3.1.1.1. Tăng trưởng tín dụng giảm tốc
Ảnh hưởng từ chính sách thắt chặt tín dụng đã tác động mạnh đến tăng trưởng tín dụng trong năm 2018, đạt mức tăng thấp nhất trong những năm gần đây. Tăng trưởng dư nợ cho vay của nhóm Ngân hàng niêm yết sàn chứng khoán đạt mức 13.4%. Tình hình giải ngân của các khoản vay mới diễn ra khá căng thẳng trong giai đoạn năm 2018 khi nhiều ngân hàng đã sử dụng quá nửa hạn mức tăng trưởng tín dụng, một số ngân hàng đã vượt hạn mức được cấp cho năm nay. Tuy nhiên, NHNN đã nhấn mạnh việc theo sát mục tiêu thắt chặt tín dụng, kiểm soát rủi ro. Từ đó, tốc độ giải ngân mới của các ngân hàng cũng bắt đầu chậm lại và bám sát lộ trình tăng trưởng của NHNN.
Mặc dù vậy, đã có một số ngân hàng đã được nới “room” vào giai đoạn cuối năm 2018 khi áp lực lạm phát được giảm bới, nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng 17% sau giai đoạn kiểm soát mạnh tay.
Bảng 3.1. Thị phần cho vay khách hàng ĐVT: % NHTM 2017 2018 BIDV 22 22 Vietinbank 20 20 Vietcombank 14 14 Khác 44 44
3.1.1.2. Huy động tiền gửi chậm lại
Tiền gửi huy động cũng bắt đầu tăng chậm lại theo đà giảm tốc của tăng trưởng tín dụng. Trong năm 2018, tăng trưởng huy động tiền gửi đạt 12.1%. Càng về cuối năm, nhu cầu về vốn của các Ngân hàng thương mại càng gia tăng do cần đáp ứng một số tiêu chí an toàn như tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi hay tỷ lệ
vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, bên cạnh đó, các ngân hàng cũng cần trang bị sẵn vốn cho chu kỳ cấp vốn mới. Tổng vốn huy động từ nguồn tiền gửi các ngân hàng trong năm 2018 đạt 4,756,120 tỷ đồng. Bảng 3.2. Thị phần tiền gửi ĐVT: % NHTM 2017 2018 BIDV 20 21 Vietinbank 18 18 Vietcombank 17 17 Khác 45 45 3.1.1.3. Tỷ lệ CASA giảm nhẹ
Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn – CASA toàn ngành có s ự giảm nhẹ từ mức 18.7% đầu năm về mức 18.2% vào cuối năm 2018, tỷ lệ này hiện nay vẫn giữ được ổn định và không có nhiều biến động, ngoại trừ trường hợp của LienVietPostbank khi CASA giảm từ 28.4% trong giai đoạn đầu năm xuống mức 15.9% cuối quý 3. Với mức CASA 33.5%, MBB tiếp tục giữ mức CASA cao nhất tăng nhẹ so với đầu năm 2018, theo sau là Vietcombank sở hữu cơ cấu tiền gửi mạnh, trong đó tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn giữ ổn định quanh trên mức 28%. Techcombank cũng s ở hữu tỷ lệ CASA thuộc nhóm đầu, cải thiện từ mức 22% lên 27% góp phần vào tăng trưởng vượt trội của Ngân hàng.
Bảng 3.3. Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn – CASA
ĐVT: % NHTM Năm 2018 MB 33.5 Vietcombank 28.3 Techcombank 27.1 ACB 16.7 BIDV 16.4 Vietinbank 15.0 S accombank 14.9 VPBank 13.2 VIB 14.3
3.1.1.4. Nợ xấu giảm nhẹ
Việc tăng cường chỉ tiêu đo lường khả năng thanh khoản, kiểm soát chặt chẽ tình hình nợ xấu góp phần quan trọng để nhiều NHTM Việt Nam định lượng được rủi ro cho mọi giao dịch đã và đang phát sinh; góp phần quan trọng vào lượng hóa rủi ro, từ đó giúp cho ngân hàng lượng hóa được vốn cần thiết cho mỗi giao dịch.
Trên thực tế, có nhiều ngân hàng thương mại Việt Nam đã tăng cường khả năng kiểm soát tình trạng nợ quá hạn ở mức độ cho phép. Đáng chú ý có những ngân hàng như Vietcombank đã vượt kế hoạch đặt ra.
Năm 2018 là một năm quan trọng trong công tác xử lý nợ xấu khi các Ngân hàng Thương mại đẩy nhanh tiến độ giải quyết nợ tồn động cũng như dứt điểm nợ xấu từ Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức Tín dụng Việt nam – VAMC. Tỷ lệ nợ xấu đã tăng dần từ đầu năm 2018 đến cuối quý 3 nhưng đã giảm trở lại vào quý cuối năm, đạt mức 1.63%. Nhờ lợi nhuận tăng trưởng mạnh mẽ, các ngân hàng mạnh dạn hơn trong việc trích lập và xử lý nợ xấu bằng nguồn dự phòng nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu nội bảng. Nhóm 2 cũng có sự suy giảm so với đầu năm và giảm áp lực trích lập trong năm 2019.
Đối với nợ tồn đọng tại VAMC, hiện tại đã có 6/10 ngân hàng tham gia thí điểm Basel II gồm Vietcombank, ACB, Techcombank, MBB, VIB, Vietinbank đã sạch nợ, phần lớn được xử lý bằng quỹ dự phòng. Mặc dù vậy, hoạt động xử lý nợ vẫn chưa thực sự sôi nổi do thiếu vắng thị trường mua bán nợ.
Bảng 3.4. Dư nợ xấu của các ngân hàng thương mại năm 2017-2018
ĐVT: % NHTM Năm 2017 Năm 2018 MB 1.2 1.3 Vietcombank 1.14 1.0 Techcombank 1.61 1.1 ACB 0.7 0.7 BIDV 1.62 1.7 Vietinbank 1.14 1.6 S accombank 4.67 2.1 VPBank 3.39 3.5 VIB 2.49 2.5
3.1.1.5. Lợi nhuận tăng trưởng mạnh
Năm 2018 là năm tăng trưởng thành công của nền kinh tế Việt Nam khi GDP tăng trưởng 7.08% cũng là mức tăng cao nhất trong 10 năm qua. Trong năm 2018, tổng lợi nhuận trước thuế của 17 ngân hàng đã niêm yết là 85.143 tỷ đồng. Kết quả đạt được ngoài đến từ tăng trưởng tín dụng, còn nhờ vào sự tích cực trong công tác quản lý và gia tăng hiệu quả công việc, giúp giảm chi phí hoạt động từ mức CIR ( = (Chi phí hoạt đồng/thu nhập từ hoạt động)*100) 48% năm 2016 còn 44.2% năm 2017 và tiếp tục giảm mạnh về mức 42.5% trong năm 2018.
Thu nhập từ lãi duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ nhờ nhu cầu tín dụng luôn ở mức cao, ngân hàng dễ dàng đạt được mục tiêu tăng trưởng dư nợ cũng như tái cơ cấu lại danh mục cho vay. Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) được duy trì ở mức cao và cải thiện ở các năm gần đây. Bên cạnh đó, kho khăn cho các ngân hàng trong năm 2018 là vẫn đảm bảo nhiệm vụ thắt chặt tăng trưởng tín dụng khi nhu cầu về cốn cẫn còn cao đã khiến áp lực nợ xấu gia tăng.
Thu nhập ngoài lãi là nguồn động lưc mới để tăng cường lợi nhuận. Nguồn thu của ngành ngân hàng chủ yếu đến từ các hoạt động cho vay, đem lại gần 80% tổng thu nhập hoạt động. Tuy nhiên tỷ lệ này đang có xu hướng giảm dần qua các năm từ mức 87% năm 2011 nhờ các nguồn thu ngoài lãi. Thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng đến từ hoạt động thu phí dịch vụ, trong đó, hoạt động liên kết bảo hiểm – bancassuarace có tiềm năng lớn. Bên cạnh đó, thu nhập ngoài lãi cũng đến từ các hoạt động liên quan tới môi giới và đầu tư chứng khoán, giao dịch vàng, hối đoái và thu nhập bất thường đến từ hoạt động thoái vốn đầu tư và thanh lý tài s ản ngoại bảng đã khiến thu nhập ngoài lãi tăng trưởng tích cực trong năm 2018. Kỳ vọng trong những năm tiếp theo, thu nhập ngoài lãi sẽ tiếp tục cải thiện và chia sẽ bớt rủi ro đến từ hoạt động tín dụng
Bảng 3.5. Thống kê các chỉ số hoạt động của Ngân hàng trong năm 2018
NHTM NIM CIR ROA ROE NPL LLR Tăng trưởng dư nợ Tăng trưởng NII Tăng trưởng TOI Tăng trưởng LNTT %LNT T/Kế hoạch ACB 3.56% 47.83% 1.67% 27.73% 0.73% 152% 16.1% 22.5% 22.7% 140.5% 112.1% BIDV 2.87% 36.24% 0.60% 14.57% 1.69% 74% 14.1% 12.9% 14.0% 9.3% 101.9% Vietinbank 2.08% 49.59% 0.48% 8.27% 1.56% 96% 9.4% -16.8% -11.9% -26.8% 62.4% MB 4.56% 44.7% 1.83% 19.41% 1.32% 113% 16.6% 30.0% 40.9% 68.3% 114.2% Sacombank 2.34% 67.12% 0.46% 7.48% 2.11% 65% 15.1% 44.6% 35.1% 50.6% 122.3% Techcombank 4.13% 31.84% 2.87% 21.53% 1.75% 85% -0.6% 24.6% 12.3% 32.7% 106.6% Vietcombank 2.78% 34.64% 1.39% 25.18% 0.98% 165% 16.4% 29.5% 33.6% 61.4% 137.6% VPBank 8.80% 34.21% 2.45% 22.83% 3.50% 46% 21.5% 19.8% 24.2% 13.1% 85.2% VIB 3.79% 44.45% 1.67% 22.55% 2.52% 36% 20.4% 39.7% 48.0% 95.2% 136.7%