Thách thức với các quốc gia khác

Một phần của tài liệu Tác động của quan hệ thương mại mỹ trung đến hoạt động xuất nhập khẩu của việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 54 - 56)

2.2 .1.1

2.2.3.2. Thách thức với các quốc gia khác

Tuy nhiên, chiến tranh thương mại giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới cũng mang

đến những thách thức cho các quốc gia khác. Nhiều nền kinh tế Châu Á phụ thuộc lớn vào xuất khẩu sang Trung Quốc như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan sẽ phải chịu thiệt hại trong thời gian ngắn hạn, do các nước này có độ mở thương mại cao và tham gia nhiều vào chuỗi cung ứng. Trung Quốc là đối tác nhập khẩu lớn các hàng hóa trung gian và mặt hàng công nghệ thông tin của cả 4 quốc gia này, thuế quan sẽ tác động

đến nhu cầu đối với các mặt hàng trên và từ đó gây ảnh hưởng nặng đến hoạt động kinh doanh của các công ty trong lĩnh vực này. Nhật Bản đang đứng trước nguy cơ mạng lưới

Quốc đạt hơn 958 tỷ Yên (JPY), giảm 17% so với cùng kì năm 2018. Sự sụt giảm này được cho là do doanh số mặt hàng điện thoại thông minh giảm, dẫn đến sự sụt giảm trong

các mặt hàng phụ tùng và chất bán dẫn. Tăng trưởng GDP của các nền kinh tế này đều được dự báo sẽ giảm trong năm 2019 nếu cuộc chiến vẫn tiếp tục leo thang.

Hình 2.12: Giá trị gia tăng trong kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc (2015)

Nguồn: Văn phòng Nội các Nhật Bản

Theo nghiên cứu của Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, gần 2/3 số hàng Trung Quốc

xuất khẩu đi Mỹ đến từ các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Do vậy, dù là thuế nhập khẩu Mỹ áp lên các mặt hàng của Trung Quốc, vẫn có tác động đến các nước khác. Dựa vào dòng FDI chảy vào Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản là hai nước có khả năng chịu ảnh hưởng lớn nhất.

Một phần của tài liệu Tác động của quan hệ thương mại mỹ trung đến hoạt động xuất nhập khẩu của việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w