Để hoạch định chính sách đối ngoại, các quốc gia phải xem xét và đánh giá tình hình trong nước trên các khía cạnh như kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng để có thể đưa ra các quyết định trọng yếu về việc thiết lập mối quan hệ ngoại giao với các quốc gia khác vì những mỗi quan hệ này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích quốc gia. Tình hình an ninh xã hội trong nước có thể khiến doanh nghiệp nước đối tác e ngại khi
giao thương do sự ổn định của môi trường kinh doanh không được đảm bảo. Chẳng hạn như Afghanistan không phải là một nước thu hút nhiều doanh nghiệp nước ngoài do chính trị bất ổn, thường xuyên xảy ra khủng bố, bạo động.
Tiềm lực kinh tế cũng là khía cạnh quan trọng cần cân nhắc để lãnh đạo các quốc gia đưa ra chính sách đối ngoại phù hợp. Mục đích của việc thiết lập các mối quan hệ thương mại quốc tế là để hội nhập sâu với thế giới, phát triển kinh tế, giải quyết việc làm
cho người lao động và nâng cao vị thế của quốc gia. Đối với các quốc gia đang phát triển, lợi ích như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hay nâng cao vị thế của quốc gia là lợi ích
rõ ràng nhất. Nhưng với các nền kinh tế lớn bậc nhất thế giới như Mỹ, kí kết các hiệp định hợp tác kinh tế với các nước kém phát triển hơn chưa chắc đã đem lại lợi ích cho Mỹ. Điển hình là trong năm 2016, khi nguyên tổng thống Mỹ Barack Obama kết thúc nhiệm kì và tân tổng thống Donald Trump kế nhiệm, ông đã kiên quyết rút khỏi Hiệp định xuyên Thái Bình Dương (TPP), vì là nền kinh tế lớn nhất nên lợi ích thực tế trước mắt của Mỹ bị mất nhiều nhất, do vậy từ những nhà đàm phán đến giới phân tích đều cho rằng TPP mang lại lợi ích cho các đối tác khác nhiều hơn là mang lại lợi ích cho nước Mỹ. Ngược lại, với một nước đang phát triển như Việt Nam, hiệp định này đem đến lợi ích to lớn về kinh tế vì mục tiêu của TPP là xóa bỏ phần lớn thuế quan cho hàng hóa giữa 12 nước tham gia hiệp định, đây là con đường không thể tốt hơn cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tăng sức cạnh tranh về giá khi tiếp cận thị trường các nước đối tác TPP, thậm chí xét từ góc độ quản lý nhà nước, TPP có thể sẽ lại là cho một làn sóng cải cách về thể chế và hành chính mới, hiệu quả cho Việt Nam.
Như vậy, cùng với một Hiệp định thương mại, nhưng sự chênh lệch về mặt lợi ích lại rất lớn giữa các nước có tiềm lực kinh tế khác nhau. Vậy nên, trước khi kí kết các
hiệp định hợp tác thương mại, thiết lập mối quan hệ thương mại quốc tế, bối cảnh quốc gia là yếu tố không thể thiếu cần được đánh giá trước khi đi đến quyết định.