Nam theo Basel II
3.2.3.1. Thực trạng về công tác nhận diện rủi ro tín dụng
a. Nợ xấu
Trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập như hiện nay, một trong những vấn đề đặt ra cho sự tồn tại và phát triển của ngân hàng thương mại là khả năng quản trị rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng một cách toàn diện và hệ thống. Phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng là vấn đề khó khăn, phức tạp. Thời gian qua, ở Việt Nam hệ thống tổ chức tín dụng TCTD đã giữ được ổn định một bước căn bản, năng lực tài chính quản trị của các NHTM, nhất là quản trị rủi ro đã có chuyển biến mạnh mẽ và tích cực, từng bước đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế. Khuôn khổ pháp lý về chuẩn mực an toàn lành mạnh, an toàn của các tổ chức tín dụng được cải thiện, tiến gần hơn tới thông lệ, chuẩn mực ngân hàng quốc tế, tạo nền tảng cho các tổ chức tín dụng hoạt động an toàn hơn và thúc đẩy cơ cấu lại theo các mục tiêu, định hướng đã đề ra. Các Ngân hàng thương mại Việt Nam từng bước triển khai, áp dụng chuẩn an toàn vốn theo Basel II theo đúng lộ trình. Tuy nhiên, quản trị rủi ro trên thị trường tài chính vẫn là vấn đề cần đặc biệt chú trọng của các NHTM Việt Nam, bởi hệ thống ngân hàng đang gánh s ố nợ xấu cao so với chuẩn quốc tế.
Đơn vị: Tỷ đồng, %
Hình 3.1. Tỷ lệ nợ xấu của các NHTM tính đến 31/03/2019
Hạn chế trong quản trị rủi ro ngân hàng hiện nay là do việc mở rộng tín dụng quá mức, đồng nghĩa với việc lựa chọn khách hàng kém kỹ càng, khả năng giám sát việc sử dụng khoản vay yếu. Việc tuân thủ theo quy trình tín dụng bị lơi lỏng. Bên cạnh đó, sự yếu kém của đội ngũ cán bộ, nhân viên ngân hàng cũng dễ dẫn tới nguy cơ rủi ro tín dụng. Một nguyên nhân khách dẫn đến rủi ro tín dụng cho NHTM là tình trạng một số công ty, tổng công ty đứng ra bảo lãnh hoặc ủy quyền cho các chi nhánh trực thuộc thực hiện vay vốn của NHTM để tránh sự kiểm tra, giám sát của ngân hàng cho vay. Khi đơn vị vay vốn mất khả năng thanh toán, bên bảo lãnh và ủy quyền không chịu thực hiện việc trả nợ thay….
b. Hệ số an toàn vốn CAR
Basel II với ba trụ cột chính, trong đó có yếu tố quan trọng đầu tiên kể đến đó là trụ cột I. Trụ cột này quy định về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) của các NHTM. CAR của Việt Nam được quy định khác nhau trong từng giai đoạn
Bảng 3.6. Các mốc chính trong quy định CAR của các NHTM Việt Nam
Văn bản pháp lý Năm ban hành
Năm thực
lại Tóm tắt quy định về CAR
Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN 19/4/2005 6/5/2005 CAR ≥ 8% Thông tư số 13/2010/TT-NHNN 20/5/2010 1/10/2010 CAR ≥ 9%
Các nhóm tài sản có rủi ro: 0%, 20%, 50%, 100%, 150% và 250% Thông tư số 36/2014/TT-NHNN 20/11/2014 1/12/2015 CAR ≥ 9%
Các nhóm tài sản có rủi ro: 0%, 20%, 50%, 100%, 150% Thông tư số 06/2016/TT-NHNN 27/5/2016 1/6/2016 CAR ≥ 9%
Hệ số tài sản có rủi ro trong bất động sản tằng từ 150% lên 200% Thông tư số 41/2016/TT-NHNN 30/12/2016 1/1/2020 CAR ≥ 8% Tính cho cả rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động
Với một lộ trình xác định và sự tương đối đầy đủ về cơ sở pháp lý, tình hình thực hiện CAR của các NHTM Việt Nam. Bắt đầu từ năm 2010, các NHTM được yêu cầu quy định vốn điều lệ tối thiểu là 3.000 tỷ đồng, từ đây đánh dấu bước trở mình mạnh mẽ của các NHTM trong công cuộc bảo toàn an toàn trong hoạt động của mình. Thông tư 36/2014/TT-NHNN được ban hành, quy định về các tỷ lệ an toàn với NHTM, hỗ trợ các NHTM tiếp cận gần hơn với yêu cầu của Basel II. Tuy nhiên, thông tư 36 mới chỉ dừng lại ở việc tính vốn cấp 1 và 2 của vốn tự có, tính đến yếu tố rủi ro tín dụng nhưng chưa đề cấp đến các loại hình rủi ro khác trong RWA.
Trong giai đoạn này, quy định về CAR tăng từ 8% lên 9% cho tất cả các loại hình ngân hàng. Các NHTM Việt Nam giai đoạn này đã thực hiện tương đối tốt về chỉ tiêu này, tuy nhiên vẫn không mang tính ổn định cao. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu được tính theo tỷ lệ phần trăm giữa vốn tự có và tổng tài sản có đã được điều chỉnh theo hệ số rủi ro. Trong đó hệ số rủi ro của tài sản có được chia theo 5 mức: 0%,
20%, 50%, 100% và 150%. Thông tư 36 đã giảm hệ số rủi ro từ 250% xuống 150% đối với 3 nhóm tài sản có là: các khoản cấp tín dụng để kinh doanh bất động sản, kinh doanh, đầu tư chứng khoán và khoản cho vay được đảm bảo bằng vàng.
3.2.3.2. Thực trạng về công tác đo lường rủi ro tín dụng
Nhằm mục tiêu hỗ trợ các Ngân hàng thương mại thực hiện Basel II theo đúng lộ trình, NHNN đã củng cố, chuẩn hóa kiện toàn hoạt động của Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC), đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ thông tin của CIC, tập trung vào định hướng hỗ trợ việc thực thi các quy định của Basel II đối với các tổ chức tín dụng như việc xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin tín dụng quốc gia đầy đủ, phản ánh được chính xác, kịp thời dữ liệu từ các đơn vị trong và ngoài ngành, đáp ứng tốt nhu cầu về dữ liệu cho các NGTM thực hiện Basel II; cung cấp thông tin kịp thời cho NHTM, phục vụ xây dựng mô hình xếp hạng tín dụng, chấm điểm tín dụng và xây dựng các báo cáo phân tích ngành; cung cấp thông tin cho cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng để tăng cường công tác thanh tra giám sát NHTM; nâng cao hệ thống xếp hạng tín dụng của CIC; triển khai hoạt động đăng ký tín dụng.
Dưới góc độ NHTM, hầu hết các NHTM đều đã triển khai công bố thông minh bạch với cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại. Tuy nhiên hầu hết các NHTM đều công bố thông tin chủ yếu phản ánh hoạt động kinh doanh mà chưa chú trọng đến các nội dụng yêu cầu công bố thông tin theo hướng dẫn của TT41 và các quy định công bố thông tin minh bạch của Basel II. Mặc dù sự ra đời của TT41 đã hướng việc công bố thông tin của NHTM phù hợp với chuẩn mực quốc tế Basel II nhưng TT41 mới ban hành trong thời gian ngắn nên số liệu đánh giá thực trạng công bố thông tin của NHTM còn hạn chế.
Tùy thuộc vào tình hình thực tế đối tượng xếp hạng, ngân hàng thương mại sẽ sử dụng các mô hình khác nhau cũng như xác định các chỉ tiêu đánh giá tín dụng một cách phù hợp với quá trình kinh doanh và quản trị rủi ro của mình. Ví dụ: - Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam xây dựng và áp dụng Hệ thống tính điểm tín dụng - Ngân hàng Công thương Việt nam xây dựng và áp dụng hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng.
- Ngân hàng BIDV ban hành và áp dụng Chính sách khách hàng…
Các chỉ tiêu mà Ngân hàng áp dụng để xếp hạng tín dụng được chia làm 2 nhóm chỉ tiêu:
- Nhóm chỉ tiêu xếp hạng đối với hàng cá nhân: nhóm chỉ tiêu này thường bao gồm các chỉ tiêu về nhân thân và chỉ tiêu về quan hệ với ngân hàng.
- Nhóm chỉ tiêu áp dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp:
Nhóm chỉ tiêu tài chính: Các tỷ số khả năng thanh toán, các chỉ số phản ánh hiệu suất sử dụng vốn sản xuất kinh doanh, các tỷ số phản ánh kết cấu tài chính, các tỷ số phản ánh khả năng sinh lời
Nhóm các chỉ tiêu phi tài chính: Lĩnh vực hoạt động kinh doanh, uy tín trong quan hệ với các tổ chức tín dụng, khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ, trình độ quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp, các chỉ tiêu khác…
3.2.3.3. Thực trạng về công tác quản lý và quản trị rủi ro tín dụng
Khi triển khai và thực hiện ứng dụng Basel II, họa động của các Ngân hàng thương mại Việt Nam cũng đang gặp một số vấn đề như sau:
a. Quản lý rủi ro ngân hàng
Chi phí
Chi phí thực hiện triển khai và ứng dụng Basel II lớn, kết quả là lợi nhuận ròng của ngân hàng s ẽ giảm. Theo nghiên cứu của Ủy ban Basel, khi tỷ lệ an toàn vốn tăng lên 1% thì chênh lệch lãi suất cho vay và chi phí đi huy động vốn tăng lên 1.3%. Tuy nhiên, có thể bù đắp phần lợi nhuận ròng mất đi bằng một số biện pháp: tăng lợi nhuận ngoài lãi như phí, hoa hồng, tăng hiệu quả quản trị để giảm cho phí hoạt động.
Dự phòng rủi ro tín dụng
Dự phòng rủi ro tín dụng là một phần quan trọng trong việc quản trị rủi ro tín dụng. Dự phòng rủi ro tín dụng phản ánh được những tổn thất có thể xảy ra đối với những khoản cho vay của ngân hàng do những khó khăn trong việc thanh toán từ người đi vay. Dự phòng rủi ro tín dụng từ đó có thể phản ánh khá chân thực và đầy đủ về rủi ro tín dụng của ngân hàng và ngày được các ngân hàng chú ý quản lý. Như vậy, để hạn chế sự ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đối với sự phi hiệu quả ngân hàng, cần kiểm soát
rủi ro tín dụng mà cụ thể là kiểm soát chi phí dự phòng rủi ro cho vay.
Theo tiêu chuẩn của Basel II, công tác phân loại, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro là việc làm cần thiết đối với các ngân hàng nhằm chủ động được các rủi ro có thể xảy ra. Hiện tại nhiều NHTM Việt Nam đã thực hiện tốt công tác phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro. Đây là điều rất cần thiết cho các nhà quản trị ngân hàng tại Việt Nam hiện nay.
Việc kiểm soát rủi ro tín dụng để giám chi phí dự phòng rủi ro cho vay đòi hỏi ngân hàng phải đánh giá được khả năng trả nợ của khách hàng trên cơ s ở mức tín nhiệm của họ đối với ngân hàng. Một công cụ quan trọng trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng là xây dựng một hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.
Xây dựng và vận hành hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trở thành một yêu cầu bắt buộc đối với các ngân hàng từ khi Ngân hàng Nhà nước ban hành thông tư 02/2013/TT-NHNN về việc phân loại tài sản Có, mức trích, Phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ mà hầu hết các ngân hàng đang áp dụng mới chỉ dựa trên cách tiếp cận đính tính sử dụng Phương pháp chuyên gia để chấm điểm cho các khách hàng.
b. Tăng cường xử lý nợ xấu
Việc chậm trễ trong việc xử lý nợ xấu sẽ làm cho khoản trích lập dự phòng rủi ro cho vay của ngân hàng càng trở thành một khoản chi phí lớn và càng làm ảnh hưởng đến hiệu quả của ngân hàng. Chính vì vậy, bên cạnh việc xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tín dụng, các ngân hàng Việt Nam cũng đã chú trọng đến các biện pháp xử lý nợ xấu của mình.
- Chủ động xử lý nợ xấu thông qua việc chuyển đổi nợ thành vốn cổ phần của các công ty gặp khó khăn về trả nợ, đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhà nước. Việc chuyển đổi nợ thành vốn cổ phần, trước mắt, có thể không tạo ra dòng tiền vào cho ngân hàng nhưng giúp chuyển đổi nợ thành vốn cổ phần, trước mắt, có thể không tạo ra dòng tiền vào cho ngân hàng nhưng giúp chuhyeern đổi khoản nợ này thành một khoản đầu tư của ngân hàng. Sự có mặt của các ngân hàng thương mại
cơ cấu đề phát triển.