hàng Thương mại.
Ra đời từ năm 1988 đến nay, Ủy Ban Basel về giám sát ngân hàng đã nâng cao yêu cầu đối với quản trị rủi ro của hệ thống ngân hàng từ công bố khung rủi ro tín dụng (Basel I) sang Basel II (2006) và Basel III (2010). Theo đó, các mục tiêu trong quản trị rủi ro cũng dần thay đổi. Từ tháng 6 năm 2006, ủy ban Basel đã thực hiện xem xét, sửa đổi và bổ sung thêm các quy định mới cho Basel I, cũng từ đây Basel II chính thức được ban hành. Theo đó, mục tiêu mà Basel II hướng tới bao gồm ba mục tiêu chính: (1) nâng cao chất lượng và sự ổn định của hệ thống ngân hàng quốc tế; (2) tạo lập và duy trì một sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng; (3) đẩy nhanh việc chấp nhận các thông lệ nghiêm ngặt hơn trong quản lý rủi ro.
Nội dung của Basel II được phản ánh thông qua ba trụ cột, mỗi trụ cột ứng với mục tiêu khác nhau.
Sơ đồ 1.1. Cơ cấu của hiệp ước Basel II
Với ba mục tiêu đã được xác định rõ, ngân hàng thương mại muốn đạt được sẽ tiến hành đề xuất 3 trụ cột chính trong Basel II.
Trụ cột I hướng tới mục tiêu duy trì vốn bắt buộc, tỷ lệ vốn bắt buộc tối thiểu (CAR) của ngân hàng ở mức 8% tổng tài sản có rủi ro. Cách tính và tỷ lệ CAR vẫn được giữ nguyên từ Basel I sang Basel II.
Tỷ lệ vốn tối thiểu (CAR) = Tổng vốn Tài sản có rủi ro (RWA)
Trong đó:
NỘI DUNG CỦA BASEL II
Rủi ro tín dụng Rủi ro hoạt động Rủi ro thị trường Vốn cấp 2 Vốn cấp 1 Vốn tối thiểu Giám sát Quy tắc thị trường PP đánh giá nội bộ nâng cao PP chỉ tiêu cơ bản PP nội bộ nâng cao PP đánh giá nội bộ cơ bản PP mô hình nội bộ PP chuẩn hóa PP chuẩn hóa PP chuẩn hóa Tài sản có rủi ro Định nghĩa về vốn
- Tổng vốn của ngân hàng được chia thành:
+ Vốn cấp 1 (hay vốn tự có cơ bản của ngân hàng: vốn điều lệ và các quỹ dự phòng được công bố) bao gồm cổ phần thường, cổ phần ưu đãi dài hạn, thặng dư vốn, lợi nhuận không chia, dự phòng chung các khoản dự trữ vốn khác, các phương tiện ủy thác có thể chuyển đổi và dự phòng lỗ tín dụng.
+ Vốn cấp 2 (vốn tự có bổ sung) bao gồm tất cả các vốn khác còn lại của ngân hàng, như: các khoản lợi nhuận trên tài sản đầu tư, nợ dài hạn với kỳ hạn lớn hơn 5 năm, các khoản dự phòng ẩn. Chỉ tiêu này được giữ nguyên theo thời gian.
Tổng vốn của Basel I và II là tương tự nhau, không thay đổi. Một điều cần chú ý trong tổng vốn của ngân hàng đó là vốn ngân hàng không bao gồm các vốn vô hình, một số giới hạn được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 1.1. Giới hạn các tiêu chí của tổng vốn trong CAR
Tiêu chí Giới hạn
Tổng vốn cấp 2 so với vốn cấp 1 ≤ 100% Nợ thứ cấp so với vốn cấp 1 ≤ 50% Dự phòng chung so với tài sản có rủi ro ≤ 1,25% Dự trữ tài sản đánh giá lại được chiết khấu 55% Thời gian đáo hạn còn lại của nợ thứ cấp ≥ 5 năm
- Tài sản có rủi ro (RWA): được tính bằng tích số giữa tài sản với hệ số rủi ro của tài sản.
CAR của Basel I và II có điểm khác biệt đó là chỉ tiêu tài sản có rủi ro (RWA). Trong Basel I RWA chỉ tính cho rủi ro tín dụng tùy vào các loại tài sản khác nhau với mức độ rủi ro của từng loại tài sản, và rủi ro thị trường bao gồm rủi ro thị trường chung và rủi ro thị trường cụ thể. RWA của Basel II được mở rộng phạm vi tính hơn khi không chỉ mở rộng phạm vi rủi ro tín dụng, còn bổ sung thêm rủi ro thị trường và thêm hoàn toàn mới rủi ro hoạt động. Thêm vào đó, cách tính RWA của Basel II cũng trở nên phức tạp hơn, giúp đánh giá chính xác hơn mức độ an toàn vốn. Nếu trong Basel I hệ số rủi ro không đề cập đến xếp hàng tín dụng thì trong Basel II đã có đề cập đến. Từ đó, RWA của Basel II được tính như sau:
Căn cứ vào các loại tài sản khác nhau sẽ có hệ số rủi ro của các tài sản khác nhau. Thông thường hệ số rủi ro của tài sản được chia thành 4 mức, từ 0% đến 100% cho từng loại tài sản trong Basel I, sang đến Basel II các tài s ản được phân loại thành 5 loại căn cứ theo đánh giá xếp hạng tín dụng.. :
Bảng 1.2. Hệ số rủi ro của các tài sản theo Basel I
Tài sản Hệ số rủi ro
- Tiền mặt, vàng trong ngân hàng
- Các nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ và Bộ Tài Chính 0% - Các khoản trả nợ của ngân hàng có quy mô lớn
- Chứng khoán phát hành bởi các cơ quan nhà nước 20%
- Các khoản vay thế chấp nhà ở 50%
Tất cả các khoản vay khác (trái phiếu doanh nghiệp, các khoản nợ từ các nước kém phát triển, các khoản vay thế chấp cổ phiếu, bất động sản,…)
100%