5. Kết cấu của luận văn
3.3.1. Thực trạng công tác quy hoạch cán bộ, công chức cấp xã
Quy hoạch cán bộ là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, đảm bảo cho công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động, đáp ứng các nhiệm vụ trước mắt và lâu dài; làm căn cứ để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ vững vàng cả về chính trị, trong sáng về đạo đức, thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ, có trình độ và năng lực, nhất là năng lực trí tuệ và thực tiễn tốt.
Với vai trò quan trọng đó, việc xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ, công chức cấp xã có vai trò rất quan trọng, quyết định mức độ hoàn thành nhiệm vụ
chính trị và xây dựng đất nước. Để đảm bảo nguồn cán bộ kế cận trong các chính quyền cấp xã có chất lượng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của xây dựng đất nước thời kỳ mới, đòi hỏi phải thực hiện tốt công tác cán bộ, nhất là công tác quy hoạch, tạo nguồn cán bộ chủ chốt. Nhận thức được vấn đề này, những năm gần đây, Huyện ủy huyện Định Hóa đã quán triệt quan điểm chỉ đạo của Đảng, đảng ủy cấp trên về yêu cầu của công tác quy hoạch cán bộ (QHCB) cấp xã trong huyện và đã có những bước chuyển biến tích cực cả về nhận thức và cách làm, thể hiện trên những điểm nổi bật sau đây:
Một là, công tác QHCB đã được triển khai thực hiện nghiêm túc, đúng phương châm, đảm bảo nguyên tắc. Số cán bộ được đưa vào diện quy hoạch đã được rà soát, đánh giá một cách dân chủ, khách quan theo tiêu chuẩn của chức danh cán bộ; thực hiện đúng nguyên tắc "động” và "mở", mỗi chức danh đã quy hoạch đạt hệ số từ 1,3 đến 2,5 lần, mỗi cán bộ trong quy hoạch đã dự kiến đảm nhiệm từ 2 đến 3 chức danh. Danh sách cán bộ trong quy hoạch các chức danh trong chính quyền xã đã được thẩm định, tổng hợp báo cáo Ban thường vụ Huyện ủy huyện Định Hóa xác nhận. Hàng năm, Huyện ủy đã có sự rà soát bổ sung, điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp, đã lựa chọn đưa vào quy hoạch được những nhân tố mới, đồng thời đưa ra khỏi quy hoạch những cán bộ không đủ tiêu chuẩn, điều kiện và không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Hai là, thực hiện đúng quy trình QHCB theo hướng dẫn của Tỉnh ủy tỉnh Thái Nguyên. Việc giới thiệu nguồn cán bộ đưa vào quy hoạch được chỉ đạo chặt chẽ. Trên cơ sở kết quả rà soát, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ hiện có, xem xét QHCB của cấp dưới, kế thừa QHCB đã có, đồng thời căn cứ vào những quan điểm, định hướng của cấp trên; cơ quan tham mưu về công tác cán bộ, ban thường vụ cấp uỷ các cấp xác định nguồn cán bộ đưa vào quy hoạch, chỉ đạo cơ quan tổ chức cán bộ của mình phối hợp với các cơ quan liên quan, tổng hợp các thông tin về cán bộ, đề xuất danh sách cán bộ dự kiến đưa vào quy hoạch để tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt, lấy phiếu giới thiệu của cán bộ chủ chốt và giới thiệu của cấp uỷ viên đương nhiệm về nguồn quy hoạch cấp uỷ và các chức danh chủ chốt nhiệm kỳ tiếp theo. Nhìn chung, việc tổ chức các hội nghị xin ý kiến giới thiệu cán bộ đưa vào
quy hoạch bằng phiếu kín đều đảm bảo dân chủ, khách quan, đúng thành phần theo hướng dẫn, thực hiện đầy đủ các bước, đảm bảo đúng thẩm quyền của các cấp ủy đảng trong QHCB, khắc phục được những biểu hiện tiêu cực; đã chú ý đến đảm bảo cơ cấu, tính kế thừa và phát triển trong quy hoạch.
Ba là, số lượng, chất lượng cán bộ đưa vào QHCB chủ chốt trong các doanh nghiệp được nâng cao. Tổng số cán bộ, công chức cấp xã được quy hoạch giai đoan 2010 - 2015 là 144 (tăng 15%) so với nhiệm kỳ trước, trong đó cán bộ nữ là 12, chiếm tỷ lệ 8,33 % (tăng 25%). Về trình độ chuyên môn: có 20 cán bộ có trình độ đại học (chiếm 13,89% tổng số, tăng 40,5% so với nhiệm kỳ trước); 2 cán bộ có trình độ cao đẳng (chiếm 1,39%, tăng 100% so với nhiệm kỳ trước); 122 cán bộ có trình độ trung cấp (giảm 26,5 % so với nhiệm kỳ trước). Về độ tuổi trong quy hoạch: từ 30 tuổi đến 35 truổi là 15 (chiếm 10,2%, tăng 39,8% so với nhiệm kỳ trước); từ 35 tuổi đến 40 tuổi là 29 (chiếm 20,14%, tăng 7,3% so với nhiệm kỳ trước); từ 40 tuổi đến 45 tuổi là 36 (chiếm 25%); từ 45 tuổi đến 50 tuổi là 35 (chiếm 24,3%); từ 50 đến 55 là 29 (chiếm