Hoạt động của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam giai đoạn 2019-2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng basel II trong quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại việt nam​ (Trang 64 - 65)

3.1.2.1. Tiếp tục thắt chặt tín dụng

Chính sách thắt chặt tín dụng vẫn được Ngân hàng nhà nước đặt làm mục tieu bên cạnh hoạt động tăng cường quản lý chất lượng tài sản và xử lý nợ xấu. Tăng trưởng tín dụng 2018 sẽ thấp hơn năm trước, khoảng 14% và tiếp tục duy trì ở mức 14% cho năm 2019. Tín dụng sẽ được tập trung cho lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và kiểm soát chặt chẽ tín dụng bất động sản, chứng khoán, BOT, BT giao thông (chỉ thị 04/CT-NHNN).

Mục tiêu cốt lõi của ngành Ngân hàng trong năm 2019 s ẽ tập trung vào việc kiềm chế lạm phát dưới 4% và duy trì ổn định kinh tế vĩ mô. Như vậy, tương tự như năm 2018, việc xin thêm “room” tín dụng sẽ tiếp tục bị hạn chế nên các ngân hàng sẽ kiểm soát hoạt động giải ngân mới chặt chẽ từ giai đoạn đầu năm. Với việc thắt chặt tín dụng khi nhu cầu vay vốn còn lớn khiến các ngân hàng thương mại chủ động hơn trong việc cơ cấu và chọn lọc các khoản vay, nhờ đó chất lượng tài sản và chỉ số lợi nhuận sẽ được chủ động cải thiện, vì thế một số ngân hàng tuy được giao hạn mức thấp vào đầu năm nhưng sẽ có cơ hội được “nới room” vào giai đoạn cuối năm nếu hoàn thành trước hạn mục tiêu Basel II.

3.1.2.2. Cạnh tranh trên thị trường vốn huy động theo chu k ỳ hoạt động

Lãi suất huy động tăng nhẹ từ giữa năm 2018 do ảnh hưởng từ việc gia tăng lãi suất của FED đã khiến lãi suất liên ngân hàng bắt đầu gia tăng dưới sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước. Cuộc đua huy động vốn bắt đầu tăng tốc từ cuối năm 2018 đến đầu năm 2019 ở các kỳ hạn. Ở các kỳ hạn ngắn, lãi suất ở nhiều ngân hàng đồng loạt đẩy lên mức trần 5.5%, trong khi ở kỳ hạn dài một số ngân hàng đã huy động ở mức 8-9%. Mục tiêu ngắn hạn của nhóm Ngân hàng thương mại nhằm cải thiện thanh khoản để chuẩn bị cho hoạt động giải ngân cho năm mới và thỏa mãn các hệ số vốn quy định.

3.1.2.3. Tăng cường quản trị rủi ro và xử lý nợ xấu tồn đọng

Việc tăng cường xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng cần được đẩy mạnh, mục tiêu đưa nợ xấu nội bảng xuống dưới 2%. Có khả năng, tỷ lệ nợ xấu trong năm

2019 của các NHTM s ẽ giảm xuống mức 1.6%, thấp hơn mức 1.63% của năm 2018. Tỷ lệ trích lập dự phòng sẽ tăng nhẹ lên mức 85%, nhằm giảm thiểu rủi ro hoạt động tín dụng, đồng thời tăng khả năng đề kháng trước những khoản nợ tiềm ẩn. Bên cạnh đó, NHNN cũng có nhiều biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro hệ thống khi các TCTD tăng tín dung cho các lĩnh vực ưu tiên và sản xuất kinh doanh, giảm tín dụng vào Bất động sản, chứng khoán….

3.1.2.4. Kế hoạch niêm yết và chuyển sàn của các ngân hàng

Trong năm 2019, ngành ngân hàng vẫn tiếp tục sôi động với kế hoạch chuyển sàn của VIB, LPB hay niêm yết lên sàn của MSB, OCB, và kế hoạch lên sàn năm 2020 của Agribank. Đây cũng là cơ hội thu hút và bổ sung vốn cho các ngân hàng nhằm đáp ứng tiêu chuẩn Basel II bắt đầu từ 1/1/2020 và theo đề án Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường Bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025.

3.2. Thực trạng áp dụng Basel II trong Quản trị rủi ro tín dụng của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam từ 2017 đến 2019.

Là một chuẩn mực quốc tế các NHTM toàn cầu thực hiện để giảm thiểu tác động của rủi ro, gia tăng chất lượng quản trị rủi ro, Basel II đã được áp dụng thành công ở nhiều quốc gia trên thế giới. Việt Nam từ ngày 30/12/2016 với Thông Tư số 41/2016/TT-NHNN của Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã thực hiện tiến hành thí điểm áp dụng Basel II cho 10 ngân hàng. Lộ trình thực hiện Basel II ở Việt Nam sẽ thực hiện trong giai đoạn 2016-2020. Đã gần đến thời hạn 10 NHTM thí điểm phải đạt được các tiêu chuẩn của Basel II, đến nay các NHTM đã đạt được một số kết quả trong quá trình quản trị rủi ro của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng basel II trong quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại việt nam​ (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)