3.2.2.1. Về cơ sở pháp lý
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) để hỗ trợ các NHTM áp dụng Basel II đã ban hành nhiều văn bản pháp lý. Ngày 17/3/2014 với việc ban hành công văn số 160/NHNN-TTGSNH các NHTM đã được ban hành về việc triển khai thực hiện quy định an toàn vốn theo Basel II ở mức độ tiêu chuẩn. 10 NHTM thí điểm sẽ phải thực hiện quy định an toàn vốn cao hơn so với các NHTM còn lại.
Bên cạnh đó, NHNN đã ban hành các văn bản pháp lý có liên quan tới hỗ trợ NHTM nâng cao năng lực quản trị rủi ro của mình để phù hợp với tiêu chuẩn của Basel II. Cụ thể:
Đối với trụ cột I, NHNN đã ban hành một số thông tư liên quan. Thông tư số
36/2014/TT-NHNN được NHNN ban hành quy định về các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động của các NHTM. Thông tư 02/2013/TT-NHNN ban hành quy định về phân loại tài sản có, mức trích và phương pháp trích lập dự phòng rủi ro của các NHTM. Việc sử dụng quỹ dự phòng rủi ro trong hoạt động của NHTM cũng được quy định trong thông tư này. Thông tư này sau được sửa đổi bởi thông 12/2013/TT- NHNN và Thông tư 09/2014/TT-NHNN. Gần đây nhất NHNN đã ban hành thông tư 41/2016/TT-NHNN để quy định về tỷ lệ an toàn vốn của các NHTM.
Đối với trụ cột II, từ năm 2011 NHNN đã ban hành những thông tư liên quan
để hỗ trợ NHTM trong kiểm soát. Thông tư 44/2011/TT-NHNN được NHNN ban hành ngày 29/12/2011 để hộ trợ các NHTM trong quy định hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ. Thông tư 07/2013/TT-NHNN liên quan đến quy định về kiểm soát đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng. Các quy định về xẻ lý sau thanh tra, giám
sát đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quy định thông qua thông tư 07/2013/TT-NHNN.
Trụ cột III được NHNN hỗ trợ hướng dẫn thông qua Quyết định
51/2007/QĐ-NHNN vào ngày 31/12/2007 với nội dung liên quan đến quy chế thông tin tín dụng. Hỗ trợ hướng dẫn các NHTM thi hành nghị định 10/2010/NĐ- CP về hoạt động thông tin tín dụng, NHNN ban hành thông tư 16/2010/TT-NHNN. Ngoài một số thông tin, nghị định có liên quan trực tiếp tới các mục tiêu của các trụ cột trong Basel II, Việt Nam cũng dần hoàn thiện cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các cơ quan quản lý có liên quan, như: NHNN, cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng, Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng (CIC), Công ty VAMC với nhiệm vụ chủ yếu hỗ trợ NHTM trong xử lý nợ xấu và tái cấu trúc hệ thống ngân hàng.
3.2.2.2. Về thực hiện, triển khai Basel II
Từ những năm đầu 2010, NHNN Việt Nam và cơ quan Thanh tra giám sát ngân là ban chỉ đạo triển khai Basel II tại Việt Nam. Ban chỉ đạo thực hiện đánh giá thực trạng cũng như đánh giá khoảng cách về quản trị rủi ro của NHTM với các quy định Basel II đã đưa ra. Bên cạnh ban chỉ đạo, CIC cũng được nâng cao vai trò hoạt động của mình thông qua việc cung cấp thông tin một cách kịp thời với việc xây dựng một cơ sở dữ liệu quốc gia nhằm hỗ trợ các NHTM và tổ chức tín dụng trong thực hiện Basel II. Với hệ thống dữ liệu được cung cấp từ CIC, các NHTM và tổ chức tín dụng có thể nâng cấp bộ máy xếp hạng tín dụng. Bên cạnh đó, năng lực giám sát cũng được chú trọng, nâng cao, chuyển hướng từ thanh tra tuân thủ sang thanh tra trên cơ sở rủi ro, từ đó xây dựng quy trình và phương pháp thanh tra phù hợp với Basel II.
Trong giai đoạn thứ nhất của lộ trình áp dụng Basel II tại NHTM Việt Nam, 10 NHTM thí điểm đã tiến hành thành lập ban quản lý dự án Basel II. Các NHTM đã thuê đơn vị tư vấn để triển khai thực hiện dự án như: phân tích độ lệch cơ sở dữ liệu (Data gap), nghiên cứu thực hiện quy trình đánh giá vốn rủi ro (ICAAP); lập kế hoạch triển khai thực hiện; lập báo cáo đánh giá tác động (QIS) theo hướng dẫn của
thông tư 41; xây dựng hệ thống khởi tạo các khoản vay (LOS- Loan Origination System); dự án nâng cấp hệ thống xếp hạng nội bộ; dự án hoàn thiện khung quản lý rủi ro thị trường; dự án tính toán tài sản có rủi ro (RWA); dự án hoàn thiện mô hình quản lý rủi ro theo 3 tuyến phòng ngự.... Trong số 10 NHTM thí điếm, Techcombank không làm theo các NHTM còn lại, để phù hợp với thông lệ quốc tế họ chọn thực hiện chiến lược đầu tư hệ thống ngân hàng lõi T24 của Thụy Sĩ.
Hoạt đông thanh tra giám sát của cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng được quy định qua Quyết định số 83/QĐ-TTg. Nhiệm vụ của cơ quan Thanh tra giám sát là hình thành bộ máy thanh tra có chất lượng, đảm bảo ngân hàng hoạt động an toàn, và đáp ứng được với tiêu chuẩn, yêu cầu của quốc tế. Khung đánh giá CAMELS được áp dụng vào nội dung báo cáo thanh tra giám sát, các yêu cầu tuân thủ theo 29 nguyên tắc, quy định về thanh tra, giám sát của Basel II cũng được đưa thêm vào báo cáo giám sát của thanh tra giám sát. Phương pháp giám sát được thực hiện dưa trên cơ s ở rủi ro. Mặc dù Việt Nam đã có những bước thay đổi lớn trong hoạt động thanh tra giám sát, tuy nhiên vẫn còn những hạn chế trong việc thực hiện của các NHTM, có thể kể đến như: thông tin tiếp cận phục vụ công tác thanh tra còn khó; mô hình định lượng để phục vụ quá trình thanh tra, giám sát còn thiếu; hạ tâng công nghệ thông tin của Việt Nam mới ở mức đơn giản; nhân lực thực hiện còn yếu và thiếu.
Basel II có một tiêu chuẩn về thông tin rất chặt chẽ, yêu cầu tính minh bạch và công khai của thông tin. Trong quá trình thí điểm Basel II của 10 NHTM, đây là một trong những nội dung các ngân hàng phải đảm bảo được. CIC cần được NHNN chuẩn hóa kiện toàn hoạt đồng. Các sản phẩm, dịch vụ thông tin của CIC cần dược đa dạng hóa, tập trung vào định hướng hỗ trợ thực thi các quy định của Basel vè thông tin. CIC cần xây dựng một cơ sở dữ liệu thông tin tín dụng quốc gia đầy đủ, chính xác và kịp thời trong quá trình cung cấp dữ liệu để đạt được mục tiêu cung cấp tốt nhất nhu cầu về dữ liệu của các NHTM. Song song với xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia, CICI cần hỗ trợ công tác thanh tra giám sát bằng việc xây dựng mô hình xếp hạng tín dụng, chấm điểm tín dụng và xây dựng báo cáo phân tích ngành;
cung cấp thông tin cho cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng. Mặc dù đến nay các NHTM đã thực hiện công bố thông tin phù hợp với chuẩn mực quốc tế, nhưng do thời gian công bố mới trong ngắn hạn nên việc đánh giá thực hiện công bố thông tin của các NHTM còn yếu.