Khuyến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng basel II trong quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại việt nam​ (Trang 90 - 94)

4.2.1.1. Về vấn đề pháp lý

Cần có đầy đủ hành lang pháp lý phù hợp với các quy định của Basel II để tạo môi trường thống nhất cho các NHTM triển khai thực hiện Basel II. Thực tế có thể thấy, hiện nay, môi trường của Basel II đã được tạo lập. Tuy nhiên còn thiếu các quy định có tính định hướng của cơ quan quản lý nhà nước. Cụ thể, có các thông tư 36, thông tư 02…. Đã hướng dẫn chi tiết về việc thực hiện quản lý rủi ro của Basel II và hướng tới vào nhóm rủi ro tín dụng; Thông tư 41 hướng dẫn chi tiết về vốn, cách xác định tỷ lệ an toàn vốn theo cả 3 loại rủi ro (rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường)… Đây là bước tiến lớn của Ngân hàng Nhà nước trong việc ban hành các quy định pháp lý làm đòn bẩy cho các NHTM triển khai thực hiện Basel II.

Đối với công tác thanh tra, giám sát theo quy định Basel II còn nhiều hạn chế, Quy định công bố thông tin hướng tới Basel II cũng được quy định cụ thể tại TT41 trên. Như vậy điều kiện về môi trường thực hiện Basel II về cơ bản đã có, phù hợp với quan điểm là hướng dẫn định hướng và trao quyền quyết định lựa chọn thực hiện cho NHTM và NHTM phải báo cáo kết quả triển khai thực hiện để cơ quan quản lý chuyên ngành quản lý, đánh giá.

Ngoài ra, NHNN cũng cần tiếp tục hoàn thiện thể chế cho phát triển hệ thống ngân hàng và quá trình tái cơ cấu các TCTD, xử lý nợ xấu giai đoạn từ nay đến năm 2020: tập trung vào nâng cao năng lực thanh tra, giám sát ngân hàng của Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng (trong đó, bao gồm cả nội dung hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động của cơ quan này); hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho vấn đề bảo đảm an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng theo các chuẩn mực quốc tế.

4.2.1.2. Về công tác triển khai Basel II gắn với công cuộc tái cấu trúc hệ thống Ngân hàng Thương mại

Một là, NHNN cần triển khai thực hiện Basel II tại NHTM cần gắn chặt với

đề án tái cấu trúc NHTM và xử lý nợ xấu nhằm tối ưu hóa nguồn lực. Từ đó, công tác này góp phần hạn chế những lãng phí từ những khoản mục đầu tư không cần thiết hoặc trùng lặp trong tiến trình sắp xếp lại cấu trúc cho phù hợp với các quy định của Basel II.

Hai là, NHNN cần tiếp tục chỉ đạo công tác thực hiện tái cơ cấu toàn diện các TCTD theo phương án đã phê duyệt, trọng tâm là cải thiện và nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị; cơ cấu lại hoạt động theo hướng an toàn, hiệu quả, đảm bảo khả năng phát triển bền vững.

Ba là, NHNN cần tiếp tục khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTD sáp nhập, hợp nhất, mua lại để xử lý các TCTD yếu kém, tăng quy mô và nâng cao năng lực cạnh tranh của các TCTD. Tuy nhiên, NHNN vẫn thực hiện chủ trương cấp phép thận trọng, linh hoạt; tiếp tục sử dụng cấp phép cho các TCTD như là công cụ hữu hiệu trong cơ cấu và xử lý nợ xấu.

Bốn là, đối với các Ngân hàng TMCP Nhà nước gặp khó khăn về vốn tự có,

NHNN cần có chính sách nâng cao năng lực tài chính tổng thể của khối Ngân hàng TMCP Nhà nước, qua đó xác định cụ thể kế hoạch, lộ trình tăng vốn đối với khối Ngân hàng TMCP Nhà nước và đối với từng ngân hàng.

4.2.1.3. Về quy định liên quan tới năng lực tài chính và nguồn vốn của Ngân hàng Thương mại theo chuẩn Basel II.

Một là, NHNN cần có chính sách, quy định về tăng cường năng lực tài chính

của các TCTD, áp dụng chuẩn mức vốn và các nguyên tắc quản trị rủi ro theo Basel II gắn liền với việc hiện đại hóa công nghệ ngân hàng; cải thiện tính công khai, minh bạch trong hoạt động của các TCTD.

Hai là, NHNN phối hợp với các cơ quan nhà nước có liên quan tạo điều kiện

cho các NHTM triển khai phương án phát hành cổ phần ra công chúng, trong đó cổ đông nhà nước nếu không đủ nguồn lực thì có thể từ chối quyền mua. Khi đó các

NHTM sẽ chủ động tìm kiếm nhà đầu tư và cổ đông nhỏ lẻ trong nước để bán cổ phần, phát hành cổ phần ưu đãi cho người lao động. Giải pháp này chỉ thuận lợi khi cổ đông hiện hữu có sức mạng tài chính và không muốn giảm tỷ lệ sở hữu, trong điều kiện thị trường chứng khoán ổn định và phát triển thuận lợi.

Ba là, NHNN trên cơ sở xem xét, đánh giá và phân tích những khó khăn và

hạn chế trong việc huy động vốn của các NHTM trong thời gian vừa qua cũng như khả năng và mức độ thực hiện của các ngân hàng, có thể cân nhắc phương án giãn thời hạn đáp ứng các tiêu chuẩn Basel II đối với các TCTD, cũng như thời gian thi hành có hiệu lực của các thông tư liên quan tới việc đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn (ví dụ như thông tư số 41/NHNN về tỷ lệ an toàn vốn trong ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài có hiệu lực từ 01/01/2020).

Bốn là, NHNN và các cơ quan giám sát kiểm soát nghiêm ngặt các Ngân hàng trong việc duy trì cơ cấu tài sản Có sao cho nếu tổn thất xảy ra thì Ngân hàng phải có đủ vốn tự có để bù đắp tổn thất này. Nếu Ngân hàng muốn tăng trưởng tín dụng, đầu tư vào những tài sản sinh lời cao thì Ngân hàng cần có lượng vốn tự có lớn tương ứng; ngược lại Ngân hàng chỉ cần duy trì mức tối thiểu theo quy định. Không có cơ cấu tài sản Có nội bảng và ngoại bảng tối ưu cho tất cả các Ngân hàng và cho tất cả các thời kỳ khác nhau. Cơ cấu tài sản được coi là tối ưu nếu có đủ vốn để bù đắp cho những rủi ro phát sinh từ cơ cấu này, bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường. Khi tổn thất xảy ra, nếu vốn của Ngân hàng không đủ để bù đắp tổn thất thì Ngân hàng cần có phương án huy động vốn phù hợp, kịp thời để đảm bảo sự an toàn. Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan quản lý cần có chế tài nghiêm ngặt đối với những Ngân hàng không đáp ứng được tiêu chuẩn này.

4.2.1.4. Về công tác phối hợp thực hiện Basel II giữa Ngân hàng Nhà nước và các chủ thể liên quan

Một là, nâng cao sự phối hợp thực hiện Basel II giữa NHNN và các NHTM;

Basel II là dự án lớn ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng, do vậy rất cần có sự tham gia phối hợp chặt chẽ giữa NHNN và các NHTM để đảm bảo các NHTM đang đi đúng lộ trình thực hiện Basel II do NHNN đưa ra. Bên cạnh

đó, các NHTM cần có xây dựng các bước thực hiện theo các định hướng, kế hoạch, lộ trình đã được các cơ quan quản lý nhà nước để ra.

Hai là, cần xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các chủ thể tham gia vào hệ

thống quản lý rủi ro theo Basel II, xây dựng cơ sở hạ tầng tương ứng với chức năng nhiệm vụ của từng chủ thể. Ví dụ như: NHNN Việt Nam là cơ quan quản lý nhà nước chung về Ngân hàng, tiền tệ, hướng dẫn các NHTM về quản lý rủi ro, tính ổn định của hệ thống ngân hàng, tiền tệ quốc gia. Thanh tra giám sát ngân hàng (trực thuộc NHNN) là cơ quan quản lý nhà nước thực hiện thanh tra, giám sát theo quy định tại Trụ cột II của Chuẩn mực Basel II; làm đầu mối tham mưu giúp NHNN ban hành các quy định, hướng dẫn NHTM thực hiện quản lý rủi ro theo Basel II. Trung tâm thông tin tín dụng quốc qua – CIC (Trực thuộc NHNN) là cơ quan quản lý nhà nước phụ trách công bố thông tin, tham mưu giúp NHNN ban hành các quy định về công bố thông tin minh bạch theo quy tắc thị trường (Trụ cột III); xây dựng cơ sở hạ tầng dữ liệu lịch sử cho hệ thống ngân hàng. Công ty mua bán nợ của các tổ chức tín dụng VAMC làm đầu mối xử lý nợ của các tổ chức tín dụng, hỗ trợ các tổ chức tín dụng hoạt động nhằm khôi phục lại hoạt động…

Ba là, NHNN chỉ đạo thành lập tổ chức xếp hạng tín dụng đạt chuẩn Basel II

trực thuộc NHNN; có thể phối hợp với một số tổ chức xếp hạng tín dụng quốc tế có uy tín…. Các NHTM, các tổ chức tín dụng là đối tượng trực tiếp thực hiện quản lý rủi ro theo Basel II cần tuân thủ thực hiện theo các quy định của cơ quan quản lý nhà nước và những hướng dẫn thêm cụ thể trong Hiệp ước Basel II trong quá trình thực hiện Basel II tại NHTM.

4.2.1.5. Về xây dựng lộ trình áp dụng Basel II tại các Ngân hàng Thương mại tại Việt Nam

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần thiết phải có lộ trình cụ thể về thời gian áp dụng Basel II trên cở sở tham khảo kinh nghiệm của các nước đã triển khai, trong đó nhấn mạng tới việc phân loại Ngân hàng trong triển khai Basel II. Mặc dù áp dụng Basel II là cần thiết và được xác định trong Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng 2011-2020, nhưng đối với một số ngân hàng có quy mô nhỏ, việc áp

dụng Basel II vẫn gặp nhiều khó khăn. Trong đó, các Ngân hàng có quy mô lớn bắt buộc phải thực hiện, các Ngân hàng quy mô nhỏ thực hiện khuyến khích nhưng không bắt buộc Basel II mà vẫn duy trì Basel II, sau đó tiến hành hợp nhất và sáp nhập với Ngân hàng Thương mại khác để tiến tới áp dụng Basel II.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng basel II trong quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại việt nam​ (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)