Bối cảnh quốc tế

Một phần của tài liệu Tác động của quan hệ thương mại mỹ trung đến hoạt động xuất nhập khẩu của việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 28 - 30)

Bối cảnh quốc tế là môi trường mà các quốc gia tồn tại và cọ xát lợi ích lẫn nhau,

là nhân tố phải được xem xét hàng đầu trong công cuộc hoạch định chính sách đối ngoại

để xác lập quan hệ quốc tế của mỗi quốc gia. Thế giới thay đổi nhanh chóng và các quốc

gia phải tự điều chỉnh để theo kịp với sự phát triển không ngừng nghỉ này.

Tình hình chính trị và an ninh thế giới, các vấn đề về nền kinh tế toàn cầu hay xu hướng toàn cầu hóa là những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến các mối quan hệ thương mại quốc tế. Nếu một quốc gia có môi trường chính trị bất ổn sẽ tạo sự e dè cho các quốc gia khác khi thiết lập mối quan hệ thương mại với chính quốc gia đó, do tình hình chính trị bất ổn

sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động thương mại giữa các quốc gia với nhau.

Ngoài ra, kỉ nguyên đa cực hóa đã làm quan hệ quốc tế trở nên đa dạng trong những năm gần đây, ví dụ như sự tăng trưởng của Nhật Bản, sự gia tăng vị thế quốc tế của Trung quốc, sự sụp đổ của các hệ thống thuộc địa, ... đều thúc đẩy sự đa dạng hóa trong quan hệ thương mại quốc tế. Bằng chứng là cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nhiều nước lớn và sự thay đổi tương quan so sánh lực lượng giữa các nước đó, trong những năm qua, thông qua quá trình hợp tác, liên kết, cạnh tranh, đấu tranh, đã hình thành nhiều trung tâm, nhiều tổ chức kinh tế, tài chính, thương mại quốc tế mới. Chẳng hạn: Nhóm các nước có nền kinh tế mới nổi (BRIC); Hợp tác kinh tế Á - Âu (ASEM); Cộng đồng ASEAN với ba trụ cột kinh tế, văn hoá - xã hội, chính trị - an ninh; Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB); Liên minh các quốc gia Nam Mỹ (UNASUR);

Khu vực tự do thương mại châu Mỹ (FTAA)

Xu thế toàn cầu hóa đã gây ra tác động lên các mối quan hệ thương mại giữa các quốc gia trên thế giới khi toàn cầu hóa đã trở thành xu thế tất yếu vì nó được xem như một quá trình tăng lên mạnh mẽ của các mối quan hệ, sự ảnh hưởng, sự phụ thuộc cũng như những tác động qua lại giữa các khu vực, quốc gia và dân tộc trên thế giới. Ngày càng nhiều các liên minh kinh tế, chính trị được thiết lập, các hiệp định được kí kết để nhằm gia tăng lợi ích giữa các quốc gia như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Diễn đàn kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), ...

Như vậy, các chính sách đối ngoại, khả năng thiết lập mối quan hệ thương mại quốc tế bị ảnh hưởng rất lớn bởi các tác động của bối cảnh toàn cầu.

Một phần của tài liệu Tác động của quan hệ thương mại mỹ trung đến hoạt động xuất nhập khẩu của việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w