái (2011), Vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, Doanh nhân

Sài Gòn.

13. Peter S.Rose (2001), Quản trị ngân hàng thương mại - Commercial bank management (Xuất bản lần thứ tư), Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

14. Quốc hội Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1998), Luật các Tổ chức tín dụng, Hà Nội.

15. Quốc hội Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các Tổ chức tín dụng, Hà Nội.

PHỤ LỤC

PHIẾU ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HUY ĐỘNG VỐN

Chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Hùng Vương - Phú Thọ”. Kết quả điều tra sẽ chỉ sử dụng vì mục đích khoa học của đề tài nghiên cứu. Thông tin về người được xin ý kiến đánh giá sẽ được giữ kín và chỉ được công bố khi có sự đồng ý của người đó.

.

I – THÔNG TIN CHUNG VỀ NGƢỜI TRẢ LỜI PHỎNG VẤN

Họ và tên

 Ông/  Bà: ………...

Địa chỉ: Phường/Xã: ……… Huyện/Thị xã: ………

Tỉnh/TP thuộc TW: ……… Độ tuổi:  Dưới 25 tuổi  Từ 25 đến dưới 40  Từ 40 đến 60 tuổi  Trên 60 tuổi Nghề nghiệp:  Công chức, viên chức NN  Cán bộ, nhân viên DN  Hộ gia đình, hưu trí  Khác …………. Vị trí công tác  Lãnh đạo  Nhân viên

Trình độ  Thạc

sỹ/tiến sỹ  Đại học  Cao đẳng

 Khác …………. Thời gian có quan

hệ giao dịch với ngân hàng

 Dưới 1 năm  Từ 1 đến dưới 3 năm

 Từ 3 năm

đến 5 năm  Trên 5 năm

II – ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC HUY ĐỘNG VỐN

Đề nghị dùng mức độ sau đây để đánh giá về thực trạng các yếu tố tác động đến năng lực công tác huy động vốn mà Ông/ Bà cảm nhận được, Đánh dấu (x) vào cột điểm số mà Ông/ Bà lựa chọn theo các mức được đưa ra dưới đây:

Điểm 1 2 3 4 5

Chỉ tiêu Điểm

5 4 3 2 1

1. Cơ chế, chính sách tín dụng

1.1. Thông tin về lãi suất là rõ ràng

1.2. Lãi suất tiền gửi được điều chỉnh kịp thời và có sức cạnh tranh

1.3. Lãi suất cạnh tranh

1.4. Thủ tục giao dịch thuận lợi. 1.5.Thời gian giao dịch nhanh

1.6. Các hình thức huy động đa dạng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng

1.7. Quy trình thủ tục liên quan đến việc gửi tiền đơn giản, thuận tiện

1.8. Việc đáp ứng nhu cầu vốn trước hạn nhanh chóng, kịp thời cho khách hàng (Rút tiền trước hạn, vay cầm cố chiết khấu)

2. Đội ngũ nhân viên ngân hàng

2.1. Nhân viên có tư vấn, hướng dẫn và giải thích rõ ràng cho KH

2.2. Nhân viên luôn tiếp thu, lắng nghe ý kiến phản hồi của KH

2.3. Nhân viên không có sự phân biệt đối xử, thường quan tâm chú ý đến khách hàng

2.4. Nhân viên hiểu được những nhu cầu đặc biệt của khách hàng

2.5. Nhân viên ngân hàng sẵn sàng phục vụ 2.6. Nhân viên giao dịch có kiến thức, kỹ năng và khả năng truyền đạt, giới thiệu sản phẩm dịch vụ tốt

2.7.Nhân viên giao dịch có phong cách giao dịch văn minh, lịch sự

Chỉ tiêu Điểm 3. Công nghệ

3.1. Ngân hàng có trang thiết bị, công nghệ hiện đại 3.2. Tốc độ hỗ trợ nhanh chóng

3.3. Tính bảo mật tuyệt đối

3.4. Các ứng dụng của sản phẩm dùng cộng nghệ hiện đại, chính xác

4. Sản phẩm và mạng lƣới phân phối

4.1. Sản phẩm đa dạng

4.2. Nhiều chúng loại tín dụng

4.3. Thời gian cho vay phù hợp với từng loại sản phẩm và đối tượng

4.4. Khách hàng dễ dàng tiếp cận với tất cả các sản phẩm tín dụng

4.5. Địa điểm giao dịch thuận tiện

4.6. Mạng lưới giao dịch hợp lý và rộng khắp

5. Công tác marketing

5.1. Hình ảnh, uy tín của ngân hàng luôn được chú trọng

5.2. Các chương trình khuyến mại hấp dẫn 5.3. Công tác quảng cáo về các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng là hợp lý

5.4. Thời gian giao dịch thuận tiện

5.5. Những khiếu nại được giải quyết nhanh chóng, hợp lý

5.6. Cơ sở vật chất đầy đủ, bố trí chỗ ngồi tốt, đầy đủ cho khách hàng

5.7. Tờ rơi, tài liệu, ấn chỉ tiền gửi đẹp, đầy đủ thông tin và sẵn có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh hùng vương phú thọ​ (Trang 114 - 121)