5. Kết cấu của luận văn
4.3.1. Kiến nghị với Chính phủ
Chính phủ cần quản lý tốt nền kinh tế vĩ mô trong đó quan trọng nhất là kiềm chế lạm phát ở mức hợp lý để không làm ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của các thành phần kinh tế cũng như khả năng kiểm soát của chính phủ đối với hoạt động ngân hàng. Nếu có được sự ổn định của nền kinh tế không có lạm phát, khủng hoảng thì sẽ làm cho các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả hơn thu nhập của người dân cũng ổn định hơn, từ đó hoạt động huy động vốn của ngân hàng cũng đạt được hiệu quả cao hơn.
Phối hợp với các cơ quan chức năng của mình đảm bảo điều tiết một nền kinh tế phát triển ổn định, tránh các đột biến làm giảm bất thường giá trị đồng tiền, đặc biệt là các khoản tiền gửi tại ngân hàng, dù là dưới hình thức nào. Thông qua việc kiểm soát tốc độ lạm phát, Nhà nước đã góp phần bảo đảm sức mua của đồng tiền không bị suy giảm, nghĩa là giá trị thực tế ổn định làm cho người dân tin tưởng vào đồng tiền, vì một người sẽ không ngần ngại gửi một món tiền vào ngân hàng khi họ tin tưởng rằng sau thời gian nhất định sẽ thu về khoản tiền có giá trị cao hơn so với giá trị gửi trước kia. Mặt khác, thông qua việc xác định tỷ giá hợp lý sẽ giảm thiểu hiện tượng đầu cơ ngoại tệ... thu hẹp phạm vi hoạt động của ngoại tệ, mở rộng
phạm vi lưu hành VND góp phần vào việc kiềm chế lạm phát một cách hiệu quả và chính xác, xây dựng lãi suất phù hợp và giữ vững ổn định tiền tệ.
Hoạt động của NHTM vẫn nằm trong môi trường pháp lý do Nhà nước quy định, chịu sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật về kinh doanh ngân hàng; Đòi hỏi Nhà nước phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của mình xây dựng được môi trường pháp lý ổn định, đồng bộ, bảo vệ người gửi tiền, nghĩa là các điều khoản của Luật, Bộ luật liên quan, cũng như các văn bản pháp quy ngang hoặc dưới luật hiện hành phải đảm bảo số tiền khách hàng gửi vào ngân hàng được bảo toàn và tăng trưởng. Việc ban hành hệ thống pháp lý đồng bộ, rõ ràng sẽ tạo niềm tin cho dân chúng, đồng thời với những quy định khuyến khích của Nhà nước sẽ tác động trực tiếp đến việc điều chỉnh quan hệ giữa người tiêu dùng và người tiết kiệm, chuyển một phần tiêu dùng sang đầu tư, chuyển dần cất trữ dưới dạng vàng, ngoại tệ, bất động sản sang đầu tư vào sản xuất, kinh doanh hay gửi tiền vào ngân hàng.
Cần tạo nên thị trường vốn có quy mô và hoạt động có hiệu quả để tập trung được các nguồn vốn nhỏ lẻ và phân tán như hiện nay trên nước ta.
Giải toả vốn bị đóng băng trong các doanh nghiệp quốc doanh làm ăn kém hiệu quả để giảm bớt rủi ro cho các NHTM. Và thường xuyên kiểm tra giám sát để thực hiện kịp thời rút vốn đầu tư ra khỏi doanh nghiệp không thuộc ngành nghề xương sống của nền kinh tế.
Chính phủ cần hoàn thiện hơn nữa chính sách thuế thật chặt chẽ để đem lại thu nhập cho nhà nước và cũng tạo nên sự công bằng thúc đẩy hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Bởi sự tồn tại của ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào sự hưng thịnh của nền kinh tế.
Chính phủ cần có những chính sách khuyến khích phát triển và sử dụng nhiều chính sách ưu đãi cho các ngành sản xuất sản phẩm tiêu dùng. Từ đó tạo nên điều kiện giảm dần giá các sản phẩm hàng hoá thiết yếu để nâng cao đời sống và thu nhập của người dân. Đây cũng là cơ sở quan trọng để các ngân hàng thu hút vốn từ dân cư, hiện đang có rất nhiều tiềm năng chưa được khai thác triệt để.