Đánh giá thực trạng áp dụng Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng của các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng basel II trong quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại việt nam​ (Trang 75)

các NHTM Việt Nam.

3.3.1. Kết quả đạt được

Sau quá trình thực hiện “Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015” theo Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/03/2012, lộ trình tái cơ cấu các Ngân hàng Thương mại tiếp tục triển khai theo kế hoạch, giảm số lượng các Ngân hàng Thương mại dưới chuẩn và cải thiện chất lượng hoạt động, từng bước chuẩn mực quốc tế trong hoạt động ngân hàng nhằm sức cạnh tranh của mỗi Ngân hàng Thương mại và hệ thống Ngân hàng thương mại.

Bảng 3.7. Ngân hàng thương mại Việt Nam triển k hai Basel II Ngân hàng

thương mại

Thời điểm triển k hai Lộ trình áp dụng VCB Nghiên cứu Basel năm 2012 và

khởi động triển khai vào 15/07/2015

Đã đạt chuẩn Basel II

BIDV 15/09/2014: Thành lập Ban Quản lý dự án Triển khai Basel II

Phối hợp với công ty PWC xây dựng lộ trình thực hiện Basel II trong vòng 5-7 năm

CTG 12/2013 Hoàn thiện Basel II vào năm 2020

MS B 2015 Hoàn thiện Basel II vào năm 2020

TCB 2015 01/07/2019

ACB 2014 Đã đạt chuẩn Basel II

VP 2015 Đã đạt chuẩn Basel II

S TB 2015 Hoàn thiện Basel II vào năm 2020

VIB 2017 Đã đạt chuẩn Basel II

MB 2014 Đã đạt chuẩn Basel II

Theo lộ trình của NHNN Việt Nam thì đến năm 2018, 10 ngân hàng trên s ẽ hoàn thành việc thí điểm, sau đó áp dụng Basel II với các NHTM khác trong hệ thống. Tuy nhiên đến cuối tháng 11 năm 2018, hai ngân hàng đầu tiên trong danh sách những Ngân hàng đã được NHNN chấp thuận áp dụng thông tư 41 sớm, đó là VCB và VIB. Ngoài ra, NHNN tiếp tục thẩm định và xác nhận thêm 7 thành viên mới triển khai thành công Basel II ngay trong năm 2019, trước thời hạn quy định

2020. Hai trong số đó là OCB và TPB đã được chấp nhận áp dụng sớm.

Trong số 03 ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước thuộc nhóm 10, VCB đã giữ vai trò tiên phòng về tín dụng, nhưng còn BIDV và Vietinbank thì đang vô cùng nan giải. Hiện CAR của cả 2 ngân hàng này đều dưới 10% và áp dụng lực tăng vốn thì không ngừng đè nặng. Vietinbank hiện đang hết “room” để bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài trong khi BIDV cũng chưa hoàn tất việc bán vốn cho đối tác của Hàn Quốc là Hàn KEB. Có thể, việc khó khăn khi tăng vốn của 2 ngân hàng này sẽ làm vỡ kế hoạch cán đích thực hiện an toàn vốn theo Basel II của NHNN. Thế nên, NHNN có xu hướng mở rộng thêm đối tượng chưa áp dụng thông tư 41, được đề cập trong Dự thảo Thông tư quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang được NHNN đưa ra lấy ý kiến.

Tại một số ngân hàng thương mại Việt Nam, việc áp dụng Hiệp ước Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng đã đạt được nhiều hiệu quả tích cực, thể hiện ở những khía cạnh sau:

Một là, nâng cao tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR)

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là một trong những tiêu chí đánh giá của Basel II về khả năng quản trị rủi ro của ngân hàng. Trong những năm qua, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của nhiều NHTM đã cao hơn mức quy định của NHNN. Tại thời điểm cuối tháng 01/2018, hệ số an toàn vốn tối thiểu của toàn hệ thống ngân hàng là 12,37% (số liệu tự thu thập đến thời điểm 31/12/2017) ; đến cuối tháng 02/2019, hệ số CAR của toàn hệ thống là 11,8%, trong đó CAR của nhóm NHTMNN là 9,42% và nhóm NHTMCP là 10,76%. So với thời điểm cuối năm 2018, CAR toàn hệ thống và 2 nhóm ngân hàng thương mại đều giảm cuối tháng 02/2019.

Trong nhóm 16 ngân hàng có công bố hệ số CAR năm 2018, KienlongBank dẫn đầu với tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đạt 16,62%. Tiếp đến là Techcombank với tỷ lệ an toàn vốn cuối năm 2018 đạt 14,3%.

Có 05 ngân hàng có hệ số CAR năm 2018 đạt trong khoảng 12,1% - 12,8% ; 04 ngân hàng có hệ số CAR năm 2018 trong khoản 11,2%-11,88%.

lệ an toàn trong hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để thay thế thông tư 36/2014. Trong đó hệ số rủi ro được điều chỉnh tăng nhằm đảm bảo kiểm soát, hạn chế tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt NHNN đề nghị đối với những khoản vay cá nhân phục vụ nhu cầu đời sống có số dư nợ gốc từ 3 tỷ đồng trở lên chịu hệ số rủi ro 150%, cao gấp 3 lần so với quy định hiện hành.

Hai là, tăng cường chỉ tiêu đo lường khả năng thanh khoản

Nhiều NHTM Việt Nam đã tăng cường khả năng kiểm soát tình trạng nợ quá hạn ở mức độ cho phép. Đáng chú ý có những ngân hàng như Vietcombank đã vượt kế hoạch đặt ra. Đây là một trong những điểm mạnh trong công tác quản trị rủi ro của Vietcombank. Tình hình nợ xấu của Vietcombank là ở mức thấp nhất so với các NHTM khác.

Việc tăng cường chỉ tiêu đo lường khả năng thanh khoản, kiểm soát chặt chẽ tính hình nợ xấu góp phần quan trọng để Vietcombank nói riêng và nhiều NHTM Việt Nam nói chung định lượng được rủi ro cho mọi giao dịch đã và đang phát sinh; góp phần tích cực lượng hóa rủi ro, từ đó giúp cho ngân hàng lượng hóa được vốn cần thiết cho mỗi giao dịch.

Ba là, mức dự phòng rủi ro và tổn thất rủi ro

Theo tiêu chuẩn của Basel II, công tác phân loại, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro là việc làm cần thiết đối với các ngân hàng nhằm chủ động được các rủi ro có thể xảy ra. Hiện tại nhiều NHTM Việt Nam đã thực hiện tốt công tác phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro. Đây là điều rất cần thiết cho các nhà quản trị ngân hàng tại Việt Nam hiện nay.

Bên cạnh những kết quả quan trọng bước đầu đạt được, việc áp dụng Hiệp ước Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại một số NHTM Việt Nam hiện đang nổi lên một số hạn chế.

Ví dụ như BIDV, năm 2016, BIDV đã hoàn thành và đưa vào triển khai hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ mới cùng chương trình phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, qua đó đáp ứng tốt hơn đối với các yêu cầu về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, đồng thời tạo bước quan trọng trong việc thu thập các dữ liệu

cần thiết tiến tới xây dựng mô hình định hướng RRTD theo tiêu chuẩn quốc tế Basel II.

Bốn là, quy trình cấp tín dụng còn bất cấp

Thực tế cho thấy, tại một số ngân hàng, Phòng khách hàng thực hiện đủ 3 chức năng và chịu trách nhiệm đối với mội khâu chuẩn bị cho một khoản vay, do đó nhiều công việc tập trung hết một nơi, thiếu sự chuyên sâu dẫn đến chất lượng công tác chưa cao. Việc bộ phận tín dụng vừa là người tìm kiếm khách hàng, tiếp xúc khách hàng, vừa phân tích khách hàng để trình duyệt dẫn đến làm ảnh hưởng đến tính khách quan và có thể tạo ra tiềm ẩn rủi ro cho ngân hàng.

Mặt khác, do hạn chế về tính minh bạch của thông tin khách hàng và năng lực thẩm định của cán bộ tín dụng nên ddeerr đảm bảo an toàn cho ngân hàng, quy trình cấp tín dụng ở một số ngân hàng vẫn còn cồng kềnh, phức tạp, quy trình cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như cá nhân hầu như vẫn giống quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp lớn. Hạn chế nói trên gây lãng phí về nhân lực, tài lực của ngân hàng khi xử lý các khoản tín dụng.

Năm là, hệ thống đo lường rủi ro tín dụng chưa đồng bộ

Hệ thống hỗ trợ đo lường tại một số ngân hàng, phân tích rủi ro tín dụng vẫn còn chưa đồng bộ. Trong quá trình thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ, khả năng phân tích ngành nghề còn hạn chế, chưa có các bộ tiêu chuẩn về từng ngành, chưa đưa ra được các cảnh báo và định hướng cho hoạt động tín dụng, để hạn chế đều tư vào những ngành, thành phần kinh tế làm ăn kém hiệu quả.

Về mô hình, công cụ đo lường rủi ro: Một số ngân hàng đã bắt tay và hoàn Thành việc xây dựng các mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ, ứng dụng vào công tác thẩm định, phê duyệt tín dụng; triển khai các công cụ rủi ro hoạt động như LDC (Loss Data Collection – thu thập dữ liệu tổn thất), RCSA (Risk Control Self Assessment – Tự đánh giá kiểm soát và rủi ro), KRIs (Key Risk Indicators – Các chỉ số rủi ro chính); hay sử dụng các dữ liệu từ thị trường để xây dựng các mô hình tính toán VaR (Value at Risk- giá trị chịu rủi ro), các mô hình định giá theo giá thị trường (Mark to Market) và định giá theo mô hình (Mark to Model)….

Phương pháp xếp hạng nhiều khi còn mang tính chủ quan, định tính, dựa trên sự đánh giá của cán bộ tín dụng trực tiếp quản lý. Xuất phát từ việc thiếu hệ thống đo lường trên mà chiến lược hoạt động, chính sách, thủ tục, quyết định tín dụng cũng như xác định lãi suất cho vay nhiều khi chung chung, chưa có căn cứ định lượng cụ thể nên tính khoa học, chính xác chưa cao.

Nhìn chung, việc áp dụng Basel II vào hoạt động của các NHTM Việt Nam đã đem lại những chuyển biến tích cực, cải thiện chất lượng tín dụng của các ngân hàng hiện nay, đi đầu là kết quả của 10 ngân hàng thí điểm.

3.3.2. Hạn chế

Để theo kịp lộ trình theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các ngân hàng thí điểm sẽ phải hoàn thiện việc áp dụng Basel II, sau đó NHNN sẽ mở rộng việc áp dụng đối với các NHTM khác trong cả nước. Tuy nhiên, khi triển khai và thực hiện ứng dụng Basel II, hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam đang gặp một số những hạn chế như:

Chi phí thực hiện triển khai và ứng dụng Basel II lớn, kết quả là lợi nhuận ròng của ngân hàng s ẽ giảm. Theo nghiên cứu của Ủy ban Basel, khi tỷ lệ an toàn vốn tăng lên 1% thì chênh lệch lãi suất cho vay và chi phí đi huy động vốn tăng lên 1.3%. Tuy nhiên, có thể bù đắp phần lợi nhuận ròng mất đi bằng một số biện pháp: tăng lợi nhuận ngoài lãi như phí, hoa hồng, tăng hiệu quả quản trị để giảm chi phí hoạt động.

Để triển khai đầy đủ và Thành công dự án Basel II, yêu cầu về tính hiện đại, phù hợp và tích hợp của công nghệ thông tin là hết sức cần thiết. Ngân hàng cần phải xây dựng hệ thống thông tin, dữ liệu đáng tin cậy, chính xác và có chất lượng. Yêu cầu này cần phải được đáp ứng được các yêu cầu thu thập, làm sạch, làm giàu và phân tích dữ liệu, thu hẹp khoảng cách, khớp nối và đối chiếu dữ liệu đưa vào hệ thống, đồng thời phải đáp ứng được việc chuẩn hóa dữ liệu, thiết kế quy trình, mức độ linh hoạt trong hệ thống, đồng thời đáp ứng được việc chuẩn hóa dữ liệu, thiết kế quy trình, mức độ linh hoạt trong hệ thống để có khả năng chỉnh sửa, nâng cấp lên

Basel III ở thời điểm cần thiết. Tuy nhiên, hầu hết các ngân hàng Việt Nam hiện nay đều chưa đáp ứng được yêu cầu về “độ dày” dữ liệu (tối thiểu là 5 năm) và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin còn yếu. Theo Entrofine (2014), để thực hiện Basel II, các ngân hàng cần có tối thiểu 635 trường dữ liệu (data fields) về thông tin khách hàng, các khoản phải đòi theo nhóm khách hàng, kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng, giao dịch với đối tác, các biện pháp giảm thiểu rủi ro, trích lập dự phòng, các giao dịch trên sổ kinh doanh. Để đáp ứng các yêu cầu này, các ngân hàng cần thời gian từ 2 đến 3 năm để làm giàu cơ sở dữ liệu, thu thập những trường dữ liệu còn thiếu thông qua việc sửa đổi quy định nội bộ và kết nối với CIC, từ đó xây dựng kho dữ liệu (data warehouse) phục vụ quản trị rủi ro và triển khai Basel II.

3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Những hạn chế của việc áp dụng Hiệp ước Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại một số NHTM cổ phần hiện nay chủ yếu xuất phát từ các nguyên nhân sau:

3.3.2.1. Nguyên nhân khách quan Nội dung Basel II quá phức tạp

Một trong số những trở ngại lớn nhất với việc tiếp cận các quy tắc trong hiệp ước Basel là s ự khác biệt về ngôn ngữ. Ngôn ngữ được theerr hiện trong hiệp ước Basel là tiếng Anh, hoàn toàn chưa có một tài liệu nghiên cứu hoặc dịch thuận chính thức nào bằng tiếng Việt. Mỗi văn bản ban hành từ Ủy ban Basel, kể cả văn bản chính thức lẫn văn bản bổ sung, hướng dẫn đều có độ dài từ 400 đến hơn 500 trang, phần lớn là thuật ngữ chuyên ngành khó hiểu, là những từ mới và khó.

Ngoài ra, một khối lượng đồ sộ các văn bản của Basel với nhiều công thức phức tạp chưa gần gũi với thực tế hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng là lý do để các chuyên gia tập trung thời gian tìm hiểu và nghiên cứu.

Chi phí thực hiện ứng dụng Basel II là lớn

Đối với các ngân hàng quốc tế lớn, họ đã áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro gần

tương thích với Basel II và có thể tiết kiệm chi phí qua quy mô hoạt động. Đối với các nước đang phát triển, các ngân hàng sẽ gặp khó khăn hơn vì chuyển sang áp dụng kỹ thuật Basel II rất tốn kém, các ngân hàng cỡ nhỏ khó có thể chịu được chi

phí cố định liên quan đến việc nâng cấp ngân hàng.

Theo ước tính, nếu thực hiện, các NHTM cỡ nhỏ phải tốn xấp xỉ 10 triệu USD, tương đương với 160 tỷ đồng Việt Nam, khoảng 15% vốn điều lệ của các NHTM cổ phần. Trong khi đó, nếu là ngân hàng lớn, chi phí vận hành hệ thống Basel có thể lên đến 200 triệu USD, tương đương 3,200 tỷ đồng Việt Nam, cao hơn mức vốn pháp định của các NHTM Nhà nước theo Nghị định 141/2006/NĐ-CP của Chính phủ về ban hành danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng

Yêu cầu của Basel II về vốn cao

Mặc dù tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu trong Basel II vẫn giữ mức 8% nhưng trên thực tế, các ngân hàng phải duy trình mức vốn cao hơn so với mức quy định ở Basel I bởi phải bổ sung thêm vốn để dự phòng các rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường. Điều này rất bất lợi cho các NHTM Việt Nam vì rủi ro hoạt động cũng như rủi ro thị trường thập hơn các ngân hàng quốc tế lớn, phạm vi hoạt động của các ngân hàng tương đối hẹp.

Quản trị rủi ro ngân hàng

Cơ quan giám sát Ngân hàng Nhà nước đánh giá vai trò quản lý rủi ro tại nhiều tổ chức tín dụng chưa được coi trọng. Nguồn nhân lực cho quản lý rủi ro còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu thông lệ quốc tế ; cơ sở dữ liệu, hạ tầng công nghệ thông tin còn chưa đầy đủ ; quy trình xác định, đo lường, kiểm soát rủi ro còn kém hiệu quả.

3.3.2.2. Nguyên nhân chủ quan

Chưa có văn bản hướng dẫn về việc thực hiện Basel II

Theo quy định trong hiệp ước Basel II, các NHTM được lựa chọn 1 trong 3 phương pháp đánh giá rủi ro tín dụng và tính toán tỷ lệ an toàn vốn theo từng Phương pháp với sự đồng ý của cơ quan giám sát, phù hợp với năng lực hiện tại của từng ngân hàng. Hiện nay, ở Việt Nam chưa có văn bản hướng dẫn về việc thực hiện một trong 3 phương pháp này đối với các NHTM hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.

Chưa xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng basel II trong quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại việt nam​ (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)