Thực trạng công tác tổ chức bố trí sử dụng cán bộ, công chức cấp xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cán bộ công chức cấp xã tại huyện định hóa tỉnh thái nguyên (Trang 73 - 75)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.3. Thực trạng công tác tổ chức bố trí sử dụng cán bộ, công chức cấp xã

Điều tra 100 đối tượng là CBCC cấp xã trên địa bàn huyện Định Hóa, kết quả thu được phản ánh thực trạng chính sách bố trí sử dụng CBCC cấp xã theo 3 tiêu chí như sau:

Về sự phù hợp giữa công việc với năng lực sở trường

Sự phù hợp giữa công việc được giao với năng lực sở trường là một yếu tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của CBCC. Trong số những người được hỏi, có 17,4% trả lời có tác động rất nhiều đến động lực làm việc của CBCC; 36,1% trả lời tác động nhiều; 34,0% trả lời tác động vừa phải; chỉ có 9,8% trả lời tác động ít và 2,8% trả lời có tác động rất ít.

Trong số CBCC được hỏi về sự phù hợp giữa công việc được giao với năng lực sở trường, có 11,0% trả lời rất phù hợp; 8,2% trả lời phù hợp; 30,1% trả lời phù hợp ở mức độ vừa phải; có đến 22,3% trả lời không phù hợp và 8,3% trả lời

là rất không phù hợp. Kết quả khảo sát về mức độ hài lòng của CBCC đối với công việc được giao: có 6,8% trả lời rất hài lòng; 28,7% trả lời hài lòng; 32,9% trả lời hài lòng ở mức độ vừa phải; 24,4% trả lời không hài lòng và 7,2% ý kiến trả lời rất không hài lòng.

Về sự thách thức trong công việc

Công việc được giao mang tính thách thức là yếu tố có tác động nhiều đến động lực làm việc của CBCC. Trong số CBCC cấp xã được hỏi, có 11,9% tin rằng công việc được giao mang tính thách thức có tác động rất nhiều đến động lực làm việc; 25,3% tin rằng có tác động nhiều; 43,7% tin rằng có tác động vừa phải; chỉ có 12,3% tin rằng có tác động ít và 6,8% tin rằng tác động rất ít đến động lực làm việc.

Hiện nay, công việc của CBCC cấp xã đòi hỏi tính thách thức tương đối cao. Trong số những người được hỏi, có 8,3% cho rằng công việc của CBCC cấp xã có sự thách thức rất cao; 24,2% cho rằng có sự thách thức cao; 34,4% cho rằng sự thách thức ở mức độ vừa phải; 22,5% cho rằng có sự thách thức thấp và 10,6% cho rằng sự thách thức là rất thấp.

Kết quả phân tích số liệu điều tra cho thấy một bộ phận CBCC cấp xã chưa biểu lộ sự hài lòng cao về tính thách thức trong công việc được giao. Trong số CBCC cấp xã được hỏi, chỉ có 25,7% trả lời hài lòng hoặc rất hài lòng; 55,8% trả lời ở mức độ vừa phải; có 18,5% trả lời không hài lòng hoặc rất không hài lòng.

Về cơ hội thăng tiến trong công việc

Cơ hội thăng tiến cũng là một trong những yếu tố có tác động nhiều đến động lực làm việc của CBCC cấp xã. Kết quả khảo sát cho thấy: có 25,3% CBCC tin rằng cơ hội thăng tiến có tác động rất nhiều đến động lực làm việc; 33,8% tin rằng có tác động nhiều; 27,8% tin rằng có tác động vừa phải; chỉ có 8,7% tin rằng tác động ít và 4,5% tin rằng tác động rất ít.

Hiện nay, chính sách bố trí, sử dụng ở các địa phương chưa tạo được nhiều cơ hội phát triển cho CBCC cấp xã. Trong số những người được hỏi, chỉ có 2,5% cho rằng CBCC cấp xã có rất nhiều cơ hội phát triển; 16,8% cho rằng có nhiều cơ hội phát triển; 51,6% trả lời ở mức độ trung bình; 19,7% cho rằng có ít cơ hội phát triển và 9,3% cho rằng có rất ít cơ hội phát triển.

Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn CBCC cấp xã biểu lộ sự chưa hài lòng về việc bổ nhiệm, đề bạt CBCC hiện nay. Trong số những người được hỏi, có 6,8% trả lời rất hài lòng; 17,8% trả lời hài lòng; 35,7% trả lời trung bình; 26,5% trả lời không hài lòng và 13,2% trả lời rất không hài lòng về việc bổ nhiệm, đề bạt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cán bộ công chức cấp xã tại huyện định hóa tỉnh thái nguyên (Trang 73 - 75)