Hệ thống giá bán này khác hẳn với những nguyên tắc của hai hệ thống giá mà ta vừa nghiên cứu ở trên. Nền tảng của nó không dựa trên tính chất tiêu thụ của khách hàng nh-ng cũng không nghiêng hẳn về cái gọi là “ công bằng xã hội ” để định giá,
mà quyên đi không tính đến những chi phí thực sự hệ thống phải chịu. Nguyên tắc của hệ thống giá bán này là buộc các hộ tiêu thụ phải thanh toán những chi phí thực sự mà họ đã gây ra cho hệ thống do sự có mặt của mình trên thị tr-ờng. Có nghĩa là mọi khách hàng trong những điều kiện tiêu thụ điện giống nhau (về công suất, cấp điện áp, thời điểm và thời gian sử dụng, vị trí địa lý...) đều chịu những mức giá bán nh- nhau. Do đó hệ thống này hoàn toàn hoà nhập đ-ợc vào một trong những quy định lớn của luật hành chính: sự bình đẳng của mọi công dân tr-ớc các dịch vụ công cộng.
Mục tiêu xây dựng hệ thống giá bán này để sử dụng nó nh- một ph-ơng tiện khuyến khích các hộ tiêu thụ sử dụng điện một cách hợp lý. Đối với ngành điện thì đây là một ph-ơng tiện cần thiết cho việc điều chỉnh mối quan hệ cung cầu và để cho hệ thống đạt đ-ợc điểm tối -u.
Việc xác định hệ thống giá điện theo chi phí biên có ý nghĩa đối với cả hai phía: sản xuất điện và sử dụng điện. Về phía ng-ời sử dụng điện sẽ cảm thấy hài lòng về sự lựa chọn của hệ thống giá mà nhà cung cấp đ-a ra. Nó phản ánh đúng chi phí mà hộ sử dụng đã gây ra cho hệ thống cũng nh- những nỗ lực mà ngành điện đã làm để phục vụ khách hàng. Đối với ng-ời sản xuất, cung cấp điện căn cứ vào nhu cầu sử dụng mà các hộ tiêu thụ đăng ký có thể lập một quy trình vận hành tối -u nhất nhằm tận dụng một cách tối đa các nguồn lực để đạt đ-ợc mục tiêu tối đa hoá lợi ích của mình. D-ới đây là sơ đồ sự điều hoà giữa cung và cầu thông qua hệ thống giá bán theo chi phí biên:
Chi phí biên ngắn hạn: là chi phí mà hệ thống phải bỏ ra để sản xuất thêm 1kWh trong điều kiện năng lực sản xuất của hệ thống không thay đổi.
Chi phí biên dài hạn: là chi phí phải bỏ thêm ra của hệ thống để sản xuất thêm 1kWh trong điều kiện nhu cầu tăng thêm này đ-ợc dự đoán tr-ớc và có đủ thời gian để tăng năng lực sản xuất của hệ thống.
Nếu chi phí biên ngắn hạn nhỏ hơn chi phí biên dài hạn thì hệ thống không cần phải đầu t- thêm năng lực sản xuất mà chỉ cần khai thác tối -u hệ thống hiện có để đạt đ-ợc chi phí vận hành nhỏ nhất. Trong tr-ờng hợp ng-ợc lại thì hệ thống cần đầu t- tăng thêm năng lực sản xuất để làm giảm chi phí biên ngắn hạn. Nếu chi phí biên ngắn hạn bằng chi phí biên dài hạn, hệ thống đạt điểm tối -u.
Hiện nay thế giới có hai cách tiếp cận để tính toán chi phí biên dài hạn là ph-ơng pháp tiếp cận hệ thống theo việc phát triển mở rộng hệ thống và việc tiếp cận hệ thống theo việc gia tăng phụ tải. Chi phí biên dài hạn đ-ợc xác định cho từng khâu sản xuất, truyền tải và phân phối. Ngoài ra còn đ-ợc xác định theo giờ và mùa trong ngày và phân bổ theo các cấp điện áp.