6. Kết cấu của đề tài
4.1. Bối cảnh phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Lai Châu và vùng Tây Bắc
Bắc và yêu cầu về đào tạo nguồn nhân lực
Tây Bắc là vùng có địa hình hiểm trở, nhiều bản sắc văn hóa dân tộc phong phú; trình độ phát triển kinh tế chưa cao, đời sống nhân dân còn khó khăn; mức sống các tỉnh Tây Bắc vẫn còn khoảng cách lớn với mức trung bình cả nước (chỉ bằng 40%- 60% trung bình của người dân cả nước - năm 2012).
Chất lượng nguồn nhân lực là một sự tổng hoà của nhiều chỉ số thành phần, có thể đại diện bằng các chỉ tiêu như: tỷ lệ mù chữ, tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông, trung học cơ sở, đại học, cao đẳng, trường nghề trên quy mô dân số... Trong những năm gần đây, đối với vùng Tây Bắc, các chỉ tiêu này có những thay đổi tích cực ban đầu, song, vẫn bộc lộ rõ những khoảng cách lớn so với các vùng khác trong toàn quốc.
Nguồn nhân lực mỏng và ít được đào tạo. Năm 2013, mỗi tỉnh có khoảng 300- 700 nghìn lao động trên địa bàn. Với diện tích lớn và giàu tiềm năng kinh tế, nguồn nhân lực như vậy chưa đáp ứng nhu cầu phát triển.
Thực tế giáo dục đào tạo, nâng cao trình độ nhân lực tại các tỉnh thuộc địa bàn Tây Bắc gặp rất nhiều khó khăn; trình độ lao động lại có sự chênh lệch giữa các tỉnh và biến động khó kiểm soát.
Ở các cấp học như đại học, cao đẳng, trung cấp và dạy nghề, số lượng sinh viên theo học tại vùng Tây Bắc là rất ít và hầu hết theo học tại các trường công lập. Đây là thực trạng chung của các vùng khó khăn và có sự cách trở về địa lý như Tây Bắc.
Về cơ bản, nguồn nhân lực Tây Bắc đã có nhiều cải thiện trong những năm vừa qua. Điều đó chứng minh cho sự đầu tư đúng đắn của Đảng và Nhà
nước vào phát triển kinh tế của một vùng mang nhiều ý nghĩa trên các lĩnh vực như Tây Bắc. Song, với các đặc trưng riêng biệt, công tác phát triển nhân lực vùng Tây Bắc vẫn gặp không ít khó khăn.
Các chỉ tiêu về chất lượng giáo dục của vùng còn thấp so với yêu cầu phát triển ngày càng gia tăng của đất nước. Không những vậy, một số tỉnh như Điện Biên, Lai Châu, sự cải thiện các chỉ tiêu về đào tạo rất chậm chạp, thậm chí có xu hướng tăng giảm không ổn định. Những hạn chế này bắt nguồn từ xuất phát điểm của vùng Tây Bắc thấp hơn so với các địa phương khác. Khi mức sống người dân còn thấp, họ sẽ không có nhiều mong muốn cho con em đến trường. Những bất cập mang tính đặc trưng như: ngôn ngữ, chương trình giáo dục, đào tạo đang tác động không nhỏ đến kết quả học tập và nâng cao chất lượng tay nghề lao động.
Một số tỉnh ở Tây Bắc đã có trường cao đẳng, đại học để đào tạo nguồn nhân lực cho vùng dân tộc và miền núi. Việc dạy tiếng Việt và chữ dân tộc, song ngữ Việt - dân tộc ở Tây Bắc như chữ Thái, Hmông trong trường học tuy đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo quan tâm và xây dựng chương trình, nhưng hiệu quả thực tế chưa thành công, còn thiếu bền vững. Tình trạng thiếu số lượng cán bộ, nhất là cán bộ người dân tộc thiểu số, cán bộ yếu về chuyên môn rất phổ biến ở vùng biên giới. Đa số cán bộ cơ sở là người dân tộc tại chỗ tập trung trong lĩnh vực nông nghiệp có trình độ học vấn thấp, chưa qua đào tạo. Cơ cấu nguồn nhân lực mất cân đối. Nhận thức xã hội và kỷ luật lao động của họ chưa năng động. Những người có trình độ tốt sau khi học xong thường không muốn quay trở lại vùng cao, vùng sâu, vùng khó khăn để làm việc. Chính sách cử tuyển, bù điểm, lấy số lượng bù chất lượng ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở. Bên cạnh đó, không ít cán bộ lãnh đạo ở vùng biên giới chưa thực sự hiểu biết về lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán các dân tộc thiểu số nơi mình đến công tác.
Có thể nói, rào cản giáo dục đối với người dân tộc thiểu số dẫn tới nhiều khó khăn lâu dài và đó cũng chính là một trong những thách thức
không nhỏ để đạt được sự phát triển kinh tế cao hơn nữa. Tỷ lệ biết đọc, biết viết, khả năng nói tiếng Việt hạn chế sẽ cản trở người dân tộc thiểu số trong việc tận dụng những cơ hội kinh doanh, tạo thu nhập và vô hình dung đưa họ vào những lĩnh vực mang lại thu nhập thấp của nền kinh tế nông nghiệp tự cung, tự cấp.
Phát triển giáo dục và nguồn nhân lực cho vùng biên giới Tây Bắc nói