5. Kết cấu của luận văn
3.3.4. Thực trạng chế độ đãi ngộ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Định Hóa
tỉnh Thái Nguyên
3.3.4.1. Tiền lương cơ bản
Cán bộ xã có trình độ sơ cấp hoặc chưa qua đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ có 2 bậc lương.
Nếu ta lấy cán bộ có chức danh cao nhất ở cấp xã là Bí thư Đảng ủy xã với hệ số lương là: 2,85 nhân với mức lương tối thiểu ở thời điểm hiện tại, ta sẽ được số tiền lương cho người cán bộ có vị trí cao nhất là: 3.277.500đ, đó là chưa nói đến việc đóng BHXH, BHYT.
3.3.4.2. Các khoản phụ cấp
Trong thu nhập từ công việc của cán bộ, công chức ngoài lương cơ bản còn có phụ cấp lương, đây là khoản tiền bổ sung cho lương cấp bậc, chức vụ, cấp hàm khi điều kiện lao động, mức độ phức tạp của công việc và điều kiện sinh hoạt có các yếu tố không ổn định. Theo quy định:
-Về phụ cấp: Cán bộ xã đã tốt nghiệp trình độ đào tạo, chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo so với mức lương tối thiểu chung.
3.3.4.3. Khen thưởng
Trong những năm qua, chế độ về việc khen thưởng của cán bộ, công chức cấp xã của huyện đã được quan tâm nhiều hơn, ví dụ: đề danh hiệu chiến sỹ thi đua cơ sở tăng từ 26,76% năm 2013 lên 28,63% năm 2015; giấy khen các loại được tăng cho cán bộ, công chức từ 31,67% năm 2013 lên 39,77% năm 2015, đối với khen thưởng cấp tỉnh được đề nghị nhiều hơn.
3.4. Các nhân tố tác động đến chất lượng cán bộ công chức cấp xã huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
- Công tác tuyển dụng công chức còn nhiều bất hợp lý, chưa thực sự đáp ứng được mục đích, yêu cầu đặt ra nâng cáo trình độ cán bộ, công chức, nâng cáo chất
lượng đội ngũ CBCC. Điều này thể hiện công tác tuyển dụng chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục để kịp thời bổ sung lực lượng cho các đơn vị còn thiếu CBCC, chưa có những quy định cụ thể về cơ cấu, giới tính, độ tuổi chuyên môn được đào tạo. Chất lượng tuyển dụng còn thấp.
- Sự không đồng bộ và chưa chặt chẽ của hệ thống pháp luật về cán bộ công chức là một trong những nguyên nhân quan trọng làm ảnh hưởng đến chất lượng cán bộ công chức nói chung, cán bộ công chức cấp xã huyện Định Hóa nói riêng trong việc đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của công việc hiện tại; yêu cầu của cải cách- đổi mới.
- Nhà nước chậm cải cách đồng bộ chính sách tiền lươn để thu hút, khuyến khích đội ngũ cán bộ, công chúc làm việc. Tiền lương của cán bộ công chức là vấn đề có ý nghĩa rất lớn cả về kinh tế, chính trị, xã hội, quan hệ trực tiếp tới đời sống của nhân dân, ngân sách nhà nước, trình độ phát triển kinh tế, tính công bằng và định hướng phát triển của xã hội. Vẫn còn bất cấp về chế độ tiền lương chưa tương xứng với nhiệm vụ, với cống hiến của công chức, chưa theo đúng nguyên tắc phân phối theo lao động, đồng thời chưa thực sự đảm bảo tái sản xuất sức lao động và phù hợp với việc nâng cao từng bước mức sống trong xã hội, để cán bộ công chức yên tâm, chuyên cần với công việc ở vị trí công tác của mình trong bộ máy nhà nước.
- Công tác đào tạo bồi dưỡng chưa căn cứ vào quy hoạch lâu dài, còn tình trạng có đơn vị cử người đi học cho đủ tiêu chuẩn số lượng được giao, dẫn đến lãng phí kinh phí đào tạo của tỉnh và của Nhà nước. Một số cán bộ, công chức còn ngại học tập nâng cao trình độ do tuổi cao hoặc do tâm lý học để làm gì (công việc vẫn thế không có gì thay đổi, không tăng lương…) nên làm việc theo chủ nghĩa kinh nghiệm, bất cấp về kiến thưc nên còn lúng túng trong điều hành quản lý dẫn đến hiệu quả không cao. Việc đào tạo, bồi dưỡng còn nặng về lý luận chưa đi sâu vào kỹ năng thực hành, trải nghiệm thực tế đặc biệt là cách thức và phương pháp xử lý tình huống, kỹ năng soạn thảo văn bản nên nhiều cán bộ, công chức mặc dù đã qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng vẫn gặp khó khăn lúng túng khi giải quyết công việc cụ thể.
Thiếu kế hoạch toàn diện, thiếu chủ dộng đào tạo mới, đào tạo lại số công chức đã qua đào tạo nên chưa đáp ứng được yêu cầu công việc; chưa xây dựng được kế hoạch đào tạo cho từng loại cán bộ công chức trong từng năm. Đào tạo chưa thực sự gắn với quy hoạch, vẫn còn một bộ phận công chức có quan niệm học chạy theo
bằng cấp nên xảy ra tình trạng một người đi học nhiều lớp cùng một thời điểm, không đảm bảo chất lượng học tập. Một bộ phận công chức chưa có ý thức tự giác học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; mặt khác, chưa có cơ chế chính sách để ràng buộc công chức phải tự học tập rèn luyện phẩm chất đạo đức, chuyên môn, nghiệp vụ.
- Công tác quản lý và sử dụng cán bộ, công chức còn nhiều hạn chế:
Những hạn chế trong nhận thức, quan điểm về công tác cán bộ dẫn tới những thiếu sót cụ thể ở khâu công tác quản lý cán bộ. Trong đánh giá CBCC chưa thực sự đối chiếu với nhiệm vụ, trách nhiệm được giao, chưa lấy hiệu quả công việc làm thức đo để đánh giá CBCC, chưa thực hiện đầy đủ các nguyên tắc đánh giá CBCC. Tình trạng thiếu dân chủ, không công khai, mang tính áp đặt còn khá phổ biến; có lúc, có nơi thực hiện dân chủ chỉ mang tình hình thức. Trong công tác đánh giá còn nhiều hạn chế như né tránh, nể nang, hoặc thành kiến, thiên vị, hiện tượng sử dụng việc đánh giá vào mục tiêu khác vẫn còn xảy ra.
- Đánh giá thực hiện công việc của CBCC cấp xã huyện Định Hóa còn chưa được thực hiện nghiêm, vẫn còn tâm lý cấp trên ngại, nể nang, sợ va chạm với cấp dưới. Thẩm quyền được giao cho người đứng đầu nhưng vẫn còn tình trạng e ngại, nể nang, thiếu bản lĩnh, thiếu trách nhiệm hoặc thiếu khách quan, công tâm khi thực hiện việc đánh giá. Thậm trí, có người muốn chạy theo thành tích, muốn đơn vị mình không có người hạn chế về năng lực hoặc không hoàn thành nhiệm vụ. Từ đó, kết quả đánh giá, phân loại cuối năng tỉ lệ CBCC hoàn thành tốt nhiệm vụ, chưa hoàn thành nhiệm vụ chưa phản ánh đúng vơi chất lượng công tác.
- Công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát chưa rõ ràng, còn nhiều chồng chéo, chưa có tác dụng thúc đẩy công chức thực thi nhiệm vụ có hiệu quả, chưa có biện pháp mang tính khả thi đối với những hành vi lợi dụng chức trách, nhiệm vụ được giao để gây phiền hà, nhũng nhiễu người nộp thuế, ảnh hưởng không nhỏ tới việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.
- Bố trí CBCC là khâu quyết định, nhưng bộc lộ nhiều thiếu sót.. Hiện nay vẫn còn hiện tượng CBCC bố trí sai chuyên môn nghiệp vụ, do đó không phát huy hết năng lực, sở trường.
Công tác quản lý, kiểm tra CBCC chưa được chú trọng đúng mức và còn nhiều lệch lạc. Quản lý không gắn với hiệu quả công việc, chất lượng của đội ngũ.
CBCC thường quản lý theo hồ sơ, theo báo cáo là chủ yếu. Công tác kiểm tra mới chỉ dừng ở các vẫn đề như tác phong công tác, sinh hoạt, chưa kiểm tra CBCC chấp hành kỷ luật, nội quy, quy chế và nhất là mức độ hiệu quả thực tế của việc hoàn thành nhiệm vụ được giao. Một số CBCC dường như đặt mình ra ngoài sự quản lý, kiểm tra của tổ chức. Vũ khí tự phê bình và phê bình bị lãng quên hoặc rất hình thức.
- Chế độ chính sách đối với CBCC còn chứa đựng yếu tố bình quân chủ nghĩa, không gắn nghĩa vụ với lợi ích, không khuyến khích thỏa đáng những người công tác tốt và ở những nơi khó khăn; do đó không kích thích được CBCC hết mình vì công việc, không thu hút được nguồn cán bộ, công chức trẻ tuổi có trình độ tham gia đội ngũ CBCC cấp xã tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.