Trước thực tế Việt Nam thiếu hụt những tổ chức xếp hạng tín nhiệm chuyên nghiệp như hiện nay, các NHTM cần chủ động trong việc xây dựng một hệ thống xếp hạng tín nhiệm cho từng nhóm khách hàng. Cụ thể:
Nâng cao chất lượng đánh giá, đo lường rủi ro hoạt động cấp tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp, trong đó tập trung hơn vào các nhân tố
(1)Các nhân tố vỡ nợ tài chính bao gồm: khả năng sinh lời, khả năng thanh khoản, hiệu quả hoạt động, đòn bẩy tài chính, cấu trúc tài sản và nguồn vốn, khả năng thanh toán và các chỉ tiêu tăng trưởng.
(2)Các nhân tố vỡ nợ phi tài chính bao gồm: trình độ và chất lượng nhân sự cấp quản lý (chất lượng, kinh nghiệm, trình độ….); môi trường nội bộ (nhân sự nội bộ, quy chế hoạt động, kế hoạch kinh doanh…) đặc điểm hoạt động kinh doanh (nguồn cung cấp đầu vào, thị trường đầu ra…); mối quan hệ với các tổ chức tín dụng (hành vi trả nợ trong quá khú, mức độ hợp tác trong việc cung cấp thông tin); khả năng tiếp cận nguồn vốn của doanh nghiệp, các nhân tố ngành (chu kỳ ngành, hỗ trợ từ Chính phủ…); mức độ nhạy cảm với biến động của thị trường (mức độ ảnh hưởng đến doanh thu, thu nhập và dòng tiền của doanh nghiệp trước những biến động của giá nguyên liệu đầu vào, đầu ra và tỷ giá); thông tin tín dụng (CIC)
Thành lập các bộ phận chuyên trách thực hiện kiểm soát kết quả và đánh giá xếp hạng tín dụng.
Ít nhất mỗi năm một lần, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phải được xem xét, sửa đổi, bổ sung trên cơ sở số liệu, thông tin khách hàng thu thập được trong năm.