Ngoài những giải pháp về nguồn nhân lực, tăng vốn điều lệ, cơ sở dữ liệu và chi phí triển khai Basel II như đã nêu ở trên, luận văn đề cập đến thêm một số khuyến nghị như sau:
4.2.2.1. Vấn đề về công tác quản trị điều hành và quản trị rủi ro hoạt động ngân hàng
Một là, NHTM Việt Nam cần ưu tiên hoàn thiện, nâng cao năng lực quản trị
điều hành, xây dựng chiến lược và chính sách quản trị rủi ro; tăng chi phí trích lập dự phòng rủi ro và tập trung xử lý nợ xấu; cần chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng, phù hợp hơn với các chuẩn mực quản trị rủi ro quốc tế. Điều này sẽ thu ngắn khoảng cách giữa các chỉ số rủi ro thực tế và mục tiêu Basel II.
Trong quản trị rủi ro tín dụng, các NHTM cần thực hiện quản trị rủi ro đối với từng khoản tín dụng và đối với toàn bộ danh mục tín dụng. Bên cạnh đó, để tăng cường quản trị rủi ro tín dụng các ngân hàng cần phải hoàn thiện hệ thống giám sát ngân hàng theo hướng nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính và phát triển hệ thống cảnh báo sớm những tiềm ẩn trong hoạt đồng của ngân hàng mình, gồm phân tích báo cáo tài chính và xác định các “điểm” nhạy cảm; phát triển và thống nhất cách thức giám sát ngân hàng trên cơ s ở lý luận và thực tiễn; xây dựng cách tiếp cận tới công việc đánh giá chất lượng quản lý rủi ro trong nội bộ ngân hàng; nâng cao kỹ thuật trong trích lập dự phòng rủi ro.
Hai là, các NHTM Nhà nước cũng cần tăng cường quản lý rủi ro để giảm được chi phí dự phòng rủi ro (là khoản mục chi phí rất lớn trong hoạt động kinh doanh), đồng thời cần thực hiện tiết kiệm, triệt để cắt giảm chi phí quản lý nhất là các khoản chi lễ tân, khánh tiết. Mỗi ngân hàng có thể đặt mục tiêu giảm 3-4% chi phí quản lý so với dự toán. Ngoài ra, việc nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng là giải pháp quan trọng giúp tăng cường vốn chủ sở
hữu bởi sự gia tăng vốn chủ sở hữu của các ngân hàng chịu tác động thuận chiều tích cực từ nhân tố tỷ suất sinh lời của tài sản.
4.2.2.2. Một số khuyến nghị khác
Một là, Các NHTM cần gia tăng và đa dạng hóa các hoạt động phi tín dụng
ngân hàng cung ứng cho khách hàng thay vì phụ thuộc quá lớn vào hoạt động tín dụng. Các hoạt động phi tín dụng bao gồm thanh toán, ủy thác, tư vấn, quản lý tài sản, bảo hiểm, phái sinh…. Các dịch vụ này cần được đa dạng hóa theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ truyền thống và phát triển các dịch vụ mới.
Cần tránh phân bổ nguồn lực cho các hoạt động kinh doanh khác như bất động sản, bảo hiểm và cho thuê tài chính quá nhiều…. từ đó có thể phân bổ lại các nguồn lực đầu vào như quy mô tài s ản cố định, quy mô tổng tiền gửi khách hàng để sử dụng có hiệu quả nhất.
Hai là, cần nâng cao trách nhiệm và vai trò kiểm tra, kiểm soát nội bộ là biện
pháp để ngăn ngừa những rủi ro tiềm tàng có thể xảy. Thông qua hoạt động kiểm soát có thể phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng. Bên cạnh đó, cần chú trọng tăng cường hoạt động soát nhằm phát hiện, ngăn chặn những rủi ro đạo đức do cán bộ tín dụng gây ra.
Ba là, Các NHTM cần chú trọng đến việc mở rộng quy mô hoạt động, cải
tiến công nghệ và nâng cao hiệu quả hoạt động của quy trình quản trị rủi ro giúp ngân hàng phát triển ổn định, bền vững, tận dụng lợi thế nhờ quy mô nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực. Để mở rộng quy mô, các NHTM cần xác định rõ hướng đi và hoạt động kinh doanh chính để tập trung các nguồn lực hiện có phục vụ cho mục tiêu ưu tiên này.
Bốn là, Các NHTM cần nâng cao khả năng phân tích dự báo thị trường, năng
lực quản trị kinh doanh, quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng để từng bước tháo gỡ cản trở hoạt động bền vững của NHTM.
Năm là, tăng cường trao đổi hợp tác giữa các NHTM để rút kinh nghiệm công tác thực hiện Basel II, đối với 10 ngân hàng thí điểm triển khai Basel II cần định kỳ trao đổi, rút kinh nghiệm và cùng tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc
trong quá trình triển khai áp dụng Basel II. Đối với các ngân hàng còn lại, cần phải rà soát và có kế hoạch chuẩn bị cho việc triển khai.
S áu là, Tăng cường mối quan hệ hợp tác quốc tế. Các NHTM nên thúc đẩy
các mối quan hệ quốc tế về ngân hàng để tranh thủ học hỏi kinh nghiệm từ các đối tác nước ngoài, tranh thủ tiếp thu công nghệ kinh doanh ngân hàng hiện đại, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ am hiểu hoạt động kinh doanh theo thông lệ quốc tế, từng bước chuẩn hóa hoạt động kinh doanh của mình theo chuẩn mực quốc tế.
KẾT LUẬN
Tóm lại, triển khai quản trị ngân hàng theo Basel II là bước đi cần thiết của hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Trong đó, duy trì mức vốn đủ để bù đắp những tổn thất có thể xảy ra do những bất ổn trong quá trình sử dụng vốn vay, từ lãi suất thị trường, từ thay đổi của tỷ giá hay những bất ổn trong quá trình vận hành của Ngân hàng là quy định bắt buộc đối với mỗi ngân hàng và cả hệ thống. Trong bối cảnh các Ngân hàng còn nhiều khó khăn trong gia tăng vốn tự có thông qua huy động từ các cổ đông, phát hành các công cụ nợ trung dài hạn thì trước mắt việc kiểm soát cơ cấu tài sản là việc cần làm để các ngân hàng ít nhất duy trì được CAR theo mức quy định tối thiểu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Danh mục tài liệu Tiếng Việt
1. Nguyễn Thị An Bình Và Phạm Thị Trung Hà, 2017. Nghiên cứu về “Basel II
và bài toán về quản trị dữ liệu hiệu quả trong các ngân hàng thương mại tại Việt Nam”.
2. Ban quản trị rủi ro thị trường và tác nghiệp- BIDV, 2014. đưa ra Hiệp ước quốc tế về đo lường và tiêu chuẩn vốn.
3. Lê Công, 2017. Áp dụng Basel II trong quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
4. Nguyễn Thị Diệu Chi, Tác động của Basel II lên chất lượng tín dụng 10 ngân hàng được thí điểm tại Việt Nam.
5. Trần Thị Quế Chi, 2010. Ứng dụng Basel II trong quản trị rủi ro tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Luận văn thạc sĩ.
6. Hoàng Văn Cương và cộng sự. Giải pháp nhằm tăng cường vốn tự có trong
các ngân hàng Thương mại Việt Nam.
7. Trần Đình Định. Quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng theo chuẩn mực,
thông lệ quốc tế và quy định của Việt Nam
8. Chu Thị Hương Giang, 2009. Ứng dụng hiệp ước Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
9. Văn Nguyễn Thu Hằng, 2012. Quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam. Luận vănthạc sĩ
10.Nguyễn Văn Nam và các cộng sự, 2017. Nghiên cứu về Áp dụng Basel II trong hoạt động quản trị rủi ro tại Agribank- Những khó khăn và thách thức
11.Phạm Minh Phương, 2016. Áp dụng Basel II vào công tác quản trị rủi ro thị
trường tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam.
Luận vănthạc sĩ
12.Lương Thu Phương, 2017. Nghiên cứu về Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân
hàng thương mại cổ phần Quốc dân- NCB.
14.Nguyễn Văn Thọ và Nguyễn Ngọc Linh, 2015. Thách thức đối với ngân hàng Việt Nam khi triển khai Basel II. Tạp chí ngân hàng số 8
15.. Đặng Anh Tuấn và đồng nghiệp, 2017. Báo cáo tổng thuật hội thảo Áp dụng Basel II trong quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam: cơ hội, thách thức và lộ trình thực hiện.
16.Phạm Tiến Thành và Dương Thanh Hà. Quản trị công ty và quản lý rủi ro
hoạt động tại các ngân hàng thương mại
17..Đào Minh Phúc và cộng sự. Cấu trúc ngân hàng theo chuẩn Basel II: Phân
tích các tiền đề và điều kiện thực hiện Basel II tại ngân hàng thương mại Việt Nam.
18.Khuất Duy Tuất và cộng sự. Các hiệp ước vốn của Ủy ban Basel II: Basel II
và việc triển khai Basel II tại Việt Nam.
19.Đoàn Phương Thảo và cộng sự. Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
trước những yêu cầu của Basel II.
20..Trần Thị San, 2010. Xây dựng quy trình áp dụng Basel II vào quản trị rủi
ro trong hệ thống ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam.
21.Nguyễn Văn Tiến, 2005. Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng
22.Nguyễn Đức Trung, 2015. An toàn vốn của các NHTM – thực trạng Việt Nam và
giải pháp cho việc áp dụng Hiệp ước tiêu chuẩn vốn Basel II và Basel III.
Tài liệu Tiếng Anh
23.Philippe Jorion. Giáo trình “Financial Risk Manager Handbook” tái bản lần .
Tài liệu Internet
24.https://infomoney.vn/ 25.https://w w w .bis.org/publ/bcbs128.htm 26.https://thuvienphapluat.vn/van-ban/tien-te-ngan-hang/quyet-dinh-457-2005-qd- nhnn-ty-le-bao-dam-an-toan-hoat-dong-to-chuc-tin-dung-53053.aspx 27. https://w w w .bidv.com.vn/bidv/quan-he-nha-dau-tu/bao-cao-va-tai- lieu/baocaothuongnien/2019/bctn2018 28. https://sbf.neu.edu.vn