6. Kết cấu của đề tài
1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho các trường cao đẳng và trung cấp chuyên
nghiệp tỉnh Lai Châu
Thứ nhất, phần lớn các đơn vị là tự chủ một phần kinh phí, đều chủ động xây dựng mức thu, nội dung và định mức chi dựa trên khung quy định của Nhà nước và nguồn thu được thể hiện trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
Thứ hai, quyền lợi và chế độ của người lao động được thực hiện công bằng, người nào làm nhiều hưởng nhiều, làm hiệu quả cao thì hưởng cao... tạo
sự công bằng, đoàn kết trong tập thể và khuyến khích người lao động năng động, tìm kiếm nguồn thu cho đơn vị.
Thứ ba, các nguồn kinh phí đầu tư cho giáo dục không chỉ từ ngân sách Nhà nước cấp mà còn từ nhiều nguồn khác như học phí, thu dịch vụ và từ đóng góp của cộng đồng nhưng nguồn đầu tư từ ngân sách Nhà nước luôn chiếm tỷ trọng cao. Kinh nghiệm cho thấy, muốn huy động được nguồn kinh phí ngoài ngân sách Nhà nước thì các trường cần phải thực hiện xã hội hoá giáo dục.
Thứ tư, thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, phần lớn các đơn vị đã đổi mới phương thức hoạt động, tiết kiệm chi, thu nhập đã từng bước được nâng cao. Nguồn thu sự nghiệp, cùng với nguồn kinh phí tiết kiệm chi thường xuyên đã góp phần bảo đảm bù đắp nhu cầu tiền lương tăng thêm cho cán bộ, nhân viên.
Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu này nhằm trả lời các câu hỏi sau đây liên quan đến công tác quản lý tài chính tại các trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu:
- Thực trạng công tác quản lý tài chính tại các trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu như thế nào? Những hạn chế, bất cập chính và nguyên nhân?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính tại các các trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu?
- Những giải pháp nào cần thực hiện nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại các trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu?
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài nghiên cứu, tác giả đã sử dụng phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Trên cơ sở các tài liệu thu thập được, bằng phương pháp thống kê, thu thập số liệu và so sánh giữa các năm, các chỉ tiêu để thấy được những kết quả đạt được và những hạn chế trong quản lý tài chính. Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, đánh giá thực trạng phát triển, tìm ra nguyên nhân và giải pháp.
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Thông tin thứ cấp là những thông tin đã có sẵn và đã qua tổng hợp được thu thập từ các tài liệu đã công bố.
Nguồn số liệu chủ yếu được thu thập qua khảo sát thực tế tại các trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu từ năm 2013 đến 2015.
2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu, tổng hợp, thống kê mô tả, so sánh
Thông tin thu thập sẽ được tập hợp, phân loại và xử lý bằng phần mềm Excel để tổng hợp và hệ thống hóa theo những tiêu thức cần thiết.
Trên cơ sở các số liệu thu thập được, tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp, thống kê nhằm mô tả sự biến động cũng như xu hướng phát triển của công tác thu – chi tại các trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu.
Luận văn sử dụng phương pháp thống kê so sánh để đối chiếu các chỉ tiêu đã được lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau, được biểu hiện bằng số (số lần, phần trăm), bao gồm các dạng so sánh:
i) So sánh các nhiệm vụ, kế hoạch;
ii) So sánh các giai đoạn khác nhau, các năm khác nhau; iii) So sánh các đối tượng tương tự;
iv) So sánh các yếu tố, hiện tượng cá biệt với trung bình hoặc tiên tiến Sử dụng phương pháp so sánh thống kê trong nghiên cứu đề tài để so sánh kết quả thu - chi NSNN giữa các năm, các thời kỳ, hoặc cơ cấu của các nhiệm vụ thu - chi trong tổng số thu - chi NSNN, chênh lệch thu - chi tại các trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu.
2.2.3. Phương pháp phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức
Dựa vào ma trận SWOT để đánh giá: Ma trận SWOT (Strengths - Weaknesses - Opportunities - Threats)
Nghiên cứu nhận định các thách thức, cơ hội cũng như các điểm mạnh, điểm yếu mà các trường đang và sẽ đối mặt trong quá trình hoạt động của mình để từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng quy hoạch phát triển. Kỹ thuật phân tích SWOT là công cụ quan trọng trong việc tổng hợp kết quả nghiên cứu môi trường và đề ra quy hoạch phát triển.
Thực hiện quy trình gồm các bước sau để tiến hành phân tích và đề xuất các giải pháp:
Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu bên trong tổ chức; Liệt kê các điểm yếu bên trong tổ chức;
Liệt kê các thách thức bên ngoài tổ chức;
Đây là một trong những phương pháp hiệu quả trong việc đánh giá và lựa chọn mục tiêu cho các đơn vị. Khi phân tích những điểm mạnh, điểm yếu cũng như những cơ hội và thách thức từ môi trường bên trong và bên ngoài của đơn vị sẽ làm cơ sở để đơn vị xác định được mục tiêu và hình thành chiến lược cho đơn vị.
Thông qua phương pháp này, đơn vị biết sử dụng những điểm mạnh khắc phục những khó khăn, dùng cơ hội để bù đắp cho những điểm yếu. Từ đó, đơn vị xác định được những lợi thế và bất lợi của các mụcd tiêu trong từng tình huống cụ thể. Phương pháp này được mô tả qua biểu đồ sau:
Điểm mạnh Điểm yếu
Cơ hội Cơ hội - Điểm mạnh Cơ hội - Điểm yếu Thách thức Thách thức - Điểm mạnh Thách thức - Điểm yếu
Thông qua việc sử dụng phương pháp này, đơn vị có thể xác định được là đơn vị đang có những tiềm năng, cơ hội và lợi thế nào hoặc đơn vị đang gặp phải những khó khăn, thách thức nào đối với việc nâng cao năng lực quản lý tài chính của các trường. Từ đó nâng cao tính khả thi của các giải pháp đề xuất.
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1. Chỉ tiêu về quản lý các khoản thu
Tất cả các khoản thu đều phải lập vào dự toán và sử dụng hợp lý đúng mục đích, có hiệu quả. Các khoản thu hợp pháp, được phép thu và sử dụng bao gồm:
+ Nguồn thu từ ngân sách Nhà nước cấp gồm: Nguồn thu đầu tư phát triển; Nguồn thu chi cho con người; Nguồn thu cho đào tạo; Nguồn thu chương trình mục tiêu; Nguồn thu cho nghiên cứu khoa học.
+ Nguồn thu sự nghiệp gồm: thu học phí; lệ phí tuyển sinh; thu nhượng, bán, thanh lý tài sản được cơ quan tài chính cho phép để lại sử dụng; thu dịch vụ; thu từ hoạt động liên kết đào tạo; thu khác.
Các nguồn thu phải ghi rõ tên nguồn thu, số thu, việc thực hiện chi tiêu, hạch toán và quản lý tài chính đối với các khoản thu.
Các số liệu theo chỉ tiêu về các khoản thu được thu thập, tổng hợp từ số liệu thứ cấp tại các trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu, qua so sánh với kế hoạch và các năm để đánh giá về quản lý nguồn thu của các trường.
2.3.2. Chỉ tiêu về quản lý các khoản chi
- Chi hoạt động thường xuyên: đánh giá khả năng các nguồn kinh phí đáp ứng nhu cầu chi cho con người, hoạt động đào tạo, chuyên môn, quản lý hành chính, mua sắm sửa chữa của đơn vị.
- Chi không thường xuyên: đánh giá việc chi trả chế độ cho học sinh sinh viên, mức độ đáp ứng việc đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học phù hợp, việc thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia … với các quy định của Nhà nước.
- Chi khác: đánh giá việc thực hiện các khoản chi khác như quà biếu, quà tặng, dự án tài trợ… với các quy định của Nhà nước.
Các số liệu theo chỉ tiêu về các khoản chi được thu thập, tổng hợp từ số liệu thứ cấp tại các trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp ở tỉnh Lai Châu, qua so sánh với kế hoạch và các năm để đánh giá về quản lý chi của các trường.
2.3.3. Chỉ tiêu về chênh lệch thu - chi tài chính
Hàng năm, căn cứ vào kết quả hoạt động tài chính, sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nước khác theo quy định. Nếu có chênh lệch thu chi thì các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục sẽ trích:
+ 40% cải cách tiền lương:
+ Sau đó trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, quỹ bổ sung thu nhập và trích lập các quỹ khác. Mức trích cụ thể của các quỹ quy định tùy theo loại hình đơn vị sự nghiệp công lập và việc sử dụng các quỹ do thủ trưởng đơn vị quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ và phải công khai trong đơn vị.
Thông qua việc trích lập các quỹ sẽ đánh giá được hiệu quả việc thực hiện các nguồn kinh phí tại các đơn vị.
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG VÀ TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP
TỈNH LAI CHÂU 3.1. Khái quát về tỉnh Lai Châu
3.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý:
Lai Châu là một tỉnh biên giới thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 450 km về phía Đông Nam, có tọa độ địa lý: Từ 21o51’ đến 22o49’ vĩ độ Bắc và 102o19’ đến 103o59’ kinh độ Đông.
Về ranh giới hành chính, Lai Châu phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, phía Tây giáp tỉnh Điện Biên, phía Đông và phía Đông Nam tiếp giáp với hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái, phía Nam tiếp giáp với tỉnh Sơn La. Có 265,095 km đường biên giới giáp với Trung Quốc, là tỉnh có vị trí quan trọng về địa lý và an ninh quốc phòng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
* Điều kiện tự nhiên:
Tỉnh Lai Châu có 9.068,78 km2
diện tích tự nhiên; có 08 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm thành phố Lai Châu và các huyện: Mường Tè, Sìn Hồ, Nậm Nhùn, Tam Đường, Phong Thổ, Tân Uyên, Than Uyên; 108 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm: 96 xã, 05 phường và 07 thị trấn (tăng 01 huyện, 03 xã và 02 phường).
- Tài nguyên đất: Lai Châu chủ yếu là nhóm đất đỏ vàng và vàng nhạt phát triển trên đất cát, đất sét và đá vôi, có kết cấu chặt chẽ. Đất sử dụng cho sản xuất nông nghiệp là 84.209,3 ha, chiếm 9,28% diện tích tự nhiên của tỉnh.
Diện tích rừng và đất rừng của Lai Châu chiếm tới 35% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, thuộc loại rừng nhiệt đới với quần thể thực vật rất phong phú, trong đó có nhiều loại gỗ quý có giá trị kinh tế cao như lát, trò chỉ, nghiến,
táu, pơ mu… các loại đặc sản như thảo quả, cọ khiết (cây cánh kiến), song, mây, sa nhân… và nhiều loại động vật quý hiếm như tê giác, bò tót, vượn, hổ, công, gấu…
- Tài nguyên nước: là vùng thượng lưu sông Đà, lượng mưa lớn nên mật độ sông suối cao từ 5,5- 6 km/km2, ngoài ra còn có nhiều sông, suối khác có lưu lượng nước lớn như:
+ Sông Nậm Na (diện tích lưu vực khoảng 2.190 km2) chảy qua các địa bàn gồm toàn bộ huyện Phong Thổ, khu vực Tam Đường, phần tây Bắc của Sìn Hồ với mô đun dòng chảy trung bình 40-80 m3
/s.
+ Sông Nậm Mạ chảy qua toàn bộ các xã vùng thấp huyện Sìn Hồ, tổng diện tích lưu vực khoảng 930 km2, độ dốc khá nhỏ, chế độ dòng chảy thuận, mô đun trung bình đạt 50 m3
/s.
+ Sông Nậm Mu chảy dọc theo thung lũng Bình Lư, Than Uyên có diện tích lưu vực khoảng 170 km2, mô đun dòng chảy mùa kiệt đạt 8 m3/s, mùa lũ đạt 12-14 m3
/s.
Nước mặt là nguồn tài nguyên lớn để phục vụ sản xuất và sinh hoạt, đồng thời là nguồn thủy năng lớn để phát triển thủy điện, trong đó có thủy điện Lai Châu với công suất 1.200MW, lượng điện bình quân 4.704 triệu KWH/năm, thủy điện Huổi Quảng 560MW, thủy điện Bản Chát 200MW và khoảng 20 công trình thủy điện nhỏ có công suất từ 3-30MW.
- Tài nguyên khoáng sản: Lai Châu với hơn 120 điểm khoáng sản, chủng loại rất phong phú, phân bố đều khắp ở các địa phương: đất hiếm (trữ lượng trên 20 triệu tấn) tập trung ở xã Nậm Xe (Phong Thổ); các điểm quặng kim loại màu (đồng, chì, kẽm) với trữ lượng khoảng 6.000-8.000 tấn tập trung ở khu vực Sin Cai, Bản Lang, Tam Đường; các điểm quặng sắt (Huổi Luông - Phong Thổ), đồng (Ma Ly Pho - Phong Thổ), nhôm (Nậm Mạ - Sìn Hồ)… vàng ở Chinh Sáng, Bản Bo (Tam Đường), Noong Hẻo, Pu Sam Cáp (Sìn Hồ); nguyên vật liệu xây dựng: đá lợp, đá vôi, đá đen, đá trắng, trong đó đá vôi có trữ lượng
lớn, hàm lượng ôxít can xi cao có thể phát triển công nghiệp sản xuất xi măng với quy mô lớn; nước khoáng với các điểm ở Vàng Bó, Mường So (Phong Thổ), Nà Đông, Nà Đon (Tam Đường), Vàng Bơ (Than Uyên)…
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
* Về dân số:
Dân số toàn tỉnh có 403,20 nghìn người, gồm 20 dân tộc cùng sinh sống trong đó dân tộc Thái 131.822 người, chiếm 34%; dân tộc Mông 86.467 người, chiếm 22,30%; dân tộc Kinh 54.027 người, chiếm 13,94%; dân tộc Dao 51.995 người, chiếm 13,41%; dân tộc Hà Nhì 14.658 người, chiếm 3,78%; dân tộc Giáy 12.443 người, chiếm 3,21%; dân tộc Khơ Mú 7.464 người, chiếm 1,93%; dân tộc La Hủ 10.141 người, chiếm 2,62%; dân tộc Lự 6.074 người, chiếm 1,57%; dân tộc Lào 6.020 người, chiếm 1,55%; dân tộc Mảng 2.995 người, chiếm 0,77%; dân tộc Cống 1.256 người, chiếm 0,32%; dân tộc Hoa 588 người, chiếm 0,15%; dân tộc Si La 546 người, chiếm 0,14%; dân tộc Kháng 161 người, chiếm 0,04%; dân tộc Tày 295 người, chiếm 0,08%; dân tộc Mường 116 người, chiếm 0,03%; dân tộc Nùng 180 người, chiếm 0,05%; dân tộc Phù Lá 27 người, chiếm 0,01%; các dân tộc khác 458 người, chiếm 0,12% (tính đến ngày 31/12/2011).
* Về giao thông:
Giao thông chủ yếu là đường bộ. Tỉnh có quốc lộ 12 chạy qua nối từ Thành phố Điện Biên Phủ tới Trung Quốc (qua cửa khẩu Ma Lù Thàng), có quốc lộ 4D chạy tới thị trấn Sa Pa (Lào Cai). Là cầu nối quan trọng giữa vùng lục địa rộng lớn phía Tây Nam Trung Quốc với vùng tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh qua các tuyến quốc lộ 4D, 70, 32 và đường thủy sông Đà. Trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006 - 2020, tỉnh đề ra mục tiêu: khảo sát xây dựng sân bay cỡ nhỏ, nghiên cứu xây dựng tuyến đường sắt: Yên Bái - Văn Chấn - Mù Căng Chải - Than Uyên - Tam Đường góp phần cải thiện điều kiện giao thông giữa địa phương và các tỉnh, thành khác trong nước.
* Về phát triển kinh tế:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2015 đạt 8,05%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng xác định: nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 23,63%, giảm 0,39%; công nghiệp - xây dựng chiếm 26,88%, tăng 0,05%; dịch vụ chiếm 49,49%, tăng 0,34% so với năm 2014; tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người ước đạt 18,2 triệu đồng tăng 1,52 triệu đồng so với năm 2014.
Tổng thu ngân sách cả năm 2015 của tỉnh Lai Châu ước đạt 7.947,8 tỷ đồng, vượt 28% dự toán Hội đồng nhân dân tỉnh giao, tăng 2% so với năm trước, trong đó thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 1.000 tỷ đồng, vượt 18%