6. Kết cấu của đề tài
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
* Về dân số:
Dân số toàn tỉnh có 403,20 nghìn người, gồm 20 dân tộc cùng sinh sống trong đó dân tộc Thái 131.822 người, chiếm 34%; dân tộc Mông 86.467 người, chiếm 22,30%; dân tộc Kinh 54.027 người, chiếm 13,94%; dân tộc Dao 51.995 người, chiếm 13,41%; dân tộc Hà Nhì 14.658 người, chiếm 3,78%; dân tộc Giáy 12.443 người, chiếm 3,21%; dân tộc Khơ Mú 7.464 người, chiếm 1,93%; dân tộc La Hủ 10.141 người, chiếm 2,62%; dân tộc Lự 6.074 người, chiếm 1,57%; dân tộc Lào 6.020 người, chiếm 1,55%; dân tộc Mảng 2.995 người, chiếm 0,77%; dân tộc Cống 1.256 người, chiếm 0,32%; dân tộc Hoa 588 người, chiếm 0,15%; dân tộc Si La 546 người, chiếm 0,14%; dân tộc Kháng 161 người, chiếm 0,04%; dân tộc Tày 295 người, chiếm 0,08%; dân tộc Mường 116 người, chiếm 0,03%; dân tộc Nùng 180 người, chiếm 0,05%; dân tộc Phù Lá 27 người, chiếm 0,01%; các dân tộc khác 458 người, chiếm 0,12% (tính đến ngày 31/12/2011).
* Về giao thông:
Giao thông chủ yếu là đường bộ. Tỉnh có quốc lộ 12 chạy qua nối từ Thành phố Điện Biên Phủ tới Trung Quốc (qua cửa khẩu Ma Lù Thàng), có quốc lộ 4D chạy tới thị trấn Sa Pa (Lào Cai). Là cầu nối quan trọng giữa vùng lục địa rộng lớn phía Tây Nam Trung Quốc với vùng tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh qua các tuyến quốc lộ 4D, 70, 32 và đường thủy sông Đà. Trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006 - 2020, tỉnh đề ra mục tiêu: khảo sát xây dựng sân bay cỡ nhỏ, nghiên cứu xây dựng tuyến đường sắt: Yên Bái - Văn Chấn - Mù Căng Chải - Than Uyên - Tam Đường góp phần cải thiện điều kiện giao thông giữa địa phương và các tỉnh, thành khác trong nước.
* Về phát triển kinh tế:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2015 đạt 8,05%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng xác định: nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 23,63%, giảm 0,39%; công nghiệp - xây dựng chiếm 26,88%, tăng 0,05%; dịch vụ chiếm 49,49%, tăng 0,34% so với năm 2014; tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người ước đạt 18,2 triệu đồng tăng 1,52 triệu đồng so với năm 2014.
Tổng thu ngân sách cả năm 2015 của tỉnh Lai Châu ước đạt 7.947,8 tỷ đồng, vượt 28% dự toán Hội đồng nhân dân tỉnh giao, tăng 2% so với năm trước, trong đó thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 1.000 tỷ đồng, vượt 18% dự toán Hội đồng nhân dân tỉnh giao, tăng 11% so với năm trước. Tổng chi ngân sách địa phương ước đạt 7.947,8 tỷ đồng, vượt 28% dự toán, tăng 3% so với năm trước, trong đó: Chi thường xuyên ước đạt 4.339 tỷ đồng, vượt 6% dự toán, tăng 8% so với năm trước.
* Về giáo dục và đào tạo :
Quy mô trường, lớp học tiếp tục được củng cố; tỷ lệ huy động học sinh ra lớp, học sinh chuyển cấp, chuyển lớp, số học sinh đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia đạt kết quả khá hơn năm học trước; tổ chức kiểm tra và công nhận thêm 17 trường đạt chuẩn quốc gia so với năm học trước, nâng tổng số trường đạt chuẩn quốc gia toàn tỉnh lên 94 trường, vượt kế hoạch 09 trường. Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ năm tuổi, Tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập THCS, ở 108/108 xã, phường, thị trấn. [23]
* Đánh giá chung ảnh hƣởng của điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của tỉnh Lai Châu đến hoạt động giáo dục đào tạo của các trƣờng cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp của tỉnh:
- Thuận lợi:
+ Tỉnh Lai Châu được xác định là cửa ngõ của vùng Tây Bắc, có gần 270 km đường biên giới với nước Trung Quốc, có quan hệ hợp tác đặc biệt
với 8 tỉnh phía Bắc, đang có nhu cầu rất lớn về đào tạo nhân lực để phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng.
+ Lai Châu là một tỉnh mới được thành lập hơn 10 năm, tài nguyên thiên nhiên phong phú nên thuận lợi trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Để có thể khai thác hiệu quả những điều kiện tự nhiên cần phải có một đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn cao và đúng chuyên ngành.
+ Những thành tựu về kinh tế - xã hội, chính trị đạt được làm cho tỉnh ngày càng phát triển. Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Y tế, Sở Lao động thương binh và xã hội, sự quan tâm của các sở, ban, ngành, đoàn thể đã tạo điều kiện cho các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển.
- Khó khăn:
+ Lai Châu là một tỉnh miền núi, biên giới, địa bàn rộng, khí hậu khắc nghiệt, nền kinh tế xuất phát điểm thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao. Với 20 dân tộc anh em cùng sinh sống, đa dạng về văn hóa, trình độ dân trí chưa đồng đều.
+ Là một tỉnh nằm ở vị trí xa các trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh..., hệ thống giao thông đi lại khó khăn là hạn chế của tỉnh trong thu hút nguồn nhân lực trình độ cao. Trong khi, các trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu đang trong thời kỳ “non trẻ” việc xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng nhằm đáp ứng yêu cầu lâu dài về quản lý, giảng dạy, nghiên cứu khoa học trong bối cảnh các trường hiện nay là rất cần thiết.
+ Ý thức lao động, tính chăm chỉ, ý chí vươn lên làm giàu và trình độ nhận thức của một bộ phận các dân tộc còn hạn chế. Đây là những thách thức và khó khăn cho các trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp trong công tác tuyển sinh.
3.2. Công tác đào tạo, quản lý của các trƣờng cao đẳng và trung cấp