Hai nôi dung quan trọng phải giải quyết đối với hệ thống công nghệ thông tin tạo cơ sở cho việc áp dụng Basel II gồm: Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin và hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu.
4.1.5.1. Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin
Việc ứng dụng và triển khai Basel II đòi hỏi một hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại, vì vậy các NHTM cần phải phát triển hơn nữa hạ tầng công nghệ thông tin nhằm góp phần thúc đẩy nhanh quá trình triển khai Basel II và minh bạch hóa thông tin, quản lý thông tin một cách hiệu quả, an toàn. Các nội dung của giải pháp này bao gồm:
Đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tạo nền tảng cho phát triển ngân hàng số, trong đó
(1) Tiếp tục đẩy mạnh phát riển ứng dụng công nghệ vào các dịch vụ ngân hàng điểu tử, dịch vụ thẻ…. Nhằm nâng cao giá trị, khả năng thích ứng và đổi mới sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trên nền tảng công nghệ hiện đại
(2) Các dự án, cấu phần công nghệ cần được nâng cấp: Core Banking, Digital banking,… tích hợp, thiết kế phát triển phần mềm, hệ thống, phát triển quy trình, nâng cao sự tiện dụng, tiện lợi, bảo mật và các trải nghiệm mới về công nghệ cho khách hàng.
Phát triển hệ thống công nghệ thông tin tiên tiến gắn với chiến lược kinh doanh, trong đó:
(1) Phát triển hệ thống công nghệ thông tin để đưa ra các sản phẩm, dịch vụ gắn chặt với chiến lược và định hướng kinh doanh của ngân hàng. Thực hiện triển khai các dự án tự động hóa các hoạt động kinh doanh cốt lõi như tín dụng, phát hành và thanh toán LC, chuyển tiền và kiều hối… nhằm rút ngắn thời gian tác nghiệp, nâng cao hiệu quả công việc của nhân viên và giảm thiểu rủi ro lỗi tác nghiệp trong hoạt động.
(2) Triển khai hệ thống quản lý khách hàng hiện đại để giúp các nhân viên có thể chăm sóc khách hàng chu đáo và đảm bảo tính bảo mật, hiệu quả trong khai thác sử dụng thông tin cũng như cảnh báo kịp thời về các khả năng rủi ro có thể xảy ra.
(3) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý rủi ro, quản trị nguồn lực để nâng cao chất lượng quản trị ngân hàng. Tăng cường các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn và hoạt động liên tục cho hệ thống công nghệ
thông tin của tổ chức tín dụng. Tuân thủ các tiêu chuẩn về an ninh thông tin quốc tế như PCI DSS trong lĩnh vực thanh toán thẻ, hay ứng dụng công nghệ xác thực nhiều yếu tố của công ty bảo mật hàng đầu thế giới như RSA.
(4) Xây dựng kho lưu trữ dữ liệu bằng thiết bị điện tử Data Warehouse để hỗ trợ việc phân tích dữ liệu và lập báo cáo phân tích, đưa ra quyết định phù hợp nhất đối với người sử dụng.
4.1.5.2. Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu
Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu. Các NHTM phải xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu theo thời gian thực. Điều này cho phép các NHTM có thể thu thập được thông tin và dữ liệu cần thiết cho hoạt động phân tích ở bất kỳ thời điểm nào. Tuy nhiên, việc xây dựng được hệ thống trên theo thời gian thực không hề đơn giản. Trên thực tế, để phát triển hệ thống trên cần đảm bảo các điều kiện:
(1) Thống nhất chế độ báo cáo (2) Hệ thống phân tích báo cáo tự động
(3) Nâng cao khả năng tìm kiếm dữ liệu và chia s ẻ thông tin giữa NHTM. Đối với RRTD, các NHTM cần có hệ thống thông tin và kỹ thuật phân tích có khả năng đo lường được rủi ro trong tất cả các hoạt động nội bảng và ngoài bảng và ngoại bảng của bảng cân đối tài sản. Hiệu quả của quy trình đo lường rủi ro tín dụng phụ thuộc nhiều vào chất lượng của hệ thống thông tin quản lý. Khi xây dựng một hệ thống thông tin phục vụ việc quản trị rủi ro tín dụng, các NHTM phải đáp ứng được một số yêu cầu cơ bản như sau:
Hệ thống này phải hỗ trợ được việc tính toán giá trị rủi ro VaR
Thông tin lưu trữ giúp thực hiện phân tích chuỗi sự kiện theo trình tự thời gian, từ những sự kiện đơn lẻ.
Có khả năng đo lường được giá trị hoạt động hiện tại và tương lai với từng đối tác khác nhau
Đáp ứng được cả ba yêu cầu trên với nhiều cấp độ quy mô hoạt động ngân hàng khác nhau, nhiều nhóm rủi ro khác nhau, nhiếu loại sản phẩm khác nhau và nhiều đối tác khác nhau
Một vấn đề thường gặp phải khi xây dựng hệ thống thông tin phục vụ quản trị rủi ro tín dụng đó chính là tính tương thích của hệ thống. Thuật ngữ “tính tương thích” này muốn nói đến các thông tin giao dịch đơn lẻ không dễ dàng gì tích hợp được với hệ thống quản trị rủi ro trung tâm. Các nhà quản trị rủi ro cũng cần thiết lập được một cầu trúc dữ liệu thông minh hỗ trợ cho quá trình phân tích, xử lý rủi ro. Đây là một thử thách lớn đối với các nhà quản trị rủi ro của các ngân hàng trong việc hoàn thiện hệ thống thông tin phục vụ nhu cầu của ngân hàng.