2.2 .1.1
2.3. THỰC TRẠNG CỦA QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM VỚI MỸ VÀ
2.3.4.1. Ảnh hưởng tích cực
Thứ nhất, thúc đẩy sự tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ và Trung Quốc
Anh hưởng tích cực nhất của cuộc chiến thương mại đối với xuất nhập khẩu Việt Nam đó là kích thích tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ ở một số mặt hàng mà Trung Quốc bị đánh thuế. Nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ sẽ giảm một cách tất yếu do các khoản thuế mà Mỹ đã áp lên các ngành hàng của Trung Quốc, do đó,
Việt Nam là những mặt hàng được hưởng lợi nhiều nhất, kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ không ngừng tăng trong những tháng gần đây.
Không chỉ làm gia tăng kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ mà chiến tranh thương mại
còn thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đối với mặt hàng nông
sản do đây là mặt hàng nông sản xuất xứ từ Việt Nam vốn được Trung Quốc ưa chuộng nhập khẩu.
Thứ hai, giá nguyên liệu thành phẩm nhập khẩu rẻ hơn tương đối
Ngoài ra, doanh nghiệp Việt Nam còn có thể mua được nguyên liệu, thành phẩm đầu vào cho các mặt hàng như dệt may, da giày với giá rẻ hơn vì đồng RMD trở nên mất
giá hơn VND do tác động của khoản thuế Mỹ áp lên Trung Quốc. Giá nguyên liệu rẻ hơn khiến các doanh nghiệp sản xuất hoặc xuất khẩu các sản phẩm này thu được lợi nhuận cao hơn so với trước kia. Xuất khẩu tăng trưởng khiến cán cân thương mại được cải thiện, và tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động.
Thứ ba, thu hút FDI
Hiện nay, Việt Nam là quốc gia có độ mở lớn trong khu vực. Những năm gần đây
nguồn vốn FDI vào Việt Nam không ngừng gia tăng. Với tình hình căng thẳng leo thang giũa Mỹ và Trung Quốc, các nhà đầu tư nhằm phòng tránh rủi ro từ thuế quan tại Trung Quốc nên đã và đang chuyển dịch dần các nhà máy sang lãnh thổ Việt Nam. Việt Nam với vị trí địa lý thuận lợi và có nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc nên đang là điểm
đến hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các công ty đa quốc gia có nhà máy đặt tại Trung Quốc
Những ảnh hưởng tích cực này được đánh giá rằng không tác động quá lớn lên hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, nếu nắm bắt và tận dụng được tối đa các cơ hội kể trên sẽ đem lại những thuận lợi đáng kể cho hoạt động xuất nhập khẩu
Tuy nhiên, việc Mỹ áp thuế lên hàng hóa của Trung Quốc gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ, đặc biệt là vấn đề nguồn gốc của hàng hóa, sản phẩm. Uy tín hàng hóa của Việt Nam đang bị ảnh hưởng do hàng hóa từ Trung Quốc trung chuyển vào Việt Nam Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Mỹ của Trung Quốc với mục đích tránh các khoản thuế mà Mỹ áp lên nước này đã xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam. Việt Nam được xem như địa điểm trung chuyển để tiến hành hoạt động xuất khẩu hàng sang Mỹ mà không bị tính thuế. Trung Quốc và Việt Nam còn có 7 khu thương mại xuyên biên giới, một phần trong chiến lược Vành đai và Con đường của Trung Quốc. Chiến tranh thương mại leo thang có thể thúc đẩy sự
phát triển của những khu thương mại này. Hàng hóa sản xuất từ những khu thương mại này sẽ mang nhãn mác với xuất xứ từ Việt Nam. Nếu Mỹ phát hiện những hành động gian lận, núp bóng hàng Việt Nam trên thì Việt Nam sẽ bị Mỹ đánh thuế trừng phạt và thuế trừng phạt sẽ có tác động tiêu cực đến xuất nhập khẩu của Việt Nam. Ngày 09/03/2018, Mỹ áp thuế nhập khẩu lên mặt hàng thép và nhôm từ tất cả các quốc gia, trong đó có Trung Quốc. Ngày 21/5/2018, Bộ Thương mại Mỹ tiếp tục công bố áp thuế chống bán phá giá 199,76% và chống trợ giá 265,44% đối với loại thép cán nguội nhập từ Việt Nam nhưng sử dụng vật liệu đầu vào có xuất xứ từ Trung Quốc. Tương tự với thép chống gỉ, tỉ lệ tương ứng là 199,43% và 39,05%. Việc tăng thuế trên đã gây ảnh hưởng đến ngành sản xuất thép trong nước do Trung Quốc hiện vẫn là quốc gia cung ứng vật liệu đầu vào cho Việt Nam. Tuy nhiên, các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất thép vẫn được xét miễn giảm thuế nếu chứng minh được nguồn gốc sản phẩm được sản xuất trên nguyên liệu có nguồn gốc từ Việt Nam hoặc các quốc gia khác. Lượng thép xuất khẩu sang Mỹ chiếm 11,1% tổng sản lượng xuất khẩu của Việt Nam năm 2017, nhưng mặt hàng thép chỉ chiếm chưa tới 2% sản lượng trên.
Thứ hai, sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam trên các thị trường
quốc tế bị ảnh hưởng.
Theo phân tích phía trên, để làm giảm sức ép từ các khoản thuế Mỹ áp lên hàng hóa của nước mình, Trung Quốc đã và đang thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sản phẩm sang
Việt Nam như Hàn Quốc, Nhật Bản, EU, ... Sản phẩm Việt Nam vốn chưa được biết đến rộng rãi như sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc cũng như sự đa dạng về mẫu mã và chủng loại. Điều này tạo ra ảnh hưởng tiêu cực đối với hàng hóa Việt Nam ở các thị trường trên và có thể làm giảm giá trị gia tăng trên các mặt hàng xuất khẩu của nước ta.
Thứ ba, gây thâm hụt cán cân thương mại
Trung Quốc sẽ đưa ra các chính sách phá giá, tăng cường xuất khẩu hàng hóa sang các quốc gia khác để đối phó với thiệt hại từ các khoản thuế của Mỹ. Do đó, kim ngạch nhập
khẩu Việt Nam từ Trung Quốc tăng, dẫn đến cán cân thương mại trở nên chênh lệch. Trước khi xảy ra chiến tranh thương mại, thâm hụt giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn ở mức cao - 22,7 tỷ USD. Nếu nhập khẩu từ Trung Quốc tiếp tục tăng và tăng mạnh sẽ thì thâm hụt cán cân thương mại sẽ càng cao và ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế của Việt Nam.
Thứ tư, hoạt động xuất nhập khẩu giảm tăng trưởng
Đây là ảnh hưởng mang tính dài hạn mà Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đem
lại cho không chỉ Việt Nam mà còn là nền kinh tế toàn cầu do căng thẳng thương mại làm giảm cầu về các hàng hóa xuất nhập khẩu. Việt Nam lại là nước có độ mở lớn về kinh tế và đang tăng cường hội nhập sâu rộng với nền kinh tế toàn cầu nên Việt Nam là một trong những nước dễ bị ảnh hưởng theo chiều hướng tiêu cực do các tác động từ bên
ngoài do đó hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đứng trước nguy cơ giảm tăng trưởng trong tương lai nếu chiến tranh thương mại không được giải quyết.
Như vậy, sau khi tổng kết lại các tác động tích cực và tiêu cực mà nền kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng gặp phải thông qua mô hình
KẾT LUẬN CHƯƠNG II
Nội dung của Chương II: “Tác Động Của Quan Hệ Thương Mại Mỹ - Trung Đến Hoạt Động Xuất Nhập Khẩu Của Việt Nam” tập trung vào phân tích tình hình quan hệ thương mại của Mỹ và Trung Quốc trước khi xảy ra căng thẳng thương mại và trong khi Cuộc chiến thương mại giữa hai nước này bùng nổ, cũng như ảnh hưởng của căng thẳng thương mại lên nền kinh tế thế giới, các quốc gia khác và đặc biệt là những cơ hội và thách thức mà mối quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đem lại cho Việt Nam. Qua đó, đưa ra các đánh giá tác động về mặt tích cực lẫn tiêu cực lên lĩnh vực
xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Mỹ và Trung Quốc vốn là hai cường quốc kinh tế của thế giới với nền kinh tế phát triển ở mọi mặt và tốc độ phát triển kinh tế cao, trình độ khoa học công nghệ cao. Với mâu thuẫn thương mại nảy sinh từ bản quyền trí tuệ ở lĩnh vực công nghệ, Mỹ và Trung Quốc trong năm 2018 đã không ngừng áp đặt các khoản thuế lên hàng hóa có giá hàng tỷ USD của đối phương, gây ra thiệt hại về mặt kinh tế cho cả hai nước và toàn thế giới. Tuy nhiên, một số quốc gia, trong đó có Việt Nam vẫn nhận được nhiều ảnh hưởng tích cực và cơ hội để phát triển lĩnh vực ngoại thương trong giai đoạn chính trị căng thẳng này như thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, thu hút đầu tư FDI, giá nguyên liệu nhập khẩu các sản phẩm trung gian giảm. Ở chiều ngược lại, một số thách thức và tác động tiêu cực có thể kể đến như là uy tín quốc gia giảm do hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất
xứ, trở thành nước trung chuyển hàng hóa giữa Trung Quốc và Mỹ, ... Ở thời điểm hiện tại khi căng thẳng thương mại vẫn còn diễn ra thì các tác động trên được nhận định là chưa gây ảnh hưởng quá lớn đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động xuất
CHƯƠNG III
KHUYẾN NGHỊ VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁC TÁC ĐỘNG CỦA CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG
XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM
3.1. ĐỊNH HƯỚNG VỀ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM
3.1.1. Định hướng về xuất khẩu
Hiện tại, Việt Nam đã và đang thực hiện chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đã đề ra trong giai đoạn 2011-2020 và hướng tới chiến lược 2021-2030. Hoạt động xuất nhập khẩu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng nền kinh kinh tế. Đối với tình hình kinh tế của nước ta, chiến lược đề ra mục tiêu tổng quát là đến năm 2020, giá trị tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa phải tăng gấp 3 lần giá trị tổng kim
ngạch xuất khẩu hàng hóa so với năm 2010, cân bằng cán cân thương mại, tránh rơi vào tình trạng thâm hụt cán cân thương mại với các quốc gia đối tác. Với mục tiêu cụ thể, chiến lược xuất nhập khẩu hướng tới đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân hằng năm đạt 11-12% trong giai đoạn 2011-2020 và giữ mức tăng trưởng ổn định ở mức 10%/năm trong thời kỳ 2020-2030. Ngoài ra, phải chú ý giữ tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao hơn tốc độ tăng trưởng nhập khẩu, nhập siêu phải được kiểm soát ở mức dưới 10%, hướng tới cân bằng cán cân thương mại vào năm 2020 và thặng dư thương mại trong 10 năm sau đó. Tính đến năm 2018, Việt Nam đã hoàn thành được các chiến lược đã đề ra với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 245 tỷ USD, tăng 13,8% so với năm 2017, vượt chỉ tiêu so với kế hoạch 3,8%. Hơn nữa, xuất siêu đã liên tục được duy trì dẫn đến thặng dư cán cân thương mại, đạt mức 6,8 tỷ USD, cao gấp 3,2 lần so với năm 2017. Nhìn chung, đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã hoàn thành tốt các mục tiêu tổng quát và cụ thể của chiến lược xuất nhập khẩu giai đoạn 2010-2020.
Hoạt động xuất khẩu sẽ được chú trọng phát triển theo mô hình tăng trưởng bền vững, mở rộng quy mô xuất khẩu đi đôi với nâng cao giá trị gia tăng hàng xuất khẩu. Qua đó, định hướng phát triển hoạt độg xuất khẩu chỉ ra mục tiêu cụ thể cho 4 ngành hàng dưới đây:
• Hàng nhiên liệu, khoáng sản: giảm xuất khẩu thô, tăng cường áp dụng công nghệ để tăng xuất khẩu các mặt hàng chế biến nhằm tăng giá trị xuất khẩu và khả năng
cạnh tranh. Giảm tỉ trọng nhóm hàng này xuống còn 4,4% vào 2020.
• Hàng nông, lâm, thủy sản: đây là ngành hàng Việt Nam có nhiều lợi về khả năng cạnh tranh trong dài hạn, nhưng giá trị gia tăng lại không cao nên cần chú trọng nâng cao hiệu suất, chất lượng; khuyến khích xuất khấu các mặt hàng ứng dụng công nghệ tiên tiến vào hoạt động sản xuất
• Hàng công nghiệp chế biến, chế tạo: đây là nhóm hàng thế giới đang có nhu cầu cao, có tiềm năng phát triển về dài hạn nên cần phát triển sản phẩm giàu hàm lượng công nghệ và chất xám, tập trung phát triển ngành công nghệ phụ trợ. Tăng
tỉ trọng nhóm hàng này lên 62,9% vào năm 2020
• Hàng hóa khác: rà soát các mặt hàng có kim ngạch thấp nhưng có tiềm năng phát triển cao trong tương lai gần để từ đó có các chính sách khuyến khích phát triển. Tập trung phát triển xuất khẩu dựa trên cơ sở hỗ trợ và khai thác một cách hiệu quả các ngành Việt Nam đang có lợi thế cạnh tranh như: dệt may, da giày, máy vi tính, linh kiện, đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ và phải thường xuyên giám sát, chú ý duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định những ngành hàng này. Không những thế, phải rà soát cẩn thận và tìm kiếm các thị trường tiềm năng để thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng mới, có lợi thế
cạnh tranh trong nhóm “Hàng hóa khác” để cơ cấu xuất khẩu phát triển đồng đều hơn. Những năm tới, hoạt động xuất khẩu được dự đoán sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn nhờ sự nỗ
lực của Chính phủ trong việc thúc đẩy sản xuất trong nước để phục vụ xuất khẩu, sự quyết tâm bảo vệ môi trường kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục đầu tư đối với doanh nghiệp FDI, hỗ trợ khởi nghiệp, sáng tạo, đổi mới. Ngoài việc tập trung phát triển ở các thị trường truyền thống, chiến lược cho những năm tới là chú ý phát triển các thị trường tiềm năng đối với các ngành hàng Việt Nam có khả năng cạnh tranh, nâng cao được giá trị gia tăng. Để tăng sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế,
doanh nghiệp, khai thác tối đa tiềm năng của các thành phần kinh tế trong lĩnh vực xuất khẩu để từ đó phát huy sức mạnh tổng hợp.
Ngoài ra, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã có hiệu lực vào tháng 01/2019 và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) dự kiến sẽ được ký kết trong năm nay đang tạo ra cho Việt Nam sức hút rất lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, thu hút thêm FDI là cơ hội cho Việt Nam có thêm năng lực sản xuất mới, tăng cơ hội việc làm cho lao động trong nước và hơn hết là thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu.
Tuy nhiên, nền kinh tế thế giới đã có nhiều biến động bất ngờ trong năm 2018, đặc biệt là chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn chưa đi đén hồi kết. Những biến động này sẽ ảnh hưởng xấu đến chuỗi cung ứng khu vực và chuỗi cung ứng toàn cầu, gay rủi ro cho các hoạt động sản xuất và xuấ khẩu của Việt Nam, đặc biệt là nguy cơ bị Mỹ áp thuế trừng phạt và thiết lập các rào cản kỹ thuật lên các hàng hóa nhập
khẩu từ Việt Nam; dẫn đến giảm tỉ trọng xuất khẩu có thể bị giảm. Do đó, cần triển khai các chính sách phù hợp để hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trong nước trước
tình hình trên.
3.1.2. Định hướng về nhập khẩu
Hoạt động nhập khẩu là hoạt động quan trọng nhằm đảm bảo cho sự phát triển ổn
định và bền vững của các ngành kinh tế trọng điểm mà hoạt động sản xuất trong nước chưa có khả năng đáp ứng được nhu cầu về vật tư, nguyên liệu đầu vào. Vậy nên, nhập khẩu giúp cung cấp thiết bị, linh kiện để phục vụ cho quá trình sản xuất trong năng, giúp
nâng cao năng suất lao động, hỗ trợ giải quyết sự khan hiếm của vật tư và hàng hóa trên thị trường nội địa. Tuy nhiên, nếu hoạt động nhập khẩu tăng quá cao, sẽ gây thâm hụt cán cân thương mại của quốc gia. Vậy nên, về lĩnh vực nhập khẩu, Việt Nam đã có những
kiểm soát nhập siêu thấp để hạn chế tình trạng thâm hụt cán cân thương mại. Để đạt được
mục tiêu đó, đòi hỏi ngành nhập khẩu của nước ta phải đạt được các mục tiêu cụ thể: