6. Kết cấu của đề tài
4.4. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với việc hoàn thiện
công tác quản lý tài chính tại các trƣờng cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu
- Điểm mạnh:
Sự nghiệp đào tạo của các trường luôn được tỉnh và các ngành quan tâm đầu tư chỉ đạo. Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Y tế và sự quan tâm của các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh Lai Châu đã tạo điều kiện cho các trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu phát triển.
Cán bộ viên chức trong các trường năng động, có trách nhiệm, có khả năng làm việc với cường độ cao, giảng viên nhiệt tình tâm huyết với nghề nghiệp. Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên tường bước được kiện toàn cả về số lượng và chất lượng.
Các trường đã và đang tiếp cận với những hình thức liên kết cấp chứng chỉ nghiệp vụ, liên kết đào tạo đã đem lại nguồn thu cho đơn vị để góp phần nâng cao đời sống cho cán bộ viên chức.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị tương đối đầy đủ cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy, đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng hàng năm, được ngân sách đảm bảo 100% kinh phí hoạt động của trường
Trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý tài chính được cung cấp đầy đủ, các trường đều sử dụng phần mềm kế toán DTSOFT giúp cho việc hạch toán và lên sổ sách kế toán thuận tiện và đáp ứng được yêu cầu của công tác kế toán.
- Điểm yếu:
Thương hiệu các trường chưa mạnh, chưa có sức hút người học; ngành đào tạo ít, không hấp dẫn. Chất lượng đÇu vào thấp, một số ngành khó tuyển sinh hoặc không tuyển sinh được.
Trình độ, kinh nghiệm của cán bộ quản lý và giảng viên còn yếu. Chính sách tạo động lực chưa cao.
Công tác nghiên cứu khoa học còn yếu.
Văn hóa tổ chức đang trong quá trình hình thành.
Chương trình đào tạo còn nặng về kiến thức lý thuyết, còn ít chú trọng rèn kỹ năng, nhất là kỹ năng mềm.
Cơ sở vật chất còn khó khăn (thiết bị, tài liệu dạy học còn thiếu và chưa đồng bộ, ký túc xá, nhà ăn chưa được đầu tư xây dựng).
Trường Trung cấp Y tế không được đào tạo cán bộ y tế có trình độ trung cấp vì hiện nay học sinh tốt nghiệp y sỹ ra không bố trí được việc làm. Đội ngũ nhân viên y tế thôn bản đã đào tạo cơ bản nên việc tuyển sinh gặp rất nhiều khó khăn.
Bộ phận kế toán của nhà trường thay đổi nên kinh nghiệm trong công tác quản lý tài chính chưa nhiều.
- Cơ hội:
Theo chủ trương và định hướng của Ủy ban nhân dân tỉnh đến năm 2020 các trường sẽ nâng cấp lên: trường Cao đẳng Cộng đồng Lai Châu sẽ trở thành trường Đại học Cộng đồng Lai Châu; trường Trung cấp y tế Lai Châu nâng cấp thành trường Cao đẳng Y tế Lai Châu và trường Trung cấp nghề tỉnh Lai Châu nâng cấp thành trường Cao đẳng nghề Lai Châu. Như vậy, các trường sẽ mở rộng được quy mô và loại hình đào tạo giúp cho việc tuyển sinh của các trường thuận lợi hơn.
Chiến lược phát triển giáo dục của Chính phủ cũng như quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng cả nước đặt ra các mục tiêu và tạo ra các điều kiện thuận lợi để phát triển các trường đại học, cao đẳng ở các vùng và
các tỉnh, trong đó có vùng Tây Bắc, tỉnh Lai Châu và các trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu.
Các trường đang phát triển theo hướng nghề nghiệp - ứng dụng, tích cực phục vụ và đáp ứng nhu cầu cộng đồng, xã hội. Đây là một hướng đi mới, hiệu quả trong mô hình giáo dục đại học Việt Nam nhằm thay đổi chất lượng lao động ở nông thôn, huy động thêm các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước, đồng thời gắn liền đào tạo với nhu cầu sử dụng, nhu cầu học tập ở các địa phương.
- Thách thức:
Ở trong nước, sự phân hóa trong xã hội có chiều hướng gia tăng. Khoảng cách giàu nghèo giữa các nhóm dân cư, khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, giữa các địa phương ngày càng có xu hướng tăng lên. Điều này có thể làm tăng thêm tình trạng bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục của cư dân giữa các vùng miền và giữa các đối tượng người học trong đó có các tỉnh miền núi như Lai Châu.
Ở tỉnh Lai Châu nguồn nhân lực đang còn thua kém so với nhiều địa phương khác trong nước và so với ngay các tỉnh khác trong vùng, chất lượng giáo dục phổ thông của tỉnh và vùng Tây Bắc còn có khoảng cách so với mặt bằng chung của cả nước, điều này ảnh hưởng đến chất lượng tuyển sinh, đến chỉ tiêu tuyển chọn, đến chất lượng đào tạo, đây là thách thức lớn đối với nhà trường;
Sự phát triển về quy mô giáo dục đại học, với sự gia tăng nhanh chóng về số lượng các trường đại học và cao đẳng trong cả nước đang tạo sức ép cạnh tranh về tuyển sinh, chất lượng đào tạo, quy mô và loại hình đào tạo.
Nhà trường đang trong thời kỳ “non trẻ” việc xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng nhằm đáp ứng yêu cầu lâu dài về quản lý, giảng dạy, nghiên cứu khoa học trong bối cảnh nhà trường hiện nay đang là một thách thức lớn…
Trình độ giáo viên của trường chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của trường. Học sinh sinh viên ra trường hiện nay còn nhiều người chưa có việc làm, tuyển sinh đào tạo tại các xã, bản gặp nhiều khó khăn, các trường đại học chưa nhiệt tình đến mở các lớp đào tạo tại Lai Châu.
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ đòi hỏi nhà trường phải đổi mới trang thiết bị cho nghiên cứu và học tập để có thể nhanh chóng tiếp cận với trình độ tiên tiến.
Nguồn tuyển sinh của các trường chủ yếu là con em trong tỉnh và các tỉnh lân cận, trong khi các trường đại học và cao đẳng được thành lập rất nhiều nên công tác tuyển sinh tại các trường gặp rất nhiều khó khăn, dẫn đến thách thức về công tác xã hội hóa đào tạo, đa dạng hóa nguồn thu.
Yêu cầu về quản lý tài chính đòi hỏi ngày càng cao nhất là trong công tác quản lý tài chính giáo dục và đào tạo của các trường, do đó cần có đội ngũ quản lý tài chính, kế toán đủ về số lượng và đáp ứng yêu cầu về phẩm chất đạo đức, về nghiệp vụ chuyên môn và trình độ đào tạo. Đồng thời, các trường cần phải đầu tư đầy đủ trang thiết bị, phần mềm kế toán đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý tài chính.