Luận điểm về một biểu giá duy nhất cho các sản phẩm năng l-ợng luôn luôn đ-ợc chính phủ bảo vệ. Nguyên tắc nền tảng của hệ thống giá này là:
-Tổng số tiền bán điện phải đủ trang trải toàn bộ chi phí tổng trong một thời hạn một năm (tổng chi phí bình quân). Các chi phí này bao gồm toàn bộ chi phí về vận hành và bảo d-ỡng, chi phí về nhiên liệu, vật t-, nhân công, các nguồn năng l-ợng sơ cấp phải mua, chi phí quản lý, chi phí dịch vụ khách hàng, chi phí cho vốn, tài sản cố định...
-Một nguyên tắc khác là các nhà làm chính sách cho rằng mọi công dân đều bình đẳng tr-ớc các dịch vụ công cộng. Năng l-ợng hiện nay đ-ợc coi nh- một mặt hàng thiết yếu nhất, do đó việc áp dụng một biểu giá duy nhất cho mọi hộ tiêu thụ là hợp lý; bất kể tính chất sử dụng, vị trí địa lý, thời điểm và thời gian tiêu thụ năng l-ợng.... Không có bất cứ lý do nào để -u tiên cho bất kỳ một dịch vụ công cộng nào bởi mục tiêu của các dịch vụ công cộng là đem lại lợi ích cao nhất cho cộng đồng chứ không phải dựa vào đó để kiếm lợi. Hệ thống này đặt ngay ra một biểu giá theo chi phí sản xuất trung bình, thực chất là tiến hành phân bổ một cách hợp lý giữa tất cả các hộ tiêu thụ.
Hiện nay, trên thế giới ch-a có một định nghĩa và công cụ để tính toán các chi phí trên đây, mà phải tuân thủ tình hình thực tế của mỗi n-ớc. Bề ngoài hệ thống giá này có vẻ hợp lý, mang tính chất nền tảng của việc tối -u nh-ng thực ra nó lại chứa đựng rất nhiều điểm bất hợp lý, bởi vì hệ thống này đã không tính đến những chi phí do sự có mặt của mỗi hộ tiêu thụ gây ra, đặc biệt là việc đánh hoà đồng giữa việc cung cấp điện vào giờ cao điểm và giờ thấp điểm, giữa việc cung cấp điện cho các vùng nông thôn miền núi hẻo lánh với các khu công nghiệp lớn; không phân biệt tính chất và mục đích tiêu thụ năng l-ợng giữa các hộ tiêu thụ.... Hệ thống giá bán này không những không góp phần san phẳng đồ thị phụ tải mà còn gây nhiều khó khăn cho hệ thống trong việc sản xuất và phân phối điện.
Theo logic kinh tế thì mỗi hộ tiêu thụ phải ý thức đ-ợc những chi phí do sự có mặt của mình trong hệ thống gây ra cho cộng đồng. Từ đây nảy sinh một mâu thuẫn giữa một bên là mục tiêu xã hội mong muốn cho mọi ng-ời đều có thể đ-ợc h-ởng lợi ích của sự tiêu dùng cho dù nhu cầu của họ là độc lập hay không ổn định. Bên kia là tính logic kinh tế lại muốn mỗi ng-ời phải trả đúng những chi phí mà mình đã sử dụng. Định giá theo ph-ơng pháp này không có quan hệ với việc huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho tăng tr-ởng và phát triển kinh tế xã hội của đất n-ớc. Nghĩa là định giá theo ph-ơng pháp này có thể không phản ánh đúng các chi phí, nó dựa vào giá cả của quá khứ nên không chính xác trong việc phát triển hệ thống trong t-ơng lai. Nhiều n-ớc trên thế giới đã thấy rằng giá điện không phải chỉ đảm bảo trang trải các chi phí quá khứ mà cơ cấu giá thành điện
phải đảm bảo thu hồi vốn huy động cho những khoản đầu t- mới. Khái niệm về chi phí cận biên đ-ợc áp dụng để khắc phục nh-ợc điểm của ph-ơng pháp chi phí trung bình.