2.1. MỐI QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA MỸ VÀ TRUNG QUỐC TRƯỚC KH
2.1.2. Tổng quan nền kinh tế Trung Quốc
Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ tính theo tổng sản
phẩm quốc nội (GDP) danh nghĩa và đứng thứ nhất nếu tính theo sức mua tương đương. Trong những năm gần đây, GDP bình quân đầu người của Trung Quốc không ngừng tăng nhờ có tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định ở mức cao.
Hình 2.4: Giá trị GDP bình quân đầu người của Trung Quốc tính đến 2017
Nguồn: Google Statistics (2018)
Sau 40 năm thực hiện công tác cải cách và mở cửa (1978), nền kinh tế Trung Quốc đã có những thay đổi to lớn, tốc độ tăng trưởng nhảy vọt, trình độ phát triển kinh tế cũng gia tăng, đời sống nhân dân nhờ đó mà ngày càng được cải thiện. Kinh tế Trung Quốc không ngừng lớn mạnh về quy mô sau cải cách, theo Ngân hàng Thế giới (WB), kinh tế Trung Quốc đã đóng góp 34% vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu, trong khi 40 năm
trước quốc gia này được coi là một trong những quốc gia nghèo trên thế giới. Với dân số chiếm khoảng 18% dân số toàn thế giới, nền kinh tế thế giới chịu ảnh hưởng không nhỏ từ phía Trung Quốc.
Hình 2.5: Thị phần của Trung Quốc đối với nguồn năng lượng và kinh tế thế giới
Nguồn: PIRA Energy Group (2018)
Ngành dịch vụ chính là ngành chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc,
chiếm hơn 50% GDP, vượt qua ngành công nghiệp - chiếm 40% GDP và ngành nông nghiệp - chiếm 9% GDP. Đi đôi với phát triển kinh tế, Trung Quốc tăng cường đẩy mạnh
chiến lược quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ (CNH) nhằm mở rộng tầm ảnh hưởng trên thế giới. Năm 2016, IMF chính thức đưa đồng CNH vào giỏi tiền tệ Quyền rút vốn đặc biệt (SDR). NDT đang từng bước giành được vị thế đồng tiền chủ chốt quốc tế, giữ vị trí thứ 8 trong số các đồng tiền được sử dụng nhiều nhất trên thế giới.
Hình 2.6: Các đồng tiền được sử dụng trong trao đổi nhiều nhất (2016)
Quốc gia Tổng giá trị (Tỷ USD) Mức tăng trưởng năm 2015-2016 Tốc độ tăng trưởng trung bình 2007-2016
1. Vương quốc Anh 655 -2.8% 15%
2. Canada 535 -1.1% 25% 3. Trung Quốc 52.8 12.1% 15.1% 4. Ireland 465 10.0% 7.7% 5. Nhật Bản 435 -1.6% 15% 6. Thụy Sĩ 325 4.4(% 65% 7. Caribbean 31.6 -16.4% n/a 8. Mexico 31.5 15% 25% 9. Đức 31.4 56% 25% 10. Brazil 245 -12.0% 9.2(%
Sau cải cách, Trung Quốc hiện đang là nước đang phát triển lớn nhất thế giới hiện
nay. Sự chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế này là bài học cho các nước đang phát triển khác để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Cũng nhờ công cuộc cải cách trên mà nền kinh tế Trung Quốc trở nên an toàn và bền vững hơn, góp phần làm ổn định nền kinh tế thế giới.