5. Kết cấu của luận văn
1.2.2. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chứ cở một số
phương ở Việt Nam
1.2.2.1. Thành phố Đà Nẵng
Một trong mười sự kiện nổi bật nhất thành phố năm 2009 chính là Đề án “Tạo nguồn cán bộ cho chức danh Bí thư Đảng ủy và Chủ tịch UBND phường, xã trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” (Đề Án 89) do Ban tổ chức Thành ủy chủ trì. Thực hiện thành công Đề án này, thành phố không chỉ xây dựng được đội ngũ lãnh đạo giỏi về chuyên môn mà còn vững vàng về bản lĩnh chính trị, phong cách làm việc chuyên nghiệp, hiện đại, thích ứng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của xã hội. Sau 2 khóa học, Đề án 89 đã đào tạo được 136 cán bộ trẻ có năng lực và nhiệt huyết, trong số đó có 62 người hiện nắm giữ vị trí chủ chốt, tạo luồng gió mới trong công tác cán bộ.
Xây dựng được đội ngũ cán bộ phường, xã giỏi về chuyên môn nghiệp vụ đã khó, để giữ chân người tài làm việc tại cơ sở càng khó hơn. Ngoài các quy định hiện hành, thành phố còn hỗ trợ thêm một số chế độ, chính sách để cán bộ, công chức và những người không hoạt động chuyên trách cải thiện đời sống, yên tâm công tác như: quy định phụ cấp chức vụ lãnh đạo hằng tháng cho chỉ huy trưởng quân sự phường, xã và trưởng công an xã; tăng 10% phụ cấp kiêm nhiệm cho cán bộ, công chức kiêm nhiệm các chức danh và tăng 30% phụ cấp kiêm nhiệm cho bí thư đồng thời là chủ tịch UBND phường, xã; phụ cấp hằng tháng cho người làm công tác tôn giáo, người làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; tăng thêm mức phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách theo trình độ chuyên môn. Bên cạnh đó những người hoạt động không chuyên trách được tham gia đóng BHXH bắt buộc và hưởng các chế độ bảo hiểm khác như cán bộ, công chức phường, xã…
Thành phố cũng đã hỗ trợ kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương để khuyến khích 18 cán bộ, công chức phường, xã không đủ chuẩn nghỉ việc và cán bộ có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi do không đủ điều kiện tham gia cấp ủy phường xã trong nhiệm kỳ 2010-2015.
Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp đáp ứng yêu cầu tình hình mới là 1 trong 3 vấn đề mà Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng Đảng đặt
ra.Xác định rõ vai trò và tầm quan trọng chiến lược của công tác cán bộ, những năm qua, thành phố Đà Nẵng luôn quan tâm đổi mới công tác này. Với nhiều chính sách, cách làm mang tính đột phá, thành phố Đà Nẵng đã xây dựng được nguồn cán bộ đáp ứng yêu cầu xây dựng thành phố phát triển, văn minh, hiện đại.
Thành phố Đà Nẵng là địa phương tiên phong thực hiện nhiều chính sách “chiêu hiền, đãi sỹ, trọng dụng nhân tài”. Từ năm 2006, thành phố này đã mạnh dạn thí điểm thực hiện việc thi tuyển chức danh cán bộ lãnh đạo quản lý. Mỗi Thành ủy viên giới thiệu 2 cán bộ trẻ để lựa chọn, quy hoạch cán bộ dự nguồn các chức danh cấp thành phố. Cách làm này tạo cơ hội để những người trẻ tuổi tự khẳng định, phát huy sức trẻ và khắc phục tình trạng “sống lâu lên lão làng”.
Những năm qua, Đà Nẵng đã đầu tư gần 600 tỷ đồng đưa hơn 600 học viên đi đào tạo đại học, sau đại học ở trong và ngoài nước theo Đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Thành phố Đà Nẵng đã và đang triển khai nhiều chính sách, đề án mang tính đột phá nhằm tạo ra nguồn cán bộ “vừa hồng vừa chuyên”. Đà Nẵng sẽ sớm hoàn thiện tiêu chí về tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý, tiêu chuẩn về tuyển dụng công chức, viên chức, đưa đi đào tạo, bồi dưỡng theo các chức danh quy hoạch... Cùng với đó, thành phố tiếp tục thực hiện có hiệu quả các Đề án như: Đề án 89 về đào tạo cán bộ chủ chốt ở cấp cơ sở; Đề án cán bộ nữ; Đề án 34 thu hút sinh viên khá giỏi về công tác tại xã, phường… Đặc biệt là Đề án nguồn nhân lực chất lượng cao tiếp tục được Thành ủy Đà Nẵng xác định là một trong 3 hướng đột phá chiến lược để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém. Thành phố Đà Nẵng đã và đang thực hiện nhiều giải pháp mang tính đột phá trong công tác cán bộ, góp phần quyết định sự thành bại của quá trình xây dựng thành phố Đà Nẵng giàu đẹp, an bình, văn minh, hiện đại.
(Nguồn: http://baodanang.vn/channel/5520/201009/dao-tao-bi-thu-chu-tich
xa-phuong-dot-pha-ve-cong-tac-can-bo-2005388/)
1.2.2.2. Thành phố Hải Phòng
Thành ủy Hải Phòng đã phê duyệt Đề án tạo nguồn cán bộ các chức danh chủ chốt cấp ủy, chính quyền xã, phường, thị trấn. Theo đó sẽ đào tạo 150 học viên có trình độ đại học đảm bảo đủ tiêu chuẩn để tạo nguồn quy hoạch cho chức danh bí
thư Đảng ủy, chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn hoặc nhất thể hóa 2 chức danh này (Bí thư kiêm chủ tịch UBND xã) và đến nhiệm kỳ 2015-2020, hầu hết số ứng cử viên tham gia Đề án được bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử chức danh Bí thư Đảng ủy, chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn.
Nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ cấp xã ngày càng nâng cao về trình độ và trẻ hóa về độ tuổi. Thảnh ủy đã phê duyệt Đề án tạo nguồn cán bộ các chức danh chủ chốt cấp ủy, chính quyền xã, phường, thị trấn. Các học viên khi tham gia khóa học này đều là người có hộ khẩu Hải Phòng. Đối tượng tuyển sinh là công chức đang tham gia tại xã, phường, thị trấn và sinh viên mới ra trường, độ tuổi dưới 30. Sau khi các học viên ra trường, thành phố sẽ gửi các em về địa phương mình công tác. Chế độ đãi ngộ đối với các học viên là được hỗ trợ tiền sinh hoạt bằng 25-30% lương cơ bản từ ngân sách thành phố; đối với học viên là sinh viên ra trường sẽ được hưởng lương bằng 85% của hệ số 2.34, thời gian học tập sẽ được tính bằng thời gian công tác liên tục và thời gian nâng lương; học viên thuộc diện đang công tác được hưởng nguyên lương cùng các khoản phụ cấp khác; được cấp học bổng và được kết nạp đảng nếu rèn luyện tốt.
Có thể nhận thấy việc đãi ngộ đối với học viên tham gia đề án đã thu hút các bạn trẻ tốt nghiệp các trường đại học trong cả nước là người Hải Phòng.
Việc tổ chức đào tạo tiền hành tập trung tại Trường chính trị Tô Hiệu liên tục trong thời gian 15 tháng (tính cả thời gian đi thực tập ở cơ sở và viết thu hoạch, kiểm tra cuối khóa). Nội dung khóa học đảm bảo chương trình theo quy định, đồng thời phù hợp với đối tượng, phục vụ yêu cầu công tác của cơ sở, đặc biệt chú ý đến nội dung bồi dưỡng về nghiệp vụ công tác và bổ sung kinh nghiệm thực tiễn tại cơ sở.
(Nguồn: http://www.anhp.vn/van-de-du-luan-quan-tam/201101/tao-nguon-can-bo- lanh-dao-cap-xa-duoi-30-tuoi-459590/)
1.2.2.3. Tỉnh Phú Yên
UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1109/2010/QĐ-UBND ngày 10/8/2010 quy định chính sách thu hút trí thức trẻ về công tác ở xã, phường, thị trấn.; Các sinh viên khi được tuyển dụng làm công chức cấp xã, theo đề án Thu hút trí thức trẻ của tỉnh, khi nhận nhiệm vụ ngoài các chế độ tiền lương, phụ cấp được hưởng theo quy định hiện hành của Nhà nước còn được hưởng các quyền lợi sau:
Đối với sinh viên có hộ khẩu thường trú tại các xã, phường, thị trấn tuyển dụng thì được hỗ trợ một lần là 2 triệu đồng/người. Nếu khác xã, phường, thị trấn nhưng cùng huyện, thị xã, thành phố mà có cự ly từ nhà ở đến nơi làm việc (UBND xă, phường, thị trấn) 5km đến 10km được hỗ trợ một lần là 3 triệu đồng/người và có cự ly trên 10km được hỗ trợ một lần là 4 triệu đồng/người.
Người được tuyển dụng có hộ khẩu thường trú tại các huyện, thị xã, thành phố khác huyện, thị xã, thành phố tuyển dụng thì được hỗ trợ một lần như sau: Công tác tại các xã, phường, thị trấn thuộc huyện đồng bằng là 5 triệu đồng/người; công tác tại các xã, phường, thị trấn thuộc huyện miền núi là 8 triệu đồng/người; thuộc 36 xã khó khăn theo Quyết định 30/2007/QĐ-TTg ngày 5/3/2007 của Thủ tướng Chính Phủ là 12 triệu đồng/người.
Những người được tuyển dụng được hỗ trợ sinh hoạt phí ngoài tiền lương hiện hưởng trong thời gian 12 tháng kể từ ngày nhận công tác đối với khu vực thành phi, thị xã, thị trấn với mức 200.000đ/người/tháng; đối với khu vực nông thôn là 350.000đ/người/tháng; đối với 36 xã thuộc vùng khó khăn theo Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg được hỗ trợ mức 600.000đ/người/tháng. Bên cạnh đó, các trí thức trẻ này được hưởng 100% mức lương bậc 1 của ngạch được tuyển dụng; được ưu tiên đào tạo lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ để quy hoạch, tạo nguồn cán bộ lâu dài cho cấp xã, cấp huyện. Sinh viên được tuyển dụng nếu có yêu cầu công tác lâu dài ở cấp xã thuộc vùng nông thôn, miền núi từ 10 năm trở lên được xem xét bán đất để xây dựng nhà ở không qua đấu giá. Sau 5 năm công tác trở lên, hoàn thành tốt nhiệm vụ thì được cơ quan có thẩm quyền xem xét chuyển thành công chức từ cấp huyện trở lên.
(Nguồn:http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Quyet-dinh-1109- 2010-QD-UBND-chinh-sach-thu-hut-tri-thuc-tre/111919/noi-dung.aspx)
1.2.2.4. Tỉnh Thái Bình
Lâu nay khu vực xã, phường, thị trấn thường bị xem là nơi “ít việc” cho nên cán bộ xã, phường chỉ cần dân tín nhiệm bầu, trình độ xếp thứ yếu.
Thái Bình cũng không ngoại lệ. Vì vậy vào những năm 1997, 1998 khi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa được đẩy mạnh ở khu vực nông thôn, trước
những vấn đề mới mẻ về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, quản lý hành chính, đất đai, an ninh trật trật tự, nhiều cán bộ cơ sở ở đây lúng túng, đưa ra những quyết định sai lầm, ảnh hưởng quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, gây mất lòng tin trong nhân dân.
Yêu cầu đặt ra là phải thay đổi nhận thức về vai trò, vị trí của đội ngũ cán bộ cấp xã, phường, thị trấn. Để đổi mới tư duy và cũng là thực hiện bước đột phá nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ cấp xã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, Tỉnh ủy Thái Bình đã xây dựng Đề án số 2, phấn đấu tất cả cán bộ chủ chốt và cán bộ làm công tác chuyên môn phải có trình độ cao đẳng hoặc đại học, có tư duy về quản lý kinh tế, quản lý nhà nước; thành thạo tin học, có vốn ngoại ngữ cơ bản. Do bất cập của đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn lúc ấy nên khi triển khai đề án gặp nhiều khó khăn. Hầu hết số cán bộ xã, phường tuổi cao, trình độ hạn chế nên ngại học.
Việc đào tạo cán bộ phải theo quy định cuả Bộ Giáo dục và Đào tạo cho nên cán bộ xã, phường ít có tiêu chuẩn phù hợp. Để giải quyết vướng mắc này. Tỉnh ủy đã chỉ đạo tất các đảng ủy cơ sở xã, phường, thị trấn rà soát , thống kê, lập kế hoạch đào tạo theo phương thức “cầm tay chỉ việc”, nghĩa là sẽ đào tạo những gì mà cán bộ địa phương đang thiếu và yếu.
Để đảm bảo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tỉnh ủy chỉ đạo Trường Cao đẳng Kinh tế- Kỹ thuật Thái Bình xây dựng chương trình, kế hoạch, nội dung ôn thi, đồng thời giải quyết mọi chế độ theo quy định của tỉnh đối với cán bộ đi học. Phương châm của nhà trường là “Đào tạo cái mà xã hội cần, tri thức mà người học cần chứ không đào tạo cái mà trường có”. Cán bộ xã, phường, thị trấn hôm nay phải có chuyên môn sâu cùng kiến thức tổng hợp mới có thể đạt hiệu quả cao trong công việc.
Những biện pháp này đã động viên, khuyến khích, tạo không khí sôi nổi, phấn đấu học tập trong đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn.
Để làm được điều này, nhà trường mạnh dạn bổ sung một số môn học gắn với thực tế công việc tại xã, phường, thị trấn như: luật kỹ thuật nông nghiệp, công tác khuyến nông, quản lý nhà nước và tin học văn phòng, xây dựng đảng, vận động quần chúng, quản lý kinh tế nông nghiệp, quản trị kinh doanh nông nghiệp, ma- két- tinh nông nghiệp…Tùy chuyên ngành học viên đăng ký để có thể điều chỉnh phù hợp. Năm
kỹ năng nhà trường coi trọng rèn học viên là: nghiệp vụ chuyên môn, viết tổng hợp báo cáo, quan hệ giao tiếp, thu nhận và xử lý thông tin, xử lý các tình huống.
Nhà trường hướng dẫn học viên chọn đề tài viết tiểu luận, luận văn là những vấn đề đang đặt ra tại cơ sở như xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, quản lý đất đai, phát triển làng nghề…Việc bảo vệ luận văn được tổ chức ngay tại địa phương, có cấp ủy tham gia phản biện. Cách làm này buộc học viên phải nắm rõ tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương, tránh được tình trạng sao chép luận văn, tiểu luận, rèn luyện kỹ năng xử lý các vấn đề mới đặt ra ở cơ sở.
Sau khi tập trung thực hiện Đề án 26 cùng với nhiều chương trình đào tạo khác, trình độ, năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ cở sở của Thái Bình đã được nâng cao. Tuy nhiên, vẫn còn những khó khó khăn về cơ chế chính sách chưa thu hút người trẻ có tài. Vì vậy, Tỉnh ủy Thái Bình thực hiện chủ trương ưu tiên sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng về công tác tại xã, phường, thị trấn góp phần đáng kể vào mục tiêu tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra.
(Nguồn: http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/item/10513302-.html)
1.2.2.5. Bài học kinh nghiệm rút ra về nâng cao chất lượng cán bộ cấp xã, phường của các địa phương trong nước đối với huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên
Với Đề án tạo nguồn cán bộ các chức danh chủ chốt cấp ủy, chính quyền xã, phường, thị trấn, thành phố Hải Phòng đã giải quyết được bài toán mà nhiều địa phương khác đang loay hoay đó là kêu gọi các sinh viên về địa phương công tác. Việc Đề án đi vào triển khai có ý nghĩa đột phá trong việc nâng cao chất lượng cán bộ công chức cở sở, chuẩn bị nguồn cán bộ có chất lượng cao cho hệ thống chính trị. Đây là việc làm cần thiết góp phần khắc phục những tồn tại về công tác cán bộ ở cơ sở. Vì vậy, các cấp, ngành và cơ quan liên quan, đặc biệt là cấp chính quyền xã cần sớm triển khai việc tiếp nhận các học viên về địa phương công tác.
Còn đối với tỉnh Phú Yên, Đề án thu hút trí thức trẻ là chủ trương của tỉnh nhằm từng bước tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng nguồn cán bộ tr, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động
của hệ thống chính trị cơ sở trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, đảm bảo sự chuyển tiếp liên tục giữa các thế hệ, bổ sung nguồn cán bộ để thay thế cán bộ chủ chốt cấp xã ở mỗi nhiệm kỳ tiếp theo và tạo nguồn cán bộ bổ sung cho cấp huyện, cấp tỉnh sau này.
Thái Bình đã có lúc là điểm nóng về khiếu kiện đất đai, nhất là ở những nơi