Hoạt động đào tạo của các trường cao đẳng và trung cấp chuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại các trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp tỉnh lai châu​ (Trang 56 - 62)

6. Kết cấu của đề tài

3.2.2. Hoạt động đào tạo của các trường cao đẳng và trung cấp chuyên

nghiệp tỉnh Lai Châu

3.2.2.1. Hoạt động đào tạo của trường Cao đẳng Cộng đồng Lai Châu

Nhà trường được Bộ GD&ĐT đồng ý phê duyệt cho phép trường tổ chức đào tạo các ngành trình độ CĐ, TCCN đáp ứng nhu cầu xã hội (Mầm non, Tiểu học, Lâm sinh, Thư viện, Trồng trọt và bảo vệ thực vật); tiếp tục đào tạo các ngành Kinh tế - Kỹ thuật, Nông - Lâm - Giáo dục thể chất. Thực hiện liên kết đào tạo trình độ ĐH khối ngành Sư phạm, Kế toán, Quản trị văn phòng, Giao thông...; tổ chức đào tạo chương trình liên thông cao đẳng Giáo dục tiểu học, Giáo dục mầm non, Lâm sinh.[12]

- Hệ đào tạo chính quy: Cao đẳng (8 ngành), Trung cấp (6 ngành)

+ Cao đẳng sư phạm Toán học (Cao đ¼ng SP Toán - SP Tin học) + Cao đẳng sư phạm Ngữ văn (Cao đẳng SP Ngữ văn - SP Lịch sử) + Cao đẳng sư phạm Giáo dục Mầm non

+ Cao đẳng sư phạm Giáo dục Tiểu học + Cao đẳng sư phạm Giáo dục Thể chất + Cao đẳng Lâm sinh

+ Cao đẳng Khoa học Thư viện + Cao đẳng Khoa học cây trồng

+ Trung cấp sư phạm Giáo dục tiểu học + Trung cấp sư phạm Giáo dục mầm non + Trung cấp Lâm sinh

+ Trung cấp Thư viện - thiết bị trường học + Trung cấp Trồng trọt và Bảo vệ thực vật + Trung cấp Kế toán.

- Hệ đào liên thông từ Trung cấp lên Đại học: hệ VLVH (3 ngành)

+ CĐLT ngành Giáo dục Tiểu học + CĐLT ngành Giáo dục Mầm non + CĐLT ngành Lâm sinh

- Bồi dưỡng chứng chỉ, nghiệp vụ ngắn hạn:

+ Nghiệp vụ thư viện - thiết bị trường học + Tin học văn phòng: A, B, C

+ Anh văn, Trung văn: A, B, C

- Liên kết đào tạo đại học:

Nhà trường liên kết với các trường Đại học trong nước như: ĐH sư phạm Hà Nội, ĐH sư phạm Hà Nội 2, Đại học Tây Bắc, ĐH Xây dựng Hà Nội, ĐH Giao thông Vận tải Hà Nội, Học viện Tài chính,... để đào tạo trên chuẩn cho đội ngũ giáo viên, cán bộ, viên chức trên địa bàn. Hiện tại, số sinh viên đang liên kết đào tạo là 1.096 người.

Bảng 3.1. Thực trạng quy mô đào tạo của trƣờng CĐCĐ Lai Châu giai đoạn 2013 - 2015

Đơn vị tính: Người

STT Hệ đào tạo Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

I Hệ cao đẳng 1.017 847 735 1 Chính quy 706 847 735 - SP Mầm non 299 413 427 - SP Tiểu học 193 162 115 - SP Toán tin 14 14 0 - SP Văn sử 26 26 0 - SP GDTC 56 41 22 - SP Văn 21 46 46 - SP Toán 33 52 52 - Lâm sinh 64 93 73 2 Liên thông CĐ VLVH 311 0 0 Ngành Mầm non 90 0 0 Ngành Tiểu học 211 0 0 II Hệ TCCN (Chính quy) 650 645 379 - SP Mầm non 474 423 265 - SP Tiểu học 87 79 22 - Trồng trọt bảo vệ thực vật 89 89 38 - Lâm sinh 0 54 54 III Bồi dƣỡng ngắn hạn 0 880 1.887

Bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán

viên 0 0 157

Chứng chỉ tin học, ngoại ngữ 0 880 1.730

IV Liên kết đào tạo đại học hệ

VLVH 687 1.164 1.096

Tổng quy mô toàn trƣờng 2.354 3.536 4.097

Qua bảng 3.1 ta thấy, quy mô đào tạo của nhà trường thay đổi qua các năm, đào tạo chính quy giảm qua các năm trong khi hệ đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn và liên kết đào tạo đại học tăng lên. Hệ đào tạo chính quy có xu hướng giảm qua các năm: hệ cao đẳng từ 1.017 sinh viên năm 2013 giảm xuống còn 735 sinh viên năm 2015; hệ trung cấp cũng giảm từ 650 sinh viên năm 2013 xuống còn 379 sinh viên năm 2015. Điều này cho thấy công tác tuyển sinh của nhà trường đang gặp rất nhiều khó khăn và làm giảm nguồn thu của nhà trường. Tuy nhiên, việc đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn và liên kết đào tạo đại học của nhà trường tăng lên qua các năm: bồi dưỡng ngắn hạn năm 2013 là không có đến năm 2015 là 1.887 hồ sơ; liên kết đào tạo đại học tăng từ 678 sinh viên năm 2013 lên 1.096 sinh viên năm 2015.

3.2.2.2. Hoạt động đào tạo của trường Trung cấp Y tế Lai Châu

Trường Trung cấp Y tế Lai Châu có chức năng đào tạo cán bộ y tế trình độ trung cấp, sơ cấp, đào tạo tập huấn, liên kết với các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp y dược, đào tạo cán bộ y tế có trình độ cao đẳng, đại học, trung cấp định hướng chuyên khoa, đáp ứng một phần nguồn nhân lực cho ngành Y tế Lai Châu, nhu cầu học nghề, xuất khẩu lao động theo kế hoạch của tỉnh.[17]

Các ngành đào tạo của nhà trường gồm: - Dược sĩ

- Điều dưỡng - Hộ sinh sơ cấp - Y sĩ đa khoa

- Y sĩ đa khoa định hướng học cổ truyền - Y sĩ đa khoa vừa học vừa làm

- Y sĩ y học cổ truyền - Kỹ thuật viên

Bảng 3.2. Thực trạng quy mô đào tạo của trƣờng Trung cấp Y tê Lai Châu giai đoạn 2013 - 2015

Đơn vị tính: Người

STT Hệ đào tạo Năm

2013

Năm 2014

Năm 2015

1 Đào tạo mới NVYTTB 9 tháng 83 40 40 2 Đào tạo NVYTTB 3 lên 9 tháng 0 80 120 3 Đào tạo NVYTTB 6 lên 9 tháng 0 120 0 4 Đào tạo bồi dưỡng NVYTTB tháng 0 lên 6 tháng 32 0 0 5 Đào tạo bồi dưỡng NVYTTB tháng 3 lên 6 tháng 0 47

6 Đào tạo bồi dưỡng NVYTTB tháng 0 lên 3 tháng 97 0 0 7 Đào tạo cô đỡ thôn bản 30 30 30 8 Đào tạo NCNLQL cán bộ Y tế xã, phường thị trấn 58 30 0 9 Đào tạo nâng cao tay nghề y sỹ Sản Nhi 0 60 0

10 Đào tạo y sỹ cho Lào 0 30 30

11 Đại học điều dưỡng (hệ vừa học vừa làm 3 năm) 60 110 160

12 Y sỹ đa khoa 125 0 0

13 Đào tạo nghiệp vụ sư phạm bậc 1 30 0 0

14 Đào tạo nghiệp vụ công tác dược 40

15 Đào tạo kiến thức y học cổ truyền 30

Tổng quy mô toàn trƣờng 500 532 580

Nguồn: tổng hợp từ phòng Đào tạo trường Trung cấp Y tế Lai Châu

Qua bảng 3.2 ta thấy, nhà trường không tuyển sinh hệ chính quy mà chỉ đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn và liên kết đào tạo. Quy mô đào tạo của nhà trường tăng lên qua các năm từ 500 sinh viên năm 2013 lên 580 sinh viên năm 2015. Do chưa được phép tuyển sinh hệ chính quy số lượng sinh viên nhà trường còn thấp và cũng làm giảm nguồn thu của nhà trường.

3.2.2.3. Hoạt động đào tạo của trường Trung cấp nghề tỉnh Lai Châu

Trường Trung cấp nghề tỉnh Lai Châu được phép đào tạo các ngành hệ trung cấp nghề, đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ ở trình độ Trung cấp nghề, Sơ cấp nghề nhằm trang bị cho người học năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, tạo điều kiện cho họ có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm, hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động.[16]

Các ngành đào tạo của nhà trường gồm: - Trồng cây Công nghiệp

- Chăn nuôi gia súc, gia cầm - Kỹ thuật Xây dựng

- Điện Công nghiệp - Lâm sinh

- Công nghệ chế biến chè

- Công nghệ chế biến mủ cao su - Kỹ thuật máy Công nghiệp - Cơ điện nông thôn

- Hàn - Dệt thổ cẩm - Vận hành máy công trình - Điện dân dụng - Thú y - Cốt thép hàn - Trồng cây lương thực, thực phẩm

Bảng 3.3. Thực trạng quy mô đào tạo của trƣờng Trung cấp nghề tỉnh Lai Châu giai đoạn 2013 - 2015

Đơn vị tính: Người

STT Hệ đào tạo Năm

2013 Năm 2014 Năm 2015 1 Kỹ thuật xây dựng 0 0 29

2 Điện công nghiệp 62 29 37

3 Hàn 0 45 50

4 Khuyến nông lâm 52 44 89

Tổng quy mô toàn trƣờng 114 118 205

Nguồn: tổng hợp từ phòng Đào tạo trường Trung cấp nghề tỉnh Lai Châu

Qua bảng 3.3 cho thấy, nhà trường chỉ đào tạo hệ chính quy mà chưa tiến hành đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn và liên kết đào tạo. Số lượng sinh viên của nhà trường tăng qua các năm từ 114 học sinh năm 2013 lên 205 học sinh năm 2015.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại các trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp tỉnh lai châu​ (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)