5. Kết cấu của luận văn
3.2.5. Khả năng sinh lời của vốn huy động
Bảng 3.10. Khả năng sinh lời của vốn huy động giai đoạn 2012 - 2014
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Lợi nhuận đã trích DPRR 45 53 37
Vốn huy động 909 1035 1270
Lợi nhuận/Vốn huy động (%) 4,95 5,12 2,91
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hùng Vương năm 2012 - 2014)
Khả năng sinh lời vốn huy động của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hùng Vương tăng năm 2013 nhưng giảm mạnh vào năm 2014, một đồng vốn huy động của ngân hàng trong quá trình hoạt động kinh doanh tạo ra trên dưới 0,5 đồng lợi nhuận trong các năm 2012, 2013, tuy nhiên đến năm 2014 hệ số này giảm còn có 0,29 đồng lợi nhuận trên 1 đồng vốn. Điều này dễ hiểu nếu ta xem xét ngay hệ số cho vay trong các bảng trên, xét về giá trị tuyệt đối thì tăng, nhưng về tỷ lệ lại giảm vì trong năm 2014 một số vốn huy động ngắn hạn phải chuyển sang cho vay trung, dài hạn làm tăng chi phí huy động vốn. Việc sử dụng vốn có đảm bảo hiệu quả kinh doanh cũng như tuân theo quy định ngân hàng nhà nước hay không. Nếu cho vay dài hạn bằng nguồn huy động vốn ngắn hạn quá nhiều sẽ dễ dẫn tới rủi ro mất khả năng thanh toán, mặt khác về mặt kinh tế là không hiệu quả vì huy động ngắn hạn phải có dự trữ bắt buộc mà khoản này thì không sinh lời trong khi đó nếu sử dụng nguồn vốn dài hạn thì không phải dự trữ thanh toán mà có thể được phép sử dụng hết 100%. Tỷ lệ này thấp cho thấy hiệu quả sử dụng vốn huy động của ngân hàng là thấp, vì vậy Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hùng Vương cần phải có những giải pháp để nâng cao hiệu quả huy động vốn của ngân hàng.