Ngân hàng thương mại của các nước và bài học rút ra cho Việt Nam.
Basel II đã được công nhận rộng rãi như là hướng đi tương lai cho sự phát triển của việc quản lý vốn. Khi áp dụng Basel II vào hệ thống ngân hàng quốc tế sẽ thúc đẩy sự phát triển kỹ thuật, nâng cao hiệu quả của các quy luật thị trường, công
nghệ giám sát ngân hàng và sự an toàn của hệ thống. Chính vì vậy, việc áp dụng Basel II ở nhiều quốc gia dù không bắt buộc nhưng đã từng bước được thực hiện vì những lý do sau:
Thứ nhất, phù hợp với sự tiến bộ và phát triển của ngành công nghiệp tài chính.
Thứ hai, áp dụng Basel II là góp phần nâng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động cạnh tranh trong ngành ngân hàng.
Thứ ba, thu hẹp khoảng cách giữa kinh nghiệp và công nghệ với các quốc gia khác trên thế giới.
Thứ tư, mở rộng kinh doanh và thành lập các chi nhánh mới trên toàn cầu. Các ngân hàng ở các quốc gia khác nhau nhìn chung không cùng vạch đích xuất phát khi xem xét đến các tiêu chí cho ngành ngân hàng cũng như trình độ phát triển của hệ thống ngân hàng. Với sự khác biệt như vây, nên hệ thống ngân hàng sẽ có cách thức áp dụng Basel II khác nhau.
1.2.4.1. Kinh nghiệm Áp dụng Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM Thái Lan
Quản trị rủi ro trước đây không phải là một vấn đề được các NHTM Thái Lan chú ý, cho đến khi xảy ra khủng hoảng tài chính giai đoạn 1997. Sau khi khủng hoảng xảy ra, các NHTM Thái Lan đã nhận định sự tồn tại của nhiều loại rủi ro trong quá trình hoạt động của họ. Từ đây, một thử thách mà các NHTM Thái Lan phải đối mặt đầu tiên trong quản trị rủi ro là phải xác định được các loại rủi ro, mức độ ảnh hưởng và nguy hại của chúng đến quá trình hoạt động. Giai đoạn này tại Thái, các chính sách về quản trị rui ro còn thiếu, quản trị rủi ro còn rất yếu so với sự phát triện mạnh mẽ của ngành công nghiệp ngân hàng Thái. Với những lý do đó, tại Thái Lan đã có điều kiện phát triển và cải thiện những công cụ, kỹ thuật để đo lường và quản lý rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng, để có thể nâng cao được chất lượng trong hoạt động cho vay với cả cá nhân và doanh nghiệp.
Trong số các công cụ và mô hình được các NHTM Thái Lan s ử dụng, có mô hình công cụ ước tính rủi ro ảnh hưởng tới quay vòng vốn, có mô hình xếp hạng
khoản nợ nội bộ, và có các chương trình của tổ chức thứ ba sử dụng dữ liệu thị trường để phân tích rủi ro ảnh hưởng tới hoạt động của người vay tiền ảnh hưởng đến chứng khoán. Bên cạnh đó, thông tin đối với NHTM Thái Lan đóng vai trò ngày càng quan trọng (bao gồm cả thông tin cứng và thông tin mềm). Các ngân hàng sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro với các chỉ tiêu PD và LGD; đồng thời họ đánh giá sự quan trọng của kiểm soát độc lập trong quá trình đánh giá và xếp hạng tín dụng. Đặc biệt với sự ứng dụng của Basel II đã giúp các NHTM Thái Lan gia tăng khả năng quản trị ngân hàng trong nhận diện, đo lường và kiểm soát các thành phần nhân tố chính của rủi ro. Một số mô hình đánh giá rủi ro được sử dụng như khoảng cách đáo hạn, khoảng cách thời gian, phân tích kịch bản, giá trị rủi ro, kiểm nghiệm sức chịu đừng,… để giúp các NHTM thực hiện quản trị rủi ro tốt hơn.
Có thể thấy rằng trước khi áp dụng Basel tại Thái Lan, các NHTM Thái Lan yếu về quản trị rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng. Họ thiếu kỹ năng phân tích rủi ro đến từ việc cho vay với các khách hàng, các doanh nghiệp và các dự án. Theo thời gian, các ngân hàng Thái đã coi quản trị rủi ro là một phần tất yếu trong hoạt động kinh doanh của mình. Thái Lan đã giới thiệu tới các ngân hàng và khách hàng những công cụ giúp quản trị rủi ro theo Basel như một hướng dẫn về rủi ro thị trường và phân bổ vốn. Basel II được áp dụng tại Thái Lan chính thức từ năm 2008 và tại thời điểm được sử dụng Basel II sẽ quy định vốn tối thiểu để bù đắp những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động. Mô hình mới này đã khuyến khích các NHTM Thái Lan s ử dụng nhiều hơn so với phương pháp bảo hiểm cho vay.
Kinh nghiệm
Những tiêu chuẩn của Basel II được áp dụng tại NHTM Thái Lan thay đổi theo từng giai đoạn. NHTM Thái Lan áp dụng các phương pháp tiêu chuẩn cho rủi ro tín dụng và rủi ro thị trường, với rủi ro hoạt động họ sử dụng phương pháp chỉ tiêu cơ bản (BIA). Vốn yêu cầu tối thiểu cho rủi ro tín dụng được phân chia theo từng loại tài sản, ví dụ: doanh nghiệp là 296,7 triệu Bath; tổ chức tài chính, PSEs và công ty chứng khoán là 77,1 triệu Bath, cho vay nhà là 0,22 triệu Bath; Thị phần bán lẻ là 0,62 triệu Bath; các tài sản khác là 8,3 triệu Bath. Vốn yêu cầu tối thiểu cho các rủi ro
tín dụng, thị trường và hoạt động của NHTM Thái Lan cũng thay đổi theo các năm, như vào năm 2012 các con số này lần lượt là 405,63 triệu Bath; 1,76 triệu Bath; và 23,43 triệu Bath. Các NHTM Thái cũng được yêu cầu tỷ lệ vốn tối thiểu (CAR) năm 2012 ở mức 37,14%. Như vậy sau một thời gian nhất định áp dụng Basel II trong quản trị rủi ro, các NHTM đã đạt được những kết quả hết sức ấn tượng.
Các NH Thái Lan đã dần bắt đầu áp dụng mô hình kiểm soát rủi ro tín dụng kép qua việc kiểm soát tín dụng qua NHTW và hệ thống kiểm soát tín dụng của các cơ quan bên ngoài như Cục thông tin tín dụng được quản lý bởi các công ty tư nhân. Các ngân hàng báo cáo thông tin vê Cục, sau đó, Cục xuất báo cáo và chủ động thực hiện các báo cáo về khách hàng vay, lịch sử trả nợ vay cho các đơn vị liên quan yêu cầu. Theo đó, thông tin được công bố một cách minh bạch, công khai và chính xác.
Ngoài việc có được thông tin một cách minh bạch, công khai và chính xác, NHTW Thái Lan đã thành lập các nhóm nghiên cứu nội bộ để xây dựng Sổ tay hướng dẫn về Basel II phù hợp với điều kiện thị trường tài chính Thái Lan. Toàn bộ CBNV của NHTM, từ lãnh đạo, quản trị điều hành, cán bộ quản lý và các chuyên viên cần nhận thức rõ về sự cần thiết và lợi ích của việc triển khai kiểm soát rủi ro theo Basel II như là một đòi hỏi tất yếu, khách quan và không thể chậm trễ hơn.
1.2.4.2. Kinh nghiệm Áp dụng Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM Trung Quốc
Năm 1994, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã dự trên Basel I, ban hành Thông tư về tỷ lệ an toàn vố lần đầu tiên giới thiệu ở Trung Quốc “Thông tư về quản lý tỷ lệ tài sản – khoản phải trả trong ngân hàng”. Năm 2003, Ủy ban Quản lý Ngân hàng Trung quốc (CBRC) thông báo rằng, các NH Trung Quốc đã bắt đầu những bước tiến triển nhanh trong quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn Basel.
Quy chế về quản lý mức độ an toàn vốn của các Ngân hàng Trung Quốc được Ủy ban quản lý Ngân hàng Trung Quốc (CBRC) ban hành vào ngày 2/2004 được coi như một cuộc cách mạng. Các hệ số về vốn tối thiểu là 8% đã được PBOC ban hành trong Luật NHTM trước đó, nhưng chưa đưa ra bất cứ phương pháp tính toán
chi tiết hoặc các định nghĩa nào nên các NHTM vẫn chưa thể thực hiện được các quy định về vốn theo luật quy định.
CBRC đã lựa chọn phương thức tiếp cận rất thận trọng đối với việc áp dụng Basel II, cụ thể CBRC lựa chọn 5 ngân hàng tham gia vào nghiên cứu tác động của Basel II lần thứ 3. Các cuộc hội thảo lên kế hoạch áp dụng Basel II vào hệ thống ngân hàng đã được CBRC tổ chức liên tục trong giai đoạn 2006-2008. Theo đó, CBRC đã yêu cầu tất cả các NHTM lớn của Trung Quốc đã hoạt động hải ngoại và kinh doanh quốc tế bắt buộc phải áp dụng Basel II. Từ năm 2010, các NHTM có quy mô lớn của Trung Quốc sẽ áp dụng Basel II. CBRC cho phép các ngân hàng được phép từng bước thực hiện các tiêu chuẩn của Basel II và sẽ xem xét gia hạn tối đa thêm 3 năm nếu các Ngân hàng này không thể thực hiện được các nguyên tắc.
PBOC và CBRC đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra sự ổn định trong hệ thống ngân hàng, đưa ra các sáng kiến giải pháp tài chính để các nghiệp vụ ngân hàng được tiến hành thuận lợi; thiết lập một môi trường cạnh tranh công bằng có kỷ luật; thúc đẩy việc nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế cho các Ngân hàng Trung Quốc.
Kinh nghiệm về áp dụng Phương pháp tiếp cận
Sau khi xem xét tình hình thực tế của các NHTM của Trung Quốc, CBRC đã quyết định áp dụng phương pháp xếp hạng nội bộ để đánh giá rủi ro tín dụng sau khi khảo sát tình hình thực tế của các Ngân hàng Trung Quốc. Hầu hết các NHTM cổ phần đã đạt được kết quả trong việc áp dụng những quy định của Basel II. Một số ngân hàng đã nộp đơn xin đánh giá và hiện đang được đánh giá bởi CBRC. Các ngân hàng Công thương Trung Quốc, Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc và ngân hàng Viễn thông Trung Quốc đã xây được hệ thống xếp hạng nội bộ toàn diện. Đặc biệt, hệ thống đánh giá rủi ro của ngân hàng công thương Trung Quốc được Morgan Stanley và Standard & Poor đánh giá cao hơn mô hình của các ngân hàng châu Á khác.
Tuy nhiên, vẫn tổn tại khoảng cách lớn trong việc áp dụng IRB giữa hầu hết các NHTM nhà nước Trung Quốc với các ngân hàng nước ngoài. Hiện tại, các ngân hàng Trung Quốc chưa có đủ điều kiện để sử dụng phương pháp đánh giá theo xếp
hạng nội bộ- một phương pháp đòi hỏi các ngân hàng phải có hệ thống quản lý rủi ro toàn diện mà còn yêu cầu những nhà giám sát phải có khả năng đánh giá và điều chỉnh hệ thống này.
Ngoài ra, trong giai đoạn đầu thực hiện Basel II, bộ phận công nghệ thông tin của các ngân hàng không cung cấp những thông tin cần thiết để ngân hàng tính toán mức vốn tiêu chuẩn theo Phương pháp tiêu chuẩn hóa. Các ngân hàng Trung Quốc còn gặp phải khó khăn trong khi tính toán trọng số rủi ro cho các loại tài sản và các khoản nợ của ngân hàng mình. Nhìn chung, các ngân hàng thường phải sử dụng mức rủi ro 100% đối với các công ty đi vay bởi vì các cơ quan quản lý Trung Quốc không có khả năng đánh giá các tổ chức xếp hạng nội bộ, còn các công ty là con nợ của ngân hàng thì rất hiếm khi được đánh giá xếp hạng. Cách tính toán như vậy đã không thể hiện chính xác mức độ nhạy cảm của rủi ro tín dụng.
Kinh nghiệm về tuân thủ hệ số an toàn
Cuối năm 2010, hệ số CAR của tất cả NHTM đã vượt mức yêu cầu tối thiểu 8% và duy trì mức an toàn so với tiêu chuẩn toàn cầu. Vốn cấp I và hệ số CAR năm 2013 của NHTM lần lượt là 9.55% và 11.98% do nhừng quy định chặt chẽ hơn bắt đầu được đưa vào áp dụng trong các NHTM. Hệ số vốn được cải thiện nhờ vào việc các NHTM đã nâng cao hoạt động quản trị doanh nghiệp ở các NHTM, chủ động tăng vốn, tăng trích lập dự phòng từ các khoản lợi nhuận và giám sát tài sản rủi ro.
Nâng cao hoạt động quản trị doanh nghiệp ở các NHTM
Để cải thiện cách hệ thống quản trị doanh nghiệp, CBRC tiếp tục đôn đốc các ngân hàng tiếp tục hoàn thiện cơ cấu quản trị và cơ chế phối hợp kiểm tra với Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Hội đồng giám sát và quản lý cấp cao. CBRC đã cải tiến Phương pháp đánh giá hiệu quả, xây dựng xu hướng phát triển đúng đắn cho các ngân hàng, giúp các ngân hàng dần thoát khỏi những suy nghĩ chạy theo quy mô lớn và lợi nhuận tăng trưởng nhanh chóng. CBRC ban hành quy chế về giám sát của công ty quản lý tài sản tài chính, Hướng dẫn tăng cường quản trị doanh nghiệp ngân hàng. Trong năm 2014, CBRC ban hành hướng dẫn về các chỉ số đánh giá những ngân hàng có tầm ảnh hưởng toàn hệ thống. Các cơ quan quản lý tài
chính cũng đã có những nỗ lực đáng kể để cải thiện quản trị doanh nghiệp của các tổ chức tài chính. Trên cơ s ở các yêu cầu quản trị doanh nghiệp quy định tại Luật Công ty và Luật NHTM, các quy định và chính sách cụ thể đã được ban hành để quảng bá văn hóa và thông lệ quản trị công ty.
Một số ngân hàng khác đã lựa chọn trung tâm riêng biệt để tập trung quyết định tín dụng. Ngân hàng công nghiệp có các trung tâm ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và Phúc Kiến. Để đảm bảo rằng các nhân viên của mình chịu trách nhiệm về quyết định của mình, Ngân hàng công nghiệp cũng đã thành lập một ủy ban đặc biệt điều tra trách nhiệm. Ngân hàng lớn khác như Ngân hàng dân sinh Trung Quốc vẫn phải thực hiện hệ thống quản lý rủi ro để trang trải tất cả các hoạt động, sản phẩm, khách hàng của mình và các loại rủi ro. Ngân hàng dân sinh Trung Quốc cũng đã xây dựng mô hình quản trị rủi ro trên 3 tuyến phòng thủ đặt tại bộ phận kinh doanh, bộ phẩn quản lý rủi ro và bộ phận kiểm toán.
Chủ động tăng cường vốn
Tổng tài sản và các khoản phải trả của toàn hệ thống ngân hàng, chúng ta dễ dàng thấy rằng hai yếu tố quan trọng trong bản cân đối kế toán nhìn chung qua các năm đều có xu hướng tăng nhưng tổng tài sản vẫn luôn ở mức cao hơn tổng các khoản phải trả trong những năm gần đây. Đây là một dấu hiệu lạc quan đầu tiên để đánh giá kết quả hoạt động cải thiện mức vốn của một ngân hàng.
Lợi nhuận các nhóm ngân hàng đều có xu hướng tăng lên, đặc biệt nhóm các NHTM quy mô lớn luôn đứng đầu về tổng lợi nhuận sau thuế. Dù trong giai đoạn khủng hoảng toàn cầu 2008- 2009, nhưng hoạt động kinh doanh của các ngân hàng vẫn có hiệu quả. Đặc biệt, sau khủng hoàng, lợi nhuận sau thuế năm đã tăng them 230,6 nghìn tỷ NDT, tăng 34.5% so với năm 2009. Những năm tiếp theo, lợi nhuận của khu vực ngân hàng Trung Quốc vẫn giữ đà tăng trưởng tốt, tạo điều kiện để tăng trưởng vốn và cải thiện số vốn CAR.
Các NHTM tăng cường quản trị rủi ro
Một trong những nỗ lực của các ngân hàng Trung Quốc trong việc tuân thủ quy định về vốn là các ngân hàng đã giảm tỷ lệ các khoản nợ xấu, từ đó làm giảm
rủi ro tín dụng và giảm giá trị tài sản rủi ro.
CBRC và PBOC sử dụng một loạt các công cụ chính sách, bao gồm các chính sách vốn đa dạng, yêu cầu về dự trữ bắt buộc và các công cụ kiểm soát trực tiếp đối với vay thế chấp CBRC và PBOC đã thắt chặt tăng trưởng tín dụng trong nhiều tháng và đã thu được kết quả ghi nhận trong quản trị rủi ro tín dụng.
Cách mà các công ty quản lý tài sản xử lý nợ xấu gồm: bán nợ, đấu giá và cơ cấu lại các khoản nợ xấu, tịch thu tài sản, kiện tụng và thanh lý; hoán đổi nợ thành cổ phần, đặc biệt, mạnh dạn cho chứng khoán hóa các khoản nợ của NHTM và mua lại các tài sản chứng khoán khó để bơm vốn, giải quyết tình trạng cạn kiệt vốn của