Kiến nghị với tỉnh Lai Châu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại các trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp tỉnh lai châu​ (Trang 102 - 106)

6. Kết cấu của đề tài

4.6.2. Kiến nghị với tỉnh Lai Châu

Đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét đầu tư xây dựng ký túc xá học sinh, khu giáo dục thể chất, có chỉ đạo cụ thể về kế hoạch nâng các trường lên trường Cao đẳng và Đại học vào sau năm 2020 giúp các trường định hướng và thuận lợi hơn trong việc thực hiện kế hoạch phát triển.

Cho phép các trường tiếp nhận những giảng viên có trình độ chuyên môn cao, giảng viên giỏi các bộ môn để xây dựng đội ngũ giảng viên nòng cốt cho trường, có chế độ ưu đãi thu hút riêng của tỉnh cho những đối tượng này để các trường có thể nâng cấp từ các trường cao đẳng lên đại học và từ các trường trung cấp lên cao đẳng.

Đề nghị Sở Tài chính trình Uỷ ban nhân dân và Hội đồng nhân dân tỉnh thay đổi tiêu thức phân bổ kinh phí chi thường xuyên hiện nay cho trường theo hướng phân bổ bình quân trên đầu sinh viên, có ưu tiên hệ số cho SV người dân tộc thiểu số.

Đề nghị Uỷ ban nhân dân và Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành mức thu học phí bằng với mức quy định của Chính phủ để kinh phí cấp cho các trường đảm bảo chi cho các hoạt động của Nhà trường.

Đề nghị Sở Y tế nghiên cứu cho phép trường đào tạo theo nhu cầu xã hội, từng bước mở rộng quy mô đào tạo, bồi dưỡng, đặc biệt là đào tạo các ngành mà địa phương có nhu cầu đồng thời tiếp tục thực hiện liên kết đào tạo với các trường đại học để đào tạo cử nhân điều dưỡng, dược sỹ đại học, bác sỹ liên thông từ trung cấp. Tạo điều kiện cho trường mở thêm mã ngành mới như Điều dưỡng trung cấp, dược sỹ trung cấp, trung cấp dân số khi đủ điều kiện.

KẾT LUẬN

Trong những năm qua, Nhà nước đã quan tâm, đẩy mạnh đầu tư cho giáo dục, tỷ trọng ngân sách dành cho giáo dục đào tạo tăng lên rõ rệt. Lai Châu là một tỉnh miền núi, điều kiện kinh tế khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao, trình độ dân trí còn thấp nên việc đầu tư cho giáo dục đào tạo rất được chú trọng. Theo đó, ngân sách Nhà nước cấp cho các trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu cũng tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, để khai thác tối đa các nguồn lực tài chính cho hoạt động đào tạo của nhà trường cần phải sử dụng nguồn tài chính đó một cách hiệu quả nhất.

Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu và thực tiễn tại các trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp Lai Châu, luận văn đã đạt được một số kết quả như mục tiêu nghiên cứu đề ra:

Thứ nhất, hệ thống được cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. Trong đó, một số nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính đó là: 1) Cơ chế, các văn bản pháp luật quản lý tài chính của Nhà nước, Bộ, ngành và địa phương; 2) Hệ thống kiểm tra, kiểm soát tài chính; 3) Trình độ cán bộ quản lý; 4) Công cụ quản lý tài chính.

Thứ hai, dựa trên cơ sở dữ liệu thu thập hàng năm của các trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu, đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính giai đoạn 2013- 2015 tại các trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu. Việc thực hiện công tác quản lý tài chính tại các trường vẫn còn một số hạn chế, đó là: UBND tỉnh ban hành quy định về định mức thu học phí muộn dẫn đến việc thu học phí không kịp thời, đồng thời định mức thu học phí của tỉnh thấp hơn so với quy định của Nhà nước nên kinh phí NSNN cấp không đủ đáp ứng được hoạt động đào tạo; Công tác lập dự toán còn thiếu tính dự báo; Chưa có bộ sổ về công tác kế toán quản trị;

Một số định mức trong quy chế chi tiêu nội bộ chưa phù hợp với thực tế và chưa có ban kiểm tra, kiểm soát công tác quản lý tài chính riêng.

Thứ ba, đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại các trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu trong thời gian tới, đó là: 1) Phát triển quy mô giáo dục đào tạo tại các trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu; 2) Tăng cường khai thác và đa dạng các nguồn thu; 3) Phát triển nghiên cứu khoa học; 4) Xây dựng hệ thống kế toán quản trị; 5) Hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ; 6) Hoàn thiện công tác kiểm tra, kiểm soát quản lý tài chính.

Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, mặc dù đã rất cố gắng nhưng do kiến thức thực tế còn hạn chế và giới hạn về thời gian nghiên cứu nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Kính mong nhận được sự đóng góp của các thầy giáo, cô giáo và những người quan tâm để luận văn được hoàn chỉnh hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Thị Lan Anh (2013), Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Trường Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật Phú Thọ, Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên.

2. Bộ Tài chính (2014), Chế độ kế toán Hành chính sự nghiệp, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.

3. Đặng Văn Du và Bùi Tiến Hanh (2010), Giáo trình Quản lý chi Ngân sách Nhà nước, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

4. Nguyễn Ngọc Hùng (2008), Quản lý Ngân sách Nhà nước, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

5. Phạm Duy Linh (2008), Giáo trình Tài chính hành chính sự nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

6. Nghiêm Văn Lợi (2007), Giáo trình Kế toán Hành chính sự nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

7. Nghị định số 43/2006/NĐ-CP Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính với đơn vị sự nghiệp công lập, Chính phủ ban hành ngày 25/6/2006.

8. Nghị định số 49/2010/NĐ-CP Quy định miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi

phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân năm 2010-2011 đến năm 2014-2015, Chính phủ ban hành 14/5/2010.

9. Nghị định số 16/2015/NĐ-CP Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, Chính phủ ban hành ngày 14/02/2015.

10.Nghị định số 86/2015/NĐ-CP Quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021, Chính phủ ban hành 02/10/2015.

11.Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC Ban hành chế độ kế toán Hành chính sự nghiệp, Bộ Tài chính ban hành ngày 30/03/2006.

12.Quyết định số 7067/QĐ-BGDĐT về việc thành lập Trường Cao đẳng Cộng đồng Lai Châu, Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành ngày 06/11/2007.

13.Quyết định số 216/QĐ-UBND thành lập Tổ chức bộ máy của Trường Cao đẳng Cộng đồng Lai Châu, UBND tỉnh Lai Châu ban hành ngày 01/02/2008.

14.Quyết định số 195/QĐ-CĐCĐ về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Cao đẳng Cộng động Lai Châu, Trường Cao đẳng Cộng đồng ban hành ngày 18/9/2014.

15.Quyết định số 1167/QĐ-UBND thành lập Trường Trung cấp nghề tỉnh

Lai Châu, UBND tỉnh Lai Châu ban hành ngày 12/08/2008.

16.Quyết định số 248/QĐ-UBND Phê duyệt Điều lệ Trường Trung cấp nghề

tỉnh Lai Châu, UBND tỉnh Lai Châu ban hành ngày 01/03/2011.

17.Quyết định số 1284/QĐ-UBND thành lập Trường Trung cấp y tế tỉnh Lai Châu, UBND tỉnh Lai Châu ban hành ngày 28/10/2011.

18.Trường Cao đẳng Sơn La (2016), Báo cáo các nội dung thực hiện Quy chế công khai năm học 2015-2016, Sơn La.

19.Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Điện Biên (2016), Báo cáo công khai tài chính 2015, Điện Biên.

20.Trường Cao đẳng Cộng đồng Lai Châu (2013, 2014, 2015), Báo cáo quyết toán Tài chính Trường Cao đẳng Cộng đồng Lai Châu, Lai Châu.

21.Trường Trung cấp Y tế Lai Châu (2013, 2014, 2015), Báo cáo quyết toán Tài chính Trường Trung cấp Y tếLai Châu, Lai Châu.

22.Trường Trung cấp nghề tỉnh Lai Châu (2013, 2014, 2015), Báo cáo quyết toán Tài chính Trường Trung cấp nghề tỉnhLai Châu, Lai Châu.

23.UNBD tỉnh Lai Châu (2015), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH, đảm bảo Quốc phòng – An ninh năm 2015, kế hoạch năm 2016, Lai Châu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại các trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp tỉnh lai châu​ (Trang 102 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)