2.1. MỐI QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA MỸ VÀ TRUNG QUỐC TRƯỚC KH
2.1.1. Tổng quan nền kinh tế Mỹ
Hoa Kỳ (Mỹ) vốn được biết đến là nền kinh tế hỗn hợp có mức độ phát triển lớn nhất thế giới theo giá trị GDP danh nghĩa và lớn thứ hai thế giới tính theo ngang giá sức mua, đây cũng là thị trường tài chính lớn nhất và có ảnh hưởng lớn nhất toàn cầu.
Hình 2.1: Các nền kinh tế lớn nhất thế giới theo GDP danh nghĩa năm 2018
Nguồn: Wikipedia (2018)
Hình 2.2: Tỉ lệ đóng góp của Hoa Kỳ đối với kinh tế thế giới tính đến 2010
Đồng tiền được sử dụng nhiều nhất thế giới là đồng đô la Mỹ (USD) và cũng là đồng tiền được sử dụng phổ biến nhất với vai trò là đồng tiền dự trữ. Một vài quốc gia trên thế giới còn sử dụng đô la Mỹ là đồng tiền hợp pháp chính thức và được coi như đồng tiền thứ hai phổ biến nhất ở nhiều quốc gia khác. Hoa Kỳ có được sự phát triển vượt bậc như ngày hôm nay là nhờ tài nguyên thiên nhiên phong phú, hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển, năng suất lao động cao. Nhờ đó, nước Mỹ chiếm vị trí tuyệt đối trong thị
trường hàng hóa và cả thị trường dịch vụ. Tổng giao dịch thương mại đạt 4,92 nghìn tỷ đô la năm 2016, GDP đạt 19,39 nghìn tỉ, chiếm 24,4% GDP toàn thế giới.
Hình 2.3: GDP thế giới theo quốc gia năm 2017
Nguồn: Ngân Hàng Thế Giới (2017)
Hoa Kỳ hiện vẫn giữ vị trí là nhà sản xuất lớn thứ hai thế giới với những ngành công nghiệp chính bao gồm thép, ô tô, dầu mỏ, viễn thông, hóa chất, chế biến thực phẩm,
điện tử, hàng không, hàng tiêu dùng. Riêng ngành công nghi ệp chế tạo máy bay chiếm phần lớn trong tổng sản lượng công nghiệp của Mỹ. Sản lượng công nghiệp của Mỹ chiếm khoảng 18% tổng sản lượng công nghiệp của thế giới, tuy nhiên ngành công nghiệp chỉ đóng góp 2% vào sản lượng kinh tế nước nhà.
Theo Tổ chức tiền tệ quốc tế (IMF), nhịp độ tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ sẽ tăng chậm lại trong các năm tiếp theo, trong khoảng từ 2-2,3% do căng thẳng thương
mại và mức nợ cao, song nền kinh tế nước này vẫn tăng mạnh hơn so với các quốc gia phát triển khác.