2.2 .1.1
3.2. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT
3.2.1. xuất với các cơ quan quản lý
Thứ nhất, đẩy mạnh vai trò quản lý Nhà nước
Cần tăng cường vai trò của hoạt động quản lý Nhà nước, đặc biệt là Bộ Công Thương, Bộ Tài Chính và các Hiệp hội ngành nghề, Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu của các khu vực, ... để cùng chung tay xây dựng hàng rào kĩ thuật, tăng cường kiểm soát chất lượng hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, rà soát kĩ lưỡng các sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc nhập vào Việt Nam để đề phòng Trung Quốc chuyển hàng hóa sang Việt Nam, lấy nhãn mác là hàng Việt Nam rồi chuyển qua Mỹ để tránh thuế. Hiện nay, Trung Quốc đã và đang là một trong những đối tác lớn và quan trọng nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, để tránh căng thẳng thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc do nước ta đẩy mạnh công tác rà soát hàng hóa và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, Chính phủ cần cân nhắc đưa ra các mô hình hợp tác tốt hơn giữa hai nước thông qua các cuộc đàm phán, đối thoại dựa trên các lợi ích thương mại. Ngoài ra, khu thương mại biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn còn thô sơ, chưa phát triển cơ sở hạ tầng. Do đó, để giành được
lợi ích thương mại xuyên biên giới một cách tối đa, Việt Nam và Trung Quốc cần xem xét và thỏa thuận để để xây dựng một khung hợp tác hiệu quả hơn cho mối quan hệ giữa hai nước.
Thông qua giải pháp này, Việt Nam sẽ giảm được việc nhập khẩu tăng mạnh từ Trung Quốc, phòng tránh gia tăng thâm hụt thương mại và đặc biệt là hàng hóa Trung
Quốc xuất khẩu vào thị trường Việt Nam nhằm làm giả nguồn gốc từ Việt Nam để xuất khẩu sang Mỹ.
Thứ hai, thi hành các chính sách bảo hộ thị trường nội địa
Để bảo vệ ngành sản xuất và hàng hóa trong nước, Chính phủ và các bộ ban ngành
cần chủ động đưa ra các biện pháp và chính sách để bảo hộ hàng hóa nội địa, đồng thời ngăn chặn việc buôn bán nhập lậu hàng hóa từ nước ngoài. Áp dụng các biện pháp phòng
vệ thương mại và chú trọng kiểm soát chất lượng của hàng hóa, ngăn chặn buôn lậu ngay
tại các cửa khẩu, cửa hải quan, đặc biệt là các hàng hóa nhập lậu từ Trung Quốc. Hơn nữa, hạn chế nhập khẩu các mặt hàng xa xỉ và các mặt hàng trong nước sản xuất được, để ngăn ngừa tình trạng nhập siêu và gia tăng cơ hội cạnh tranh cho hàng hóa trong nước.
Nhờ vào biện pháp bảo hộ và phòng về thương mại, tình trạng nhập siêu của Việt
Nam sẽ được ngăn ngừa và thị trường trong nước được bảo hộ trước hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài, hàng hóa Việt Nam qua đó có sức cạnh tranh lớn hơn.
Thứ ba, chuẩn bị sẵn sàng và kĩ lưỡng các thông tin cần thiết
Đặc biệt, với những thay đổi không lường trước được trong diễn biến cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, các nhà hoạch định chính sách cần theo dõi sát sao diễn biến của xung đột thương mại này. Lên trước các tình huống, kịch bản khác nhau nếu chiến tranh thương mại ngày càng trở nên căng thẳng hơn để kịp phân tích, vạch ra các chiến lược, định hướng nhằm đối phó kịp thời, giảm ảnh hưởng tiêu cực lên nền kinh tế Việt Nam. Đồng thời, đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin một cách nhanh chóng và kịp thời đến tất cả các thành phần tham gia trong chuỗi giá trị hàng hóa, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu để các doanh nghiệp có thể đưa ra những
chiến lước đúng đắn. Đồng thời, chuẩn bị cẩn thận các thông tin liên quan đến phòng vệ thương mại với Mỹ và sớm áp dụng các biện pháp phòng vệ để có thể ngăn chặn hàng
Thông qua biện pháp này, các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam sẽ luôn cập nhật được tình hình mới nhất để từ đó đưa ra các chính sách, quyết định phù hợp với tình hình và áp dụng các biện pháp phòng vệ để bảo vệ nền kinh tế trong nước khỏi các tác động tiêu cực của thị trường thế giới khi cần thiết.
Thứ tư, thi hành chính sách tiền tệ phù hợp
Ngoài ra, Việt Nam cũng cần củng cố khả năng chống chịu về mặt kinh tế vĩ mô để tránh những ảnh hưởng tiêu cực từ sự leo thang chiến tranh thương mại. Cụ thể, cần duy trì chính sách tiền tệ ứng phó nhằm tạo lớp đệm để có thể quản lý các biến động về tài chính, thương mại thế giới. Việc hạ giá đồng tiền giúp thúc đẩy xuất khẩu nhưng ngược lại sẽ làm lạm phát tăng và chi phí nhập khẩu các nguyên liệu, phụ liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất trong nước tăng theo. Do đó, phải cân nhắc, phân tích một cách cụ thể và kỹ lưỡng để lựa chọn thời điểm phù hợp cho việc điều chỉnh tỷ giá.
Việc điều chỉnh tỉ giá phù hợp với tình hình thị trường thế giới sẽ giúp cho nền kinh tế và hoạt động tài chính của Việt Nam bình ổn hơn, tránh được các tác động tiêu cực của căng thẳng thương mại.
Thứ năm, đầu tư cho hoạt động xuất khẩu
Tập trung cho hoạt động xuất khẩu, đặc biệt là các thị trường truyền thống có sức
mua cao như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, ... Hàng xuất khẩu Việt Nam cần được nâng cấp về chất lượng sản phẩm và cả quy mô xuất khảu. Xây dựng các chính sách ưu đãi, thúc đẩy các doanh nghiệp đổi mới công nghệ lạc hậu, áp dụng công nghệ tiên tiến vào hoạt động sản xuất, công nghệ chế biến trong các ngành hàng xuất khẩu có tỉ trọng cao như dệt may, da giày, gỗ và các sản phẩm từ gỗ, ... để đảm bảo sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng đáp ứng được nhu cầu của thị trường với mức chi phí thấp. Không những thế, cần tập trung nghiên cứu những thị trường mới nổi tiềm năng, có khả năng phát triển các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam để mở rộng môi trường kinh doanh. Ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản trong chuyển giao công nghệ để sản xuất ra các sản phẩm đạt chất lượng cao, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường thế giới cũng như coi trọng quảng bá sản phẩm nhằm thúc đẩy tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Hỗ trợ
thêm trong việc tiếp cận các kênh phân phối trên các thị trường lớn của thế giới. Để sản phẩm của Việt Nam được biết đến rộng rãi hơn, Bộ Công thương cần hỗ trợ, đào tạo công tác xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp và sản phẩm với môi trường trong nước và quốc tế đồng thời đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giảm kiểm tra chuyên ngành để góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp phát huy tiềm năng, tận dụng các cơ hội xuất
khẩu.
Thông qua giải pháp này, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam sẽ ngày càng gia tăng về kim ngạch xuất khẩu. Hình ảnh của Việt Nam cũng từ đó mà được biết đến rộng rãi hơn trên thị trường quốc tế đề phòng trường hợp thuế quan từ phía Mỹ ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam thì nước ta có thể mở rộng xuất khẩu sang
các thị trường khác.
Thứ sáu, nắm bắt các cơ hội từ các Hiệp định thương mại đã và đang kí kết
Tận dụng tối đa các cơ hội từ Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) sắp đi vào
hiệu lực để giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực, những rào cản kỹ thuật ngăn cản việc thâm nhập các thị trường nước ngoài và đồng thời cải thiện thủ tục hành chính, thủ tục và môi trường đầu tư cũng như tăng tốc quá trình tái cấu trúc ngành Công thương, để thu
hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào thị trường Việt Nam. Đánh giá sự bất cân đối giữa khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước, khu vực doanh nghiệp nhà nước và khu vực có vốn FDI để từ đó tạo sân chơi công bằng và bình đẳng cho các doanh nghiệp Việt
Nam và doanh nghiệp có vốn FDI cùng hoạt động thuận lợi, tổ chức thêm nhiều hoạt động kết nối các doanh nghiệp này với nhau để thúc đẩy tăng trường bền vững.
Diễn biến khó lường của căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ gây ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu. Thông qua các Hiệp định thương mại, xuất khẩu
3.2.2. Đề xuất với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Thứ nhất, tuân theo các quy định về xuất xứ hàng hóa.
Để tránh tình trạng các mặt hàng Trung Quốc nhập vào thị trường nội địa của nước mình, Mỹ đã tăng cường kiểm tra nghiêm ngặt hàng hóa đến từ các nước lân cận với Trung Quốc như Việt Nam và nếu phát hiện gian lận thương mại thì Mỹ sẽ thiết lập nhiều hơn các rào cản thương mại, các mức thuế trừng phạt đối với hàng hóa gian lận xuất xứ. Tiêu biểu là ngành thép của Việt Nam đã bị áp mức thuế chống bán phá giá và chống trợ giá với mức thuế rất cao do Mỹ nhận định rằng các sản phẩm sử dụng vật liệu nhập từ Trung Quốc. Vì vậy, để không bị Mỹ gây khó khăn cho hàng hóa xuấ khẩu của Việt Nam, các doanh nghiệp cần tuân theo các quy chuẩn và quy định của WTO về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, cập nhật và bổ sung thêm các kiến thức về luật pháp thương
mại quốc tế để không bị thiệt về quyền lợi nếu tranh chấp thương mại xảy ra. Tránh xuất khẩu vào Mỹ các sản phẩm hàng hóa có vật liệu, nguồn gốc từ Trung Quốc và chứng minh được sản phẩm của Việt Nam có nguồn gốc trong nước hoặc bất cứ quốc gia nào khác, trừ Trung Quốc. Ngoài ra, để việc xuất khẩu sang Mỹ gặp thuận lợi, các doanh nghiệp xuất khẩu cần cẩn trọng trong các quy trình, nghiên cứu rõ các thủ tục hải quan cần thiết để không bị phạt do những quy định khắt khe của thị trường này.
Việc tuân theo các quy định về xuất xứ hàng hóa sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam không bị phía Mỹ gây khó khăn trong hoạt động xuất khẩu, là điều kiện để hoạt động xuất khẩu được thuận lợi. Ngoài ra, việc tuân thủ các quy định về minh bạch trong
xuất xứ hàng hóa còn giúp quảng bá hình ảnh và uy tín của Việt Nam. Thứ hai, thúc đẩy xuất khẩu hiệu quả
Ngoài ra, để tối thiểu hóa các tổn thất có thể gặp phải, các doanh nghiệp Việt Nam
phải đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và danh mục sản phẩm, cũng như đưa ra các mức giá hơp lý để tăng giá trị gia tăng hàng xuất và cạnh tranh được trên thị trường nước ngoài. Phát huy các thế mạnh của doanh nghiệp, xây dựng và đề ra chiến lược với từng mặt hàng và các thị trường để phát triển mặt hàng đó, nghiên cứu môi trường kinh
phù hợp đối với từng thị trường khác nhau. Thực hiện tốt các công đoạn trên để có thể tiến tới việc hợp tác với đối tác quốc tế, phát triển hoạt động kinh doanh quốc tế cho doanh nghiệp một cách hiệu quả, thuận lơi. Các doanh nghiệp cũng nên phối hợp với các
dịch vụ tư vấn, dịch vụ hỗ trợ sản xuất và kinh doanh như dịch vụ thăm dò thị trường, dịch vụ tư vấn luật pháp, hỗ trợ pháp lý, ... để được cung cấp các thông tin cần thiết, nâng cao chất lượng, tính chuyên nghiệp và hiệu quả trong hoạt động sản xuất hoặc kinh
doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa am hiểu nhiều về thị trường quốc tế, chưa đủ khả năng tiếp cận với các nguồn thông tin. Ngoài ra, doanh nghiệp cần không ngừng trau dồi và áp dụng các công nghệ tiên tiến vào trong
lĩnh vực sản xuất cũng như kinh doanh để nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng
lực cạnh tranh. Xây dựng website doanh nghiệp để quảng bá hoạt động và hình ảnh của doanh nghiệp, thúc đẩy hoạt động thương mại điện tử. Tham gia vào các chương trình xúc tiến thương mại tại các thị trường nước ngoài để mang nâng cao hình ảnh hàng hóa Việt Nam trong mắt người tiêu dùng nước ngoài. Tận dụng các cơ hội để tham quan, khảo sát các thị trường nước ngoài, qua đó học hỏi kinh nghiệm của các nhà xuất khẩu thành công để chọn lọc áp dụng vào hoạt động kinh doanh của mình.
Việc đa dạng hóa sản phẩm, mặt hàng xuất khẩu cũng như quảng bá hình ảnh, thương hiệu của doanh nghiệp sẽ giúp thúc đẩy doanh số hàng xuất khẩu của doanh nghiệp cũng như củng cố sức cạnh tranh cho hàng hóa sản phẩm của Việt Nam trước đối thủ lớn mạnh là Trung Quốc, nhờ đó hoạt động xuất khẩu ngày càng hiệu quả và gia
tăng về mặt giá trị.
Thứ ba, theo dõi các thông tin cần thiết để ứng phó kịp thời
Bên cạnh đó, cần quan tâm và theo dõi chặt chẽ các thông tin, các đòn đáp trả giữa Mỹ và Trung Quốc cũng như giữa Mỹ với các nước khác để cập nhật đầy đủ danh mục hàng hóa bị áp thuế của cả 2 nước, để tìm cơ hội đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng
và gây khó khăn trong thủ tục hành chính để xuất khẩu hàng hóa sang hai thị trường này
dễ dàng hơn. Tập trung vào các mặt hàng có lợi thế xuất khẩu và cả những mặt hàng không nằm trong danh sách áp thuế của Mỹ và Trung Quốc. Đặc biệt là với thị trường Mỹ, cần tận dụng cơ hội này để xuất khẩu thêm sang Mỹ các mặt hàng mà trước đây Việt Nam không thể cạnh tranh được với Trung Quốc. Đối với thị trường Trung Quốc, chủ động liên kết với các doanh nghiệp Trung Quốc để lên kế hoạch xuất nhập khẩu ổn định, tránh tình trạng hàng hóa Trung Quốc tràn vào Việt Nam gây áp lực cạnh tranh cho
hàng hóa Việt, và qua đó phát triển các hệ thống phân phối tại thị trường Trung Quốc, đặc biệt là kênh phân phối bán buôn để thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc. Ngoài ra, xem xét nghiên cứu để thay đổi từ phương thức xuất khẩu chính ngạch sang các hợp đồng thương mại để củng cố phát triển xuất khẩu bền vững và
ổn định.
Việc liên tục cập nhật các thông tin về mối quan hệ thương mại Mỹ Trung sẽ giúp
các doanh nghiệp có các chính sách và kế hoạch xuất khẩu hiệu quả, đặc biệt là với các
mặt hàng mà Trung Quốc bị Mỹ đánh thuế vì các mặt hàng này chính là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu vào Mỹ, trở thành nguồn hàng thay thế cho Trung Quốc. Ngoài ra còn giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hạn chế được các rủi ro do cuộc chiến mang lại nhờ việc cập nhật các chính sách liên quan.
Thứ tư, tạo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp
Với nguy cơ các mặt hàng từ Trung Quốc đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường Việt Nam và các thị trường các quốc gia khác như Nhật Bản, Hàn Quốc để giảm tác động của
việc bị hạn chế xuất khẩu sang thị trường Mỹ của nước này, do đó, hàng hóa Việt Nam sẽ khó cạnh tranh với hàng hóa Trung Quốc trên thị trường các nước khác vì giá hàng hóa của Trung Quốc rẻ hơn tương đối và đa dạng hơn về mẫu mã và chủng loại. Đứng
trì các đối tượng khách hàng, đối tác ở các thị trường truyền thống một cách ổn định để không bị giảm doanh thu bán hàng và tăng cường nâng cao chất lượng, tiến độ sản xuất và dịch vụ cung cấp hàng hóa ở thị trường quốc tế.
Sức cạnh tranh của hàng hóa được nâng cao đồng nghĩa với khả năng bán được nhiều hàng hóa hơn, do đó đem lại lợi nhuận lớn hơn, đặc biệt là các mặt hàng chưa có nhiều đặc điểm nổi bật so với các mặt hàng của các quốc gia đối thủ như Trung Quốc. Tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm còn giúp tăng giá trị gia tăng của hàng hóa xuất