Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu Tác động của quan hệ thương mại mỹ trung đến hoạt động xuất nhập khẩu của việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 61 - 69)

2.2 .1.1

2.3. THỰC TRẠNG CỦA QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM VỚI MỸ VÀ

2.3.3. Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam

Với tình hình quan hệ thương mại bất ổn của 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới, ngành

xuất nhập khẩu Việt Nam phải đối mặt với các tác động cả tích cực lẫn tiêu cực. Qua đó,

cơ hội và thách thức đối với thương mại Việt Nam sẽ được đánh giá dựa trên mô hình SWOT.

• Thế mạnh (Strengths)

Theo các chuyên gia từ World Bank (WB), Việt Nam là một trong những nền kinh tế có độ mở lớn nhất thế giới, với tốc độ tăng trưởng GDP ở mức ổn định - 6,8% - cao hơn so với mức bình quân của nền kinh tế mới nổi khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương, cho dù phải đối mặt với các thách thức từ bối cảnh toàn cầu. Thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng, hàng hóa của Việt Nam đã có mặt tại hầu hết các quốc gia trên thế giới. Các cam kết hội nhập, các FTA được kí kết đã đem lại sự tăng trưởng tốt ở tất cả các thị trường đối tác, khiến hàng hóa, sản phẩm của Việt Nam ngày cảng khẳng định được vị trí của mình trong mắt người tiêu dùng quốc tế. Đặc biệt, xuất siêu của Việt Nam đã 3 năm liên tiếp đạt mức cao kỉ lục, thặng dư năm 2018 đạt gần 6,8 tỷ USD và cơ cấu hàng hóa xuất khẩu đã thay đổi theo hướng tích cực hơn với quy mô không ngừng mở rộng. Những mặt hàng có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất là điện thoại và các linh kiện, hàng dệt may, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, giày dép, gỗ và các sản phẩm từ gỗ. Ngoài các thị trường truyền thống, các mặt hàng nòng cốt này đều đã thành công trong việc thâm nhập vào các thị trường lớn và khó tính nhất như Mỹ. Và ở thời điểm hiện tại, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam lại càng được đà tăng trưởng khi Mỹ áp thuế lên hàng hóa 200 tỷ USD của Trung Quốc, cũng chính là những ngành hàng Việt Nam xuất khẩu mạnh. Thương mại Việt Nam phụ thuộc chủ yếu vào nhập khẩu, nhập khẩu để tiến hành hoạt động tích cực, do đó, chuyển dịch về cơ cấu xuất nhập khẩu với xuất siêu liên tục trong 3 năm (2016, 2017, 2018) kéo theo

những xu hướng tích cực: hàng nội địa trong nước dần thay thế được hàng hóa nhập khẩu, năng lực sản xuất trong nước tăng thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu tăng. Đặc biệt, Việt Nam đang trên đà chuẩn bị ký kết thành công thỏa thuận thương mại tự do với Liên minh Châu Âu (EU) và 10 nước Thái Bình Dương khác.

• Điểm yếu (Weaknesses)

Dù các con số thống kê đều thể hiện sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam nói

chung và lĩnh vực xuất nhập khẩu nói riêng, xuất nhập khẩu nước ta vẫn còn những điểm

công; còn các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam như nông sản thì lại được xuất khẩu dưới dạng thô, không nhiều giá trị gia tăng thu được. Vấn đề sức cạnh tranh của hàng hóa cũng là một yếu tố cần thay đổi. Việt Nam chưa có nhiều tập đoàn xuất khẩu với quy

mô lớn và có uy tín quốc tế để có thể dẫn đầu cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước mà chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ lẻ, không áp dụng được công nghệ cao trong hoạt động sản xuất dẫn đến hạn chế trong hoạt động kinh doanh, do đó sức cạnh tranh còn kém với các doanh nghiệp đến từ quốc gia khác dẫn đến giá trị gia tăng thu về không

cao. Trong lĩnh vực nhập khẩu, hiện tình trạng nhập siêu của Việt Nam vẫn còn cao. Theo Tổng cục Thống kê, giá trị nhập siêu đã lên đến 800 triệu USD chỉ trong tháng 1/2019. Nguyên nhân là do xuất khẩu tăng trưởng mạnh mà các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm đến 70% tổng kim ngạch xuất khẩu, dẫn đến cầu cao trong việc sử dụng máy móc, nguyên liệu đầu vào. Tuy nhiên, nước ta lại chưa có ngành công nghiệp hỗ trở đủ mạnh và đủ lớn để cung cấp linh kiện, phụ kiện cho ngành công nghiệp chế tạo. Vì vậy, các doanh nghiệp, nhà sản xuất phải nhập khẩu nhiều các mặt hàng trên để tạo ra dây chuyền sản xuất. Nếu tình trạng nhập siêu gia tăng sẽ gây bất ổn đến nền kinh

tế vĩ mô của Việt Nam, dẫn đến thâm hụt cán cân thanh toán quốc gia. • Cơ hội (Opportunities)

Thứ nhất, thúc đẩy xuất khẩu sang Mỹ

Hàng hóa của Trung Quốc trở nên kém cạnh tranh hơn trong mắt các doanh nghiệp

nhập khẩu Mỹ, dẫn đến xu hướng dịch chuyển thương mại, chuyển hướng nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc sang các thị trường khác, đặc biệt là các thị trường thuộc khu vực

Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Các sản phẩm về nông lâm, thủy sản của Việt Nam

xuất khẩu đi các nước khác có chất lượng tương đồng với các sản phẩm xuất khẩu của Trung Quốc. Điều này tạo ra cho Việt Nam cơ hội thay thế Trung Quốc trở thành nguồn

Các doanh nghiệp Việt Nam cần nhạy bén để có thể tận dụng được các cơ hội gia tăng xuất khẩu như vậy. Các chuyên gia từ ngân hàng Deutsche từ Hong Kong đã nhận định giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ sẽ tăng 1,7% trong năm 2019.

Với các khoản thuế Mỹ và Trung Quốc liên tục áp lên các sản phẩm xuất khẩu của nhau đã có tác động tích cực đến tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Mỹ.

Hình 2.20: Các mặt hàng xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ bị ảnh hưởng bởi thuế 10% (đơn vị: tỷ USD)

Nguồn: City Research (2019)

Đông Nam Á được nhận định là một trong những khu vực hưởng lợi nhiều nhất từ chiến tranh thương mại. Việt Nam hiện đang là nước đứng thứ 12 về quy mô xuất khẩu, thứ 5 về quy mô thương mại với Hoa Kỳ. Gói thuế 10% Mỹ áp lên hàng hóa 200 tỷ USD của Trung Quốc đã tác động đến một số ngành hàng của Việt Nam trong năm 2018. Do ảnh hưởng của căng thẳng thương mại, Việt Nam đang tận dụng lợi thế để trở thành cửa ngõ sản xuất và xuất khẩu, bán mọi thứ từ giày đến điện thoại thông minh. Kim ngạch thương mại Việt Nam đã đạt tương đương khoảng 200% GDP, cao hơn mọi quốc gia Châu Á khác, trừ Singapore.

• Hàng dệt may

Mỹ đang có xu hướng chuyển dần đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam, trong

9 tháng của năm 2018, ngành dệt may đã tận dụng được những ưu thế của mình trước diễn biến căng thẳng trên và xuất khẩu sang Mỹ đạt giá trị tới hơn 10 tỷ USD, chiếm trên

Mặt hàng giày dép của Việt Nam cũng là mặt hàng hưởng lợi thứ 2 sau ngành dệt

may, 9 tháng đầu năm 2018, giày dép Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ đạt hơn 4,27 triệu USD, tăng 13,5% so với cùng kì năm trước.

• Đồ gỗ nội thất

Đối với mặt hàng đồ gỗ nội thất, giá trị hàng hóa Trung Quốc đã xuất khẩu vào Mỹ là 10 tỷ USD năm 2017. Đứng trước gói thuế quan mới, các doanh nghiệp xuất khẩu

của Trung Quốc bị ảnh hưởng không nhỏ do các đơn hàng của Mỹ chảy từ các nhà máy tại Trung Quốc sang các nước khác trong khu vực Đông Nam Á như Malaysia, Thái Lan,

Việt Nam. Tính đến tháng 9 năm 2018, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm gỗ của Việt Nam sang Mỹ đạt 2,73 tỷ USD tăng 15% so với cùng kì năm trước.

• Hàng điện thoại di động và các linh kiện

Giá trị XK của TQ vào Mỹ năm 2017 là 70 tỷ USD đối với mặt hàng điện thoại di động, chiếm 86% tổng giá trị điện thoại di động nhập khẩu vào Mỹ. Gói thuế mới của

Tổng thống Trump áp đặt lên Trung Quốc đã góp phần làm chuyển dịch cơ cấu nhập

Hình 2.21: Các nhóm hàng xuất khẩu chính sang Mỹ của Việt Nam trong 9 tháng năm 2018 so với cùng kỳ 2017

• Hàng nông sản

Việc Trung Quốc áp thuế lên hàng trị giá 60 tỷ USD của Mỹ khiến giá đậu tương và ngô của Mỹ giảm, đây là cơ hội cho các doanh nghiệp nước khác nhập khẩu ngô và đậu tương mua được giá rẻ. năm 2017, Việt Nam phải nhập 330 triệu USD mặt hàng đậu

tương từ Mỹ. Trước tình hình giá ngô và đậu tương giảm, các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu hai mặt hàng trên từ Mỹ với giá rẻ hơn.

Thứ hai, thúc đẩy xuất khẩu sang Trung Quốc

Không chỉ có cơ hội gia tăng xuất khẩu sang Mỹ, Việt Nam còn đứng trước cơ hội gia tăng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc do Trung Quốc cũng áp thuế đáp trả lên các mặt hàng của Mỹ, trong đó có hàng nông sản. Hàng nông sản của Việt Nam vốn được ưa chuộng tại thị trường Trung Quốc nên có nhiều khả năng Trung Quốc sẽ xem xét nhập khẩu nhiều hơn các sản phẩm của ngành hàng này từ Việt Nam. Tình hình xuất khẩu giữa Việt Nam - Trung Quốc đang có những chuyển biến tích cực. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc đạt trên 41 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2017.

Thứ ba, thu hút FDI do xu hướng chuyển dịch cơ cấu

Để né tránh ảnh hưởng từ thuế mà Mỹ áp lên Trung Quốc, các công ty đa quốc gia đặt tại Trung Quốc đang có xu hướng chuyển dịch cơ sở sản xuất sang Việt Nam và các nước lân cận. Với nhiều đặc điểm tương đồng với Trung Quốc như lương lao động thấp, môi trường văn hóa, xã hội và quan trọng hơn cả là điều kiện đầu tư vào Việt Nam đã trở nên dễ dàng hơn trước kia, Việt Nam đang trở thành điểm đến lý tưởng cho các tập đoàn đa quốc gia có nhà máy ở Trung Quốc. Đại diện như công ty Foxconn Technology của Đài Loan với mạng lưới nhà máy đặt tại Trung Quốc đang đối thoại với chính quyền địa phương ở Việt Nam để xem xét khởi công nhà máy lắp ráp điện thoại iPhone nhằm tránh ảnh hưởng của thuế và Tập đoàn Samsung của Hàn Quốc cũng đang lên kế hoạch cắt giảm khoảng 40 triệu sản phẩm tại Trung Quốc do các rủi ro của cuộc chiến thương mại. Hơn nữa, trước tình hình căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc, các doanh nghiệp của Mỹ có hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc gặp khó khăn do sức ép của cuộc chiến có thể sẽ chuyển hướng hoạt động kinh doanh của mình sang Việt Nam. Xu hướng dịch chuyển được thể hiện rõ rệt qua các số liệu xuất khẩu. Theo Ngân hàng

HSBC, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đã tăng 12,4% trong 6 tháng cuối năm 2018. Đây chính là cơ hội lớn để Việt Nam khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế, tận

dụng các hiệp định thương mại đã ký kết và thu hút thêm vốn đầu tư FDI, qua đó thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu.

Thứ tư, nhập khẩu với giá thấp hơn

Các khoản thuế Mỹ áp lên Trung Quốc đã làm đồng RMD nước này trở nên mất giá mạnh so với USD, và do đó cũng mất giá hơn so với VND. Đây là cơ hội để cho các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu các nguyên liệu đầu vào với giá rẻ hơn tương đối để phục vụ cho các ngành sản xuất, gia công như ngành dệt may, da giày. Qua đó, ngành dệt may có thể giảm giá các sản phẩm bán ra, thúc đẩy khả năng cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu.

• Thách thức (Threats)

Thứ nhất, nguy cơ giảm tốc độ tăng trưởng của hoạt động xuất nhập khẩu

Ngoài các cơ hội ngắn hạn nêu trên, quan hệ căng thẳng giữa 2 cường quốc lớn nhất thế giới về lâu về dài sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến thương mại và tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu mà Việt Nam đang là nước có nền kinh mở lớn, hội hập sâu rộng

trong hoạt động thương mại toàn cầu có tính phụ thuộc cao. Điều này kéo theo nguy cơ nền kinh Việt Nam dễ bị tổn thương do các tác động từ bên ngoài, đặc biệt là trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa các quốc gia lớn không ngừng leo thang. Chính sự căng thẳng mang tính toàn cầu này sẽ gây ra sự sụt giảm trong nhu cầu về các mặt hàng xuất khẩu và thanh khoản toàn cầu thắt chặt làm giảm hoạt động đầu tư nước ngoài. Hoạt

động xuất khẩu của Việt Nam do đó cũng bị ảnh hưởng, tốc độ tăng trưởng về xuất khẩu

của nước ta năm 2019 được dự báo sẽ giảm 0,3% và tốc độ nhập khẩu giảm 0,6%.

Thứ hai, nguy cơ từ sức ép cạnh tranh

Với những cơ hội ngắn hạn mà chiến tranh thương mại tạo ra, không chỉ mình Việt Nam mà cả các quốc gia khác cũng sẽ cố gắng chớp lấy thời cơ. Do đó, hàng hóa

trên. Ngoài ra, khi hoạt động xuất khẩu sang Mỹ bị hạn chế do ảnh hưởng của thuế quan,

Trung Quốc sẽ thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa nội địa, hàng hóa Việt Nam do đó phải cạnh tranh lớn với hàng nội địa Trung.

Thứ ba, rủi ro thâm hụt cán cân thương mại

Để đối phó với các khoản thuế của Mỹ, Trung Quốc có khả năng sẽ đưa ra các chính sách phá giá, tăng cường xuất khẩu hàng hóa sang các nước lân cận, trong đó có Việt Nam để duy trì năng suất. Động thái này của Trung Quốc có thể khiến nhập khẩu của Việt Nam tăng mạnh, dẫn đến cán cân thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng trở nên chênh lệch. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã cố gắng đa dạng hóa thương mại để cân bằng thâm hụt với Trung Quốc. Tuy nhiên, năm 2015, thâm hụt thương mại giữa hai nước ở mức 33 tỷ và tới năm 2017 thì con số này vẫn ở mức 22,7 tỷ USD. Việc nhập khẩu số lượng lớn hàng hóa từ Trung Quốc còn to ra sức ép với các nhà sản xuất trong nước do hàng Trung Quốc có sức cạnh tranh cao hơn hàng hóa nội địa nhờ giá thành rẻ và sự đa dạng trong mẫu mã sản phẩm.

Thứ tư, rủi ro từ nguồn gốc xuất xứ hàng hóa

Hơn nữa, do mục đích tránh các khoản thuế Mỹ áp lên Trung Quốc, các doanh nghiệp nước này tăng cường hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang Việt Nam khiến Việt Nam đang phải đối mặt với nguy cơ trở thành nơi trung chuyển của hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ để tránh thuế. Cụ thể, hàng hóa của Trung Quốc sẽ tìm cách để

gian lận xuất xứ, mang nhãn mác xuất từ Việt Nam thay vì Trung Quốc. Hành động này sẽ khiến hàng hóa của Việt Nam phải hứng chịu các đòn trừng phạt thuế cao đến từ phía Mỹ. Trước đó, Mỹ đã áp thuế chống bán phá giá rất cao, lên đến 199,76% và mức thuế đặc biệt lên tới 256,44% với mặt hàng thép của Việt Nam sau khi kết luận rằng thép Việt

Nam có xuất xứ từ Trung Quốc. Hiện nay, thị trường Việt Nam đã xuất hiện trôi nổi khoai tây Trung Quốc nhưng lại được gắn mác khoai Đà Lạt. Nếu số lượng khoai này xuất khẩu sang Mỹ sẽ làm ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động xuất khẩu và uy tín của

hàng hóa xuất đi Mỹ của Việt Nam biến Việt Nam thành đất nước trung gian để xuất khẩu đi Mỹ.

Thứ năm, rủi ro từ chính sách gia tăng bảo hộ của Mỹ

Mỹ ngày càng có xu hướng gia tăng bảo hộ nền kinh tế trong nước, rủi ro cho các

nước có thặng dư thương mại với Mỹ như Việt Nam là các rào cản về thuế quan và kĩ thuật. Như vậy, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như dệt may, điện tử, linh kiện, ... có khả năng trở thành đối tượng bị áp thuế và các hàng rào kĩ thuật trong thời gian tới. Điều này sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam và có nguy

cơ làm giảm giá trị xuất khẩu các ngành hàng chủ lực sang Mỹ.

Như vậy, có thể thấy dù Việt Nam được nhận định là một trong những quốc gia Đông Nam Á được hưởng lợi nhiều nhất trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung không ngừng leo thang, nhưng nếu tình hình căng thẳng này vẫn duy trì trong

Một phần của tài liệu Tác động của quan hệ thương mại mỹ trung đến hoạt động xuất nhập khẩu của việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 61 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w