ĐỊNH HƯỚNG VỀ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Tác động của quan hệ thương mại mỹ trung đến hoạt động xuất nhập khẩu của việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 74 - 78)

2.2 .1.1

3.1. ĐỊNH HƯỚNG VỀ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM

3.1.1. Định hướng về xuất khẩu

Hiện tại, Việt Nam đã và đang thực hiện chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đã đề ra trong giai đoạn 2011-2020 và hướng tới chiến lược 2021-2030. Hoạt động xuất nhập khẩu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng nền kinh kinh tế. Đối với tình hình kinh tế của nước ta, chiến lược đề ra mục tiêu tổng quát là đến năm 2020, giá trị tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa phải tăng gấp 3 lần giá trị tổng kim

ngạch xuất khẩu hàng hóa so với năm 2010, cân bằng cán cân thương mại, tránh rơi vào tình trạng thâm hụt cán cân thương mại với các quốc gia đối tác. Với mục tiêu cụ thể, chiến lược xuất nhập khẩu hướng tới đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân hằng năm đạt 11-12% trong giai đoạn 2011-2020 và giữ mức tăng trưởng ổn định ở mức 10%/năm trong thời kỳ 2020-2030. Ngoài ra, phải chú ý giữ tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao hơn tốc độ tăng trưởng nhập khẩu, nhập siêu phải được kiểm soát ở mức dưới 10%, hướng tới cân bằng cán cân thương mại vào năm 2020 và thặng dư thương mại trong 10 năm sau đó. Tính đến năm 2018, Việt Nam đã hoàn thành được các chiến lược đã đề ra với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 245 tỷ USD, tăng 13,8% so với năm 2017, vượt chỉ tiêu so với kế hoạch 3,8%. Hơn nữa, xuất siêu đã liên tục được duy trì dẫn đến thặng dư cán cân thương mại, đạt mức 6,8 tỷ USD, cao gấp 3,2 lần so với năm 2017. Nhìn chung, đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã hoàn thành tốt các mục tiêu tổng quát và cụ thể của chiến lược xuất nhập khẩu giai đoạn 2010-2020.

Hoạt động xuất khẩu sẽ được chú trọng phát triển theo mô hình tăng trưởng bền vững, mở rộng quy mô xuất khẩu đi đôi với nâng cao giá trị gia tăng hàng xuất khẩu. Qua đó, định hướng phát triển hoạt độg xuất khẩu chỉ ra mục tiêu cụ thể cho 4 ngành hàng dưới đây:

• Hàng nhiên liệu, khoáng sản: giảm xuất khẩu thô, tăng cường áp dụng công nghệ để tăng xuất khẩu các mặt hàng chế biến nhằm tăng giá trị xuất khẩu và khả năng

cạnh tranh. Giảm tỉ trọng nhóm hàng này xuống còn 4,4% vào 2020.

• Hàng nông, lâm, thủy sản: đây là ngành hàng Việt Nam có nhiều lợi về khả năng cạnh tranh trong dài hạn, nhưng giá trị gia tăng lại không cao nên cần chú trọng nâng cao hiệu suất, chất lượng; khuyến khích xuất khấu các mặt hàng ứng dụng công nghệ tiên tiến vào hoạt động sản xuất

• Hàng công nghiệp chế biến, chế tạo: đây là nhóm hàng thế giới đang có nhu cầu cao, có tiềm năng phát triển về dài hạn nên cần phát triển sản phẩm giàu hàm lượng công nghệ và chất xám, tập trung phát triển ngành công nghệ phụ trợ. Tăng

tỉ trọng nhóm hàng này lên 62,9% vào năm 2020

• Hàng hóa khác: rà soát các mặt hàng có kim ngạch thấp nhưng có tiềm năng phát triển cao trong tương lai gần để từ đó có các chính sách khuyến khích phát triển. Tập trung phát triển xuất khẩu dựa trên cơ sở hỗ trợ và khai thác một cách hiệu quả các ngành Việt Nam đang có lợi thế cạnh tranh như: dệt may, da giày, máy vi tính, linh kiện, đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ và phải thường xuyên giám sát, chú ý duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định những ngành hàng này. Không những thế, phải rà soát cẩn thận và tìm kiếm các thị trường tiềm năng để thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng mới, có lợi thế

cạnh tranh trong nhóm “Hàng hóa khác” để cơ cấu xuất khẩu phát triển đồng đều hơn. Những năm tới, hoạt động xuất khẩu được dự đoán sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn nhờ sự nỗ

lực của Chính phủ trong việc thúc đẩy sản xuất trong nước để phục vụ xuất khẩu, sự quyết tâm bảo vệ môi trường kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục đầu tư đối với doanh nghiệp FDI, hỗ trợ khởi nghiệp, sáng tạo, đổi mới. Ngoài việc tập trung phát triển ở các thị trường truyền thống, chiến lược cho những năm tới là chú ý phát triển các thị trường tiềm năng đối với các ngành hàng Việt Nam có khả năng cạnh tranh, nâng cao được giá trị gia tăng. Để tăng sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế,

doanh nghiệp, khai thác tối đa tiềm năng của các thành phần kinh tế trong lĩnh vực xuất khẩu để từ đó phát huy sức mạnh tổng hợp.

Ngoài ra, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã có hiệu lực vào tháng 01/2019 và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) dự kiến sẽ được ký kết trong năm nay đang tạo ra cho Việt Nam sức hút rất lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, thu hút thêm FDI là cơ hội cho Việt Nam có thêm năng lực sản xuất mới, tăng cơ hội việc làm cho lao động trong nước và hơn hết là thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu.

Tuy nhiên, nền kinh tế thế giới đã có nhiều biến động bất ngờ trong năm 2018, đặc biệt là chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn chưa đi đén hồi kết. Những biến động này sẽ ảnh hưởng xấu đến chuỗi cung ứng khu vực và chuỗi cung ứng toàn cầu, gay rủi ro cho các hoạt động sản xuất và xuấ khẩu của Việt Nam, đặc biệt là nguy cơ bị Mỹ áp thuế trừng phạt và thiết lập các rào cản kỹ thuật lên các hàng hóa nhập

khẩu từ Việt Nam; dẫn đến giảm tỉ trọng xuất khẩu có thể bị giảm. Do đó, cần triển khai các chính sách phù hợp để hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trong nước trước

tình hình trên.

3.1.2. Định hướng về nhập khẩu

Hoạt động nhập khẩu là hoạt động quan trọng nhằm đảm bảo cho sự phát triển ổn

định và bền vững của các ngành kinh tế trọng điểm mà hoạt động sản xuất trong nước chưa có khả năng đáp ứng được nhu cầu về vật tư, nguyên liệu đầu vào. Vậy nên, nhập khẩu giúp cung cấp thiết bị, linh kiện để phục vụ cho quá trình sản xuất trong năng, giúp

nâng cao năng suất lao động, hỗ trợ giải quyết sự khan hiếm của vật tư và hàng hóa trên thị trường nội địa. Tuy nhiên, nếu hoạt động nhập khẩu tăng quá cao, sẽ gây thâm hụt cán cân thương mại của quốc gia. Vậy nên, về lĩnh vực nhập khẩu, Việt Nam đã có những

kiểm soát nhập siêu thấp để hạn chế tình trạng thâm hụt cán cân thương mại. Để đạt được

mục tiêu đó, đòi hỏi ngành nhập khẩu của nước ta phải đạt được các mục tiêu cụ thể: • Hướng đến nhập khẩu ổn định cho các ngành sản xuất sử dụng nguyên vật liệu

mà khai thác, sản xuất trong nước không hiệu quả hoặc đem lại tác động xấu cho môi trường

• Phát triển ngành sản xuất nguyên, nhiên, vật liệu, linh kiện phục vụ cho các ngành

hàng xuất khẩu, đặc biệt là các ngành xuất khẩu chính;

• Tiến đến sản xuất đủ để cung ứng cho nhu cầu trong nước và qua đó từng bước phát triển ngành công nghiệp phụ trợ nước nhà;

• Tiến hành kiểm soát chặt chẽ hoạt động nhập khẩu các mặt hàng không được khuyến khích nhập khẩu như hàng hóa xa xỉ, hàng hóa không thiết yếu, hàng hóa trong nước sản xuất được để từ đó thúc đẩy hoàn thành mục tiêu giảm nhập siêu trong dài hạn.

• Đa dạng hóa thị trường nhập khẩu, cải thiện thâm hụt thương mại với các thị trường Việt Nam nhập siêu

Trong năm 2018, Bộ Công thương nhận định rằng công tác kiểm soát nhập khẩu theo chiến lược đề ra đã đạt hiệu quả, nhóm hàng cần hạn chế nhập khẩu vào nước ta đã có tốc độ tăng trưởng chậm lại, đồng thời, kim ngạch nhập khẩu của các mặt hàng quan trọng để phục vụ cho hoạt động sản xuất tăng. Cụ thể, tỷ lệ nhập khẩu của nhóm hàng cần thiết cho sản xuất để xuất khẩu và hàng hóa thiết yếu chiếm gần 90% trong khi nhập

khẩu của các ngành hàng không được khuyến khích chỉ chiếm dưới 7%. Trong bối cảnh chiến tranh thương mại vẫn đang tiếp diễn, hoạt động nhập khẩu của Việt Nam vẫn được

đánh giá có nhiều tiến triển. Kim ngạch nhập khẩu dược dự váo trong năm 2019 đạt khoảng 268 tỷ USD, tăng khoảng 13% so với năm 2018, với mức nhập siêu ở 3 tỷ USD và vẫn duy tri được tỷ lệ nhập siêu ở mức dưới 2%.

triển thị trường, cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, ... qua đó đưa hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam ngày một tăng trưởng, góp phần phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu Tác động của quan hệ thương mại mỹ trung đến hoạt động xuất nhập khẩu của việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w