Hiện nay, các quốc gia đang không ngừng nỗ lực, mở rộng các quan hệ thương mại quốc tế và hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình chủ động tham gia ngày càng sâu, rộng vào đời sống mọi mặt của quốc tế. Hội nhập còn đóng góp
quan trọng vào việc đưa quan hệ của một quốc gia với các đối tác đi vào chiều sâu, tạo thế đan xen lợi ích, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, nâng cao vị thế và uy tín của quốc gia trên trường quốc tế.
Khi tăng cường giao thương với các quốc gia khác, hoạt động xuất khẩu của một nước sẽ ngày càng được thúc đẩy. Sản phẩm và hàng hóa từ quốc gia đó sẽ có mặt tại nhiều thị trường trên khắp thế giới và thông qua đó người tiêu dùng quốc tế biết đến quốc
gia đó nhiều hơn, hình ảnh của đất nước vì thế ngày càng được biết đến rộng rãi.
Không những thế, ngoài kinh tế, hội nhập quốc tế còn giúp một đất nước được hưởng lợi về các mặt giáo dục, văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ. Các quốc gia có
thể dựa vào mối quan hệ ngoại giao của nước mình với các đối tác thương mại, đối tác chiến lược để học hỏi các thành tựu về văn hóa, giáo dục, khoa học, thúc đẩy chuyển giao công nghệ, đặc biệt là đối với các nền kinh tế nhỏ, đang phát triển. Quá trình không
ngừng học hỏi và trao đổi tạo ra các điều kiện, cơ hội thuận lợi nhất cho việc phát triển kinh tế, xã hội. Từ đó vị thế của quốc gia cũng được nâng cao.
1.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 1.2.1. Yeu tố lãnh đạo của các quốc gia
Hoạt động lãnh đạo, quản lý có vai trò quan trọng hàng đầu đối với hiệu quả, sự phát triển của các tổ chức, địa phương và cả quốc gia. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động lãnh đạo, quản lý là các nhân tố sau: đường lối, chính sách; thể chế; tổ chức bộ máy
nhà nước; điều kiện kinh tế chính trị; đội ngũ cán bộ. Ngoài ra, ảnh hưởng cá nhân của các nhà lãnh đạo cũng được cho là ảnh hưởng sâu sắc đến quan hệ quốc tế của một quốc gia. Những nhà lãnh đạo là những người có nhiệm vụ hoạch định chính sách đối ngoại, quyết định việc thiết lập các mối quan hệ ngoại giao, quan hệ thương mại quốc tế nên phong cách lãnh đạo khác nhau cũng gây ra các tác động khác nhau lên tình hình ngoại giao của một đất nước. Ở các nền văn hóa khác nhau, cấp lãnh đạo cũng có phong cách riêng khác nhau. Với các quốc gia phương Tây, phong cách lãnh đạo thường đề cao chủ nghĩa cá nhân, coi trọng sự cân bằng, quyết đoán trong khi ở các nước phương Đông, phong cách lãnh đạo có xu hướng coi trọng chủ nghĩa tập thể, đề cao sự đồng thuận. Phong cách lãnh đạo, đường lối lãnh đạo khác nhau sẽ có các quyết định về ngoại giao khác nhau. Những quốc gia đề cao chủ nghĩa cá nhân sẽ luôn đặt lợi ích của đất nước mình lên đầu, có xu hướng bảo hộ nền kinh tế trong nước thay vì thúc đẩy hội nhập, kí kết các hiệp định thương mại.
1.2.2. Bối cảnh quốc gia
Để hoạch định chính sách đối ngoại, các quốc gia phải xem xét và đánh giá tình hình trong nước trên các khía cạnh như kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng để có thể đưa ra các quyết định trọng yếu về việc thiết lập mối quan hệ ngoại giao với các quốc gia khác vì những mỗi quan hệ này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích quốc gia. Tình hình an ninh xã hội trong nước có thể khiến doanh nghiệp nước đối tác e ngại khi
giao thương do sự ổn định của môi trường kinh doanh không được đảm bảo. Chẳng hạn như Afghanistan không phải là một nước thu hút nhiều doanh nghiệp nước ngoài do chính trị bất ổn, thường xuyên xảy ra khủng bố, bạo động.
Tiềm lực kinh tế cũng là khía cạnh quan trọng cần cân nhắc để lãnh đạo các quốc gia đưa ra chính sách đối ngoại phù hợp. Mục đích của việc thiết lập các mối quan hệ thương mại quốc tế là để hội nhập sâu với thế giới, phát triển kinh tế, giải quyết việc làm
cho người lao động và nâng cao vị thế của quốc gia. Đối với các quốc gia đang phát triển, lợi ích như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hay nâng cao vị thế của quốc gia là lợi ích
rõ ràng nhất. Nhưng với các nền kinh tế lớn bậc nhất thế giới như Mỹ, kí kết các hiệp định hợp tác kinh tế với các nước kém phát triển hơn chưa chắc đã đem lại lợi ích cho Mỹ. Điển hình là trong năm 2016, khi nguyên tổng thống Mỹ Barack Obama kết thúc nhiệm kì và tân tổng thống Donald Trump kế nhiệm, ông đã kiên quyết rút khỏi Hiệp định xuyên Thái Bình Dương (TPP), vì là nền kinh tế lớn nhất nên lợi ích thực tế trước mắt của Mỹ bị mất nhiều nhất, do vậy từ những nhà đàm phán đến giới phân tích đều cho rằng TPP mang lại lợi ích cho các đối tác khác nhiều hơn là mang lại lợi ích cho nước Mỹ. Ngược lại, với một nước đang phát triển như Việt Nam, hiệp định này đem đến lợi ích to lớn về kinh tế vì mục tiêu của TPP là xóa bỏ phần lớn thuế quan cho hàng hóa giữa 12 nước tham gia hiệp định, đây là con đường không thể tốt hơn cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tăng sức cạnh tranh về giá khi tiếp cận thị trường các nước đối tác TPP, thậm chí xét từ góc độ quản lý nhà nước, TPP có thể sẽ lại là cho một làn sóng cải cách về thể chế và hành chính mới, hiệu quả cho Việt Nam.
Như vậy, cùng với một Hiệp định thương mại, nhưng sự chênh lệch về mặt lợi ích lại rất lớn giữa các nước có tiềm lực kinh tế khác nhau. Vậy nên, trước khi kí kết các
hiệp định hợp tác thương mại, thiết lập mối quan hệ thương mại quốc tế, bối cảnh quốc gia là yếu tố không thể thiếu cần được đánh giá trước khi đi đến quyết định.
1.2.3. Bối cảnh quốc tế
Bối cảnh quốc tế là môi trường mà các quốc gia tồn tại và cọ xát lợi ích lẫn nhau,
là nhân tố phải được xem xét hàng đầu trong công cuộc hoạch định chính sách đối ngoại
để xác lập quan hệ quốc tế của mỗi quốc gia. Thế giới thay đổi nhanh chóng và các quốc
gia phải tự điều chỉnh để theo kịp với sự phát triển không ngừng nghỉ này.
Tình hình chính trị và an ninh thế giới, các vấn đề về nền kinh tế toàn cầu hay xu hướng toàn cầu hóa là những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến các mối quan hệ thương mại quốc tế. Nếu một quốc gia có môi trường chính trị bất ổn sẽ tạo sự e dè cho các quốc gia khác khi thiết lập mối quan hệ thương mại với chính quốc gia đó, do tình hình chính trị bất ổn
sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động thương mại giữa các quốc gia với nhau.
Ngoài ra, kỉ nguyên đa cực hóa đã làm quan hệ quốc tế trở nên đa dạng trong những năm gần đây, ví dụ như sự tăng trưởng của Nhật Bản, sự gia tăng vị thế quốc tế của Trung quốc, sự sụp đổ của các hệ thống thuộc địa, ... đều thúc đẩy sự đa dạng hóa trong quan hệ thương mại quốc tế. Bằng chứng là cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nhiều nước lớn và sự thay đổi tương quan so sánh lực lượng giữa các nước đó, trong những năm qua, thông qua quá trình hợp tác, liên kết, cạnh tranh, đấu tranh, đã hình thành nhiều trung tâm, nhiều tổ chức kinh tế, tài chính, thương mại quốc tế mới. Chẳng hạn: Nhóm các nước có nền kinh tế mới nổi (BRIC); Hợp tác kinh tế Á - Âu (ASEM); Cộng đồng ASEAN với ba trụ cột kinh tế, văn hoá - xã hội, chính trị - an ninh; Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB); Liên minh các quốc gia Nam Mỹ (UNASUR);
Khu vực tự do thương mại châu Mỹ (FTAA)
Xu thế toàn cầu hóa đã gây ra tác động lên các mối quan hệ thương mại giữa các quốc gia trên thế giới khi toàn cầu hóa đã trở thành xu thế tất yếu vì nó được xem như một quá trình tăng lên mạnh mẽ của các mối quan hệ, sự ảnh hưởng, sự phụ thuộc cũng như những tác động qua lại giữa các khu vực, quốc gia và dân tộc trên thế giới. Ngày càng nhiều các liên minh kinh tế, chính trị được thiết lập, các hiệp định được kí kết để nhằm gia tăng lợi ích giữa các quốc gia như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Diễn đàn kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), ...
Như vậy, các chính sách đối ngoại, khả năng thiết lập mối quan hệ thương mại quốc tế bị ảnh hưởng rất lớn bởi các tác động của bối cảnh toàn cầu.
1.3. TÁC ĐỘNG CỦA QUAN HỆ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ ĐẾN NỀN KINH TẾTHẾ GIỚI THẾ GIỚI
Việc tăng cường các mối quan hệ thương mại quốc tế và thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế đã trở thành xu hướng tất yếu và là lựa chọn chính sách của hầu hết các quốc gia để phát triển. Tuy nhiên, việc thiết lập các mối quan hệ quốc tế và hội nhập sâu cũng có tác động hai chiều đến nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất nhập
khẩu của các quốc gia.
1.3.1. Tác động tích cực
Sự ra đời và phát triển của kinh tế thị trường đã trở thành động lực để các quốc gia trên thế giới không ngừng củng cố các mối quan hệ thương mại quốc tế, tiến đến quá
trình hội nhập. Tính đến năm 2019, đã có 164 quốc gia tham giao vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và hơn 200 Hiệp định thương mại tự do (FTA) có hiệu lực. Các Hiệp định thương mại tự do có thể được thực hiện giữa hai nước riêng lẻ hoặc có thể đạt
được giữa một khối thương mại và một quốc gia như Hiệp định thương mại tự do Liên minh Châu Âu-Chi Lê, hoặc Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc, thông qua đó, các quốc gia sẽ tiến hành theo lộ trình việc cắt giảm và xóa bỏ hàng rào thuế quan cũng như phi thuế quan nhằm tiến tới việc thành lập một khu vực mậu dịch tự do. Các hiệp định này là thành quả của việc các quốc gia không ngừng tăng cường thúc đẩy quan hệ thương mại quốc tế, đem lại nhiều tác động tích cực đối với kinh tế của các quốc
gia nói riêng và nền kinh tế toàn cầu nói chung.
1.3.1.1. Mở rộng thị trường
Việc dỡ bỏ các hàng rào thuế quan là cơ hội để các nhà sản xuất thâm nhập thị trường các nước thành viên FTA, WTO. Mở rộng thị trường cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có thể tiếp cận nhiều hơn với cơ hội mở rộng sản xuất, gia tăng lợi nhuận. Đây là cơ sở để đạt được sự nhất trí từ phía các doanh nghiệp, lực lượng thị trường đóng
vai trò quan trọng trong việc hội nhập có hiệu quả của một quốc gia. Ngoài thị trường trong nước, các doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường sang các nước khác, mở rộng tập khách hàng và qua đó tăng doanh thu bán hàng.
1.3.1.2. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Ngoài ra, không chỉ có tác động mở rộng thị trường, thúc đẩy quan hệ thương mại
quốc tế và hội nhập kinh tế còn giúp thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), thúc đẩy kinh tế thế giới tăng trưởng. Các hiệp định cam kết mở cửa thị trường, xóa bỏ hàng rào thuế quan và các biện pháp bảo hộ, khiến các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm hơn khi đầu tư ở một thị trường mới. FDI là nhân tố không thể thiếu đóng góp vào quá trình tăng trưởng
chung của toàn nền kinh tế quốc dân, và trong dài hạn là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng kinh tế của các quốc gia. Đối với những nước chưa mạnh trong
hoạt động sản xuất, những mặt hàng sản xuất trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu của người tiêu dùng, giải pháp thông thường là nhập khẩu mặt hàng đó. Tuy nhiên trong tiến
trình toàn cầu hóa, thu hút đầu tư nước ngoài đã góp phần thúc đẩy nền sản xuất hàng hóa trong nước. Hơn thế nữa, Các nhà đầu tư nước ngoài luôn đặc biệt quan tâm đến việc
tận dụng nguồn lao động rẻ ở các nước tiếp nhận đầu tư để có thể giảm thiểu chi phí, tối đa hóa lợi nhuận và duy trì sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, khu vực FDI đã và đang được xem là tiên phong trong việc đào tạo tại chỗ và bên ngoài, nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên.
1.3.1.3. Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu
Nhờ việc tham gia vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO), kí kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA), các tổ chức quốc tế mà các hàng rào thuế quan, các chính sách bảo hộ dần được xóa bỏ, nhờ đó các quốc gia đã có những cơ hội thuận lợi để phát triển kinh tế và tăng trưởng xuất khẩu. Hoạt động xuất nhập khẩu là hoạt động quan trọng của
mỗi quốc gia, được xem như là một điều kiện tiền đề cho sự phát triển kinh tế và kinh doanh xuất nhập khẩu là lĩnh vực quan trọng nhằm tạo điều kiện cho các nước tham gia vào phân công lao động quốc tế, phát triển kinh tế và làm giàu cho đất nước. Các mối quan hệ thương mại quốc tế, các Hiệp định thương mại song phương, đa phương này đã giúp hoạt động xuất nhập khẩu của các nước thành viên được thúc đẩy, có thêm các cơ hội từ chuỗi cung ứng mới được hình thành, tham gia vào các công đoạn sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn, áp dụng công nghệ kĩ thuật cao vào sản xuất. Kim ngạch xuất khẩu
của thế giới ngày một tăng cao do hoạt động hội nhập thương mại giữa các quốc gia ngày
một sâu rộng.
1.3.2. Tác động tiêu cực
Ngoài lợi ích to lớn mà việc thiết lập mối quan hệ thương mại quốc tế đem lại cho
nền kinh tế quốc gia nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung, việc củng cố các mối quan hệ thương mại quốc tế cũng đem đến một vài tác động tiêu cực cho nền kinh tế.
1.3.2.1. Gia tăng sức ép cạnh tranh đối với nền sản xuất trong nước
Với việc các doanh nghiệp nước ngoài đẩy mạnh đầu tư vào các thị trường mới do rào cản thuế và các chính sách bảo hộ giảm bớt, tạo ra một làn sóng FDI và làm tăng hạn ngạch nhập khẩu của các nước đang phát triển. Khi kí kết các hiệp định hoặc thỏa thuận thương mại, các hàng rào thuế quan nội khối sẽ bị hạ thấp hoặc xoá bỏ, điều đó có
nghĩa là các doanh nghiệp trong nước không còn nhận được sự bảo hộ từ các công cụ chính sách thương mại của nhà nước. Họ sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt hơn
từ các sản phẩm đến từ các nước thành viên khác. Các tác động tạo ra sức ép để các nhà sản xuất trong nước phải vận động nhằm thoát ra khỏi tình trạng trì trệ, ỉ lại, thúc đẩy họ
nắm lấy cơ hội đổi mới hoạt động kinh doanh, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm,
đổi mới công nghệ, hạ giá thành sản phẩm. Không nâng cao tính cạnh tranh đồng nghĩa với khả năng thất bại của doanh nghiệp, đặc biệt là đối với những ngành công nghiệp được bảo hộ trước đó. Những ngành vốn được bảo hộ nhiều và những doanh nghiệp kém
cạnh tranh sẽ phải giảm sản xuất, thậm chí thu nhỏ hoặc phá sản.
1.3.2.2. Nguy cơ xảy ra mâu thuẫn và tranh chấp thương mại giữa các quốc gia
Ngoài ra, tham gia sâu vào các quan hệ thương mại quốc tế cũng đồng nghĩa với việc trong quá trình trao đổi buôn bán dịch vụ giữa các nước có khả năng xảy ra mâu thuẫn do bất đồng về quan điểm, môi trường kinh doanh và phong tục tập quán. Mâu