TÁC ĐỘNG CỦA QUAN HỆ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ ĐẾN NỀN KINH TẾ

Một phần của tài liệu Tác động của quan hệ thương mại mỹ trung đến hoạt động xuất nhập khẩu của việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 30 - 35)

THẾ GIỚI

Việc tăng cường các mối quan hệ thương mại quốc tế và thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế đã trở thành xu hướng tất yếu và là lựa chọn chính sách của hầu hết các quốc gia để phát triển. Tuy nhiên, việc thiết lập các mối quan hệ quốc tế và hội nhập sâu cũng có tác động hai chiều đến nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất nhập

khẩu của các quốc gia.

1.3.1. Tác động tích cực

Sự ra đời và phát triển của kinh tế thị trường đã trở thành động lực để các quốc gia trên thế giới không ngừng củng cố các mối quan hệ thương mại quốc tế, tiến đến quá

trình hội nhập. Tính đến năm 2019, đã có 164 quốc gia tham giao vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và hơn 200 Hiệp định thương mại tự do (FTA) có hiệu lực. Các Hiệp định thương mại tự do có thể được thực hiện giữa hai nước riêng lẻ hoặc có thể đạt

được giữa một khối thương mại và một quốc gia như Hiệp định thương mại tự do Liên minh Châu Âu-Chi Lê, hoặc Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc, thông qua đó, các quốc gia sẽ tiến hành theo lộ trình việc cắt giảm và xóa bỏ hàng rào thuế quan cũng như phi thuế quan nhằm tiến tới việc thành lập một khu vực mậu dịch tự do. Các hiệp định này là thành quả của việc các quốc gia không ngừng tăng cường thúc đẩy quan hệ thương mại quốc tế, đem lại nhiều tác động tích cực đối với kinh tế của các quốc

gia nói riêng và nền kinh tế toàn cầu nói chung.

1.3.1.1. Mở rộng thị trường

Việc dỡ bỏ các hàng rào thuế quan là cơ hội để các nhà sản xuất thâm nhập thị trường các nước thành viên FTA, WTO. Mở rộng thị trường cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có thể tiếp cận nhiều hơn với cơ hội mở rộng sản xuất, gia tăng lợi nhuận. Đây là cơ sở để đạt được sự nhất trí từ phía các doanh nghiệp, lực lượng thị trường đóng

vai trò quan trọng trong việc hội nhập có hiệu quả của một quốc gia. Ngoài thị trường trong nước, các doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường sang các nước khác, mở rộng tập khách hàng và qua đó tăng doanh thu bán hàng.

1.3.1.2. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Ngoài ra, không chỉ có tác động mở rộng thị trường, thúc đẩy quan hệ thương mại

quốc tế và hội nhập kinh tế còn giúp thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), thúc đẩy kinh tế thế giới tăng trưởng. Các hiệp định cam kết mở cửa thị trường, xóa bỏ hàng rào thuế quan và các biện pháp bảo hộ, khiến các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm hơn khi đầu tư ở một thị trường mới. FDI là nhân tố không thể thiếu đóng góp vào quá trình tăng trưởng

chung của toàn nền kinh tế quốc dân, và trong dài hạn là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng kinh tế của các quốc gia. Đối với những nước chưa mạnh trong

hoạt động sản xuất, những mặt hàng sản xuất trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu của người tiêu dùng, giải pháp thông thường là nhập khẩu mặt hàng đó. Tuy nhiên trong tiến

trình toàn cầu hóa, thu hút đầu tư nước ngoài đã góp phần thúc đẩy nền sản xuất hàng hóa trong nước. Hơn thế nữa, Các nhà đầu tư nước ngoài luôn đặc biệt quan tâm đến việc

tận dụng nguồn lao động rẻ ở các nước tiếp nhận đầu tư để có thể giảm thiểu chi phí, tối đa hóa lợi nhuận và duy trì sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, khu vực FDI đã và đang được xem là tiên phong trong việc đào tạo tại chỗ và bên ngoài, nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên.

1.3.1.3. Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu

Nhờ việc tham gia vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO), kí kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA), các tổ chức quốc tế mà các hàng rào thuế quan, các chính sách bảo hộ dần được xóa bỏ, nhờ đó các quốc gia đã có những cơ hội thuận lợi để phát triển kinh tế và tăng trưởng xuất khẩu. Hoạt động xuất nhập khẩu là hoạt động quan trọng của

mỗi quốc gia, được xem như là một điều kiện tiền đề cho sự phát triển kinh tế và kinh doanh xuất nhập khẩu là lĩnh vực quan trọng nhằm tạo điều kiện cho các nước tham gia vào phân công lao động quốc tế, phát triển kinh tế và làm giàu cho đất nước. Các mối quan hệ thương mại quốc tế, các Hiệp định thương mại song phương, đa phương này đã giúp hoạt động xuất nhập khẩu của các nước thành viên được thúc đẩy, có thêm các cơ hội từ chuỗi cung ứng mới được hình thành, tham gia vào các công đoạn sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn, áp dụng công nghệ kĩ thuật cao vào sản xuất. Kim ngạch xuất khẩu

của thế giới ngày một tăng cao do hoạt động hội nhập thương mại giữa các quốc gia ngày

một sâu rộng.

1.3.2. Tác động tiêu cực

Ngoài lợi ích to lớn mà việc thiết lập mối quan hệ thương mại quốc tế đem lại cho

nền kinh tế quốc gia nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung, việc củng cố các mối quan hệ thương mại quốc tế cũng đem đến một vài tác động tiêu cực cho nền kinh tế.

1.3.2.1. Gia tăng sức ép cạnh tranh đối với nền sản xuất trong nước

Với việc các doanh nghiệp nước ngoài đẩy mạnh đầu tư vào các thị trường mới do rào cản thuế và các chính sách bảo hộ giảm bớt, tạo ra một làn sóng FDI và làm tăng hạn ngạch nhập khẩu của các nước đang phát triển. Khi kí kết các hiệp định hoặc thỏa thuận thương mại, các hàng rào thuế quan nội khối sẽ bị hạ thấp hoặc xoá bỏ, điều đó có

nghĩa là các doanh nghiệp trong nước không còn nhận được sự bảo hộ từ các công cụ chính sách thương mại của nhà nước. Họ sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt hơn

từ các sản phẩm đến từ các nước thành viên khác. Các tác động tạo ra sức ép để các nhà sản xuất trong nước phải vận động nhằm thoát ra khỏi tình trạng trì trệ, ỉ lại, thúc đẩy họ

nắm lấy cơ hội đổi mới hoạt động kinh doanh, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm,

đổi mới công nghệ, hạ giá thành sản phẩm. Không nâng cao tính cạnh tranh đồng nghĩa với khả năng thất bại của doanh nghiệp, đặc biệt là đối với những ngành công nghiệp được bảo hộ trước đó. Những ngành vốn được bảo hộ nhiều và những doanh nghiệp kém

cạnh tranh sẽ phải giảm sản xuất, thậm chí thu nhỏ hoặc phá sản.

1.3.2.2. Nguy cơ xảy ra mâu thuẫn và tranh chấp thương mại giữa các quốc gia

Ngoài ra, tham gia sâu vào các quan hệ thương mại quốc tế cũng đồng nghĩa với việc trong quá trình trao đổi buôn bán dịch vụ giữa các nước có khả năng xảy ra mâu thuẫn do bất đồng về quan điểm, môi trường kinh doanh và phong tục tập quán. Mâu thuẫn hoặc bất đồng giữa các quốc gia nếu không được hòa giải sẽ xảy ra các căng thẳng

leo thang, lâu dài dẫn đến chiến tranh thương mại với các đòn đáp trả đánh vào các mặt hàng xuất, nhập khẩu, gây ảnh hưởng đến nền kinh tế. Đặc biệt là mâu thuẫn giữa các quốc gia lớn có thể tác động đến nền kinh tế toàn cầu. Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và EU trong năm 2018 do Mỹ quyết định tăng thuế đối với mặt hàng nhôm, thép nhập

khẩu và sau đó là ô tô nhập khẩu vào thị trường Mỹ đã làm cho mối quan hệ giữa Mỹ và

EU trở nên xấu đi. Theo đó, giá hàng hóa tăng và đối tượng chịu thiệt thòi là người tiêu dùng, đồng thời, kinh tế Mỹ, EU cũng như kinh tế toàn cầu cùng bị thiệt hại.

Căng thẳng giữa các mối quan hệ thương mại giữa các quốc gia lớn leo thang không chỉ gây ảnh hưởng đến nền kinh tế của chính quốc gia đó và các quốc gia có liên quan mà còn tác động đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu. Tháng 1/2019, báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới (WEO), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã dự báo kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 3,5% vào năm 2019 và 3,6% vào năm 2020, giảm lần lượt 0,2

và 0,1 điểm phần trăm so với dự báo tháng 10-2018. Do mẫu thuẫn giũa các quốc gia lớn ngày một căng thẳng, sau hai năm tăng trưởng vững vàng, nền kinh tế thế giới được nhận định đang tăng trưởng ngày càng chậm hơn so với dự kiến và rủi ro đang tăng lên.

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Nội dung của Chương I: “Cơ Sở Lý Luận về Quan Hệ Thương Mại Quốc Tế” xoay quanh các vấn đề cơ bản trong quan hệ thương mại quốc tế, bao gồm góc nhìn tổng

quan về mối quan hệ thương mại quốc tế giữa các quốc gia; những nhân tố ảnh hưởng lên quan hệ thương mại quốc tế và các tác động của thương mại quốc tế lên nền kinh tế của các quốc gia.

Cụ thể, thương mại quốc tế là việc ác quốc gia thực hiện trao đổi hàng hóa và dịch

vụ với nhau, thiết lập mối quan hệ đối tác, các bên cùng có lợi. Ngày nay, với xu thế hội nhập quốc tế ngày càng trở nên sâu rộng thì các mối quan hệ thương mại quốc tế phát triển ngày càng mạnh cùng với sự phát triển của công nghiệp hoá, giao thông vận tải, toàn cầu hóa. Do vậy việc tăng cường thương mại quốc tế được xem như ý nghĩa cơ bản của toàn cầu hóa. Thương mại quốc tế cũng đóng vai trò to lớn trong việc cải thiện cán cân thanh toán, giải quyết việc làm, nâng cao vị thế quốc gia và là động lực để tăng trưởng kinh tế. Các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ thương mại quốc tế, quan hệ ngoại giao giữa các nước có thể kể đến như yếu tố lãnh đạo của từng quốc gia, bối cảnh quốc tế và bối cảnh trong nước. Tác động tích cực lên nền kinh tế quốc gia của việc thiết lập các mối quan hệ thương mại quốc tế, đối tác toàn diện và hội nhập sâu với thế giới là vô cùng lớn, tuy nhiên, cũng có một số tác động tiêu cực như gia tăng áp lực cạnh tranh

CHƯƠNG II

TÁC ĐỘNG CỦA QUAN HỆ THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Tác động của quan hệ thương mại mỹ trung đến hoạt động xuất nhập khẩu của việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w