Những hạn chế của việc áp dụng Hiệp ước Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại một số NHTM cổ phần hiện nay chủ yếu xuất phát từ các nguyên nhân sau:
3.3.2.1. Nguyên nhân khách quan Nội dung Basel II quá phức tạp
Một trong số những trở ngại lớn nhất với việc tiếp cận các quy tắc trong hiệp ước Basel là s ự khác biệt về ngôn ngữ. Ngôn ngữ được theerr hiện trong hiệp ước Basel là tiếng Anh, hoàn toàn chưa có một tài liệu nghiên cứu hoặc dịch thuận chính thức nào bằng tiếng Việt. Mỗi văn bản ban hành từ Ủy ban Basel, kể cả văn bản chính thức lẫn văn bản bổ sung, hướng dẫn đều có độ dài từ 400 đến hơn 500 trang, phần lớn là thuật ngữ chuyên ngành khó hiểu, là những từ mới và khó.
Ngoài ra, một khối lượng đồ sộ các văn bản của Basel với nhiều công thức phức tạp chưa gần gũi với thực tế hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng là lý do để các chuyên gia tập trung thời gian tìm hiểu và nghiên cứu.
Chi phí thực hiện ứng dụng Basel II là lớn
Đối với các ngân hàng quốc tế lớn, họ đã áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro gần
tương thích với Basel II và có thể tiết kiệm chi phí qua quy mô hoạt động. Đối với các nước đang phát triển, các ngân hàng sẽ gặp khó khăn hơn vì chuyển sang áp dụng kỹ thuật Basel II rất tốn kém, các ngân hàng cỡ nhỏ khó có thể chịu được chi
phí cố định liên quan đến việc nâng cấp ngân hàng.
Theo ước tính, nếu thực hiện, các NHTM cỡ nhỏ phải tốn xấp xỉ 10 triệu USD, tương đương với 160 tỷ đồng Việt Nam, khoảng 15% vốn điều lệ của các NHTM cổ phần. Trong khi đó, nếu là ngân hàng lớn, chi phí vận hành hệ thống Basel có thể lên đến 200 triệu USD, tương đương 3,200 tỷ đồng Việt Nam, cao hơn mức vốn pháp định của các NHTM Nhà nước theo Nghị định 141/2006/NĐ-CP của Chính phủ về ban hành danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng
Yêu cầu của Basel II về vốn cao
Mặc dù tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu trong Basel II vẫn giữ mức 8% nhưng trên thực tế, các ngân hàng phải duy trình mức vốn cao hơn so với mức quy định ở Basel I bởi phải bổ sung thêm vốn để dự phòng các rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường. Điều này rất bất lợi cho các NHTM Việt Nam vì rủi ro hoạt động cũng như rủi ro thị trường thập hơn các ngân hàng quốc tế lớn, phạm vi hoạt động của các ngân hàng tương đối hẹp.
Quản trị rủi ro ngân hàng
Cơ quan giám sát Ngân hàng Nhà nước đánh giá vai trò quản lý rủi ro tại nhiều tổ chức tín dụng chưa được coi trọng. Nguồn nhân lực cho quản lý rủi ro còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu thông lệ quốc tế ; cơ sở dữ liệu, hạ tầng công nghệ thông tin còn chưa đầy đủ ; quy trình xác định, đo lường, kiểm soát rủi ro còn kém hiệu quả.
3.3.2.2. Nguyên nhân chủ quan
Chưa có văn bản hướng dẫn về việc thực hiện Basel II
Theo quy định trong hiệp ước Basel II, các NHTM được lựa chọn 1 trong 3 phương pháp đánh giá rủi ro tín dụng và tính toán tỷ lệ an toàn vốn theo từng Phương pháp với sự đồng ý của cơ quan giám sát, phù hợp với năng lực hiện tại của từng ngân hàng. Hiện nay, ở Việt Nam chưa có văn bản hướng dẫn về việc thực hiện một trong 3 phương pháp này đối với các NHTM hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
Chưa xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu
dựa trên đánh giá nội bộ (IRB), Ủy ban Basel yêu cầu duy trì và phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu về các khách hàng vay của mình theo đặc điểm, các xếp hạng, quy trình quản lý, hạng mức tín nhiệm… Đạt được những tiêu chuẩn khắt khe này là không dễ với các NHTM Việt Nam.
Đặc biệt, khi muốn sử dụng được Phương pháp IRB thì phải duy trì thông tin về xếp hạng tín nhiệm trong lịch sử của khách hàng bao gồm điểm số, ngày xếp hạng Phương pháp xếp hạng và các thông tin quan trọng được sử dụng cho việc xếp hạng, người chịu trách nhiệm xếp hạng.
Việc công bố và minh bạch thông tin trong hệ thống ngân hàng Việt Nam chưa được thực hiện rộng rãi, còn nhiều mảng số liệu chưa được theo dõi trên hệ thống.
Chất lượng thông tin còn thấp, so với yêu cầu về thông tin phục vụ quản trị theo thông lệ quốc tế, số liệu chưa đầy đủ, chưa kịp thời, chưa minh bạch, chưa đánh giá hợp lý giá trị của tài sản, công nợ, vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại. Nguyên nhân của vấn đề này có thể do chế tài chưa nghiêm nên không tạo sự răn đe cho những trường hợp vi phạm pháp luật tài chính về công bố thông tin ; cơ sở hạ tầng còn hạn chế nên hệ thống thông tin không kịp thời ; tâm lý che dấu thông tin vẫn còn phổ biến ; Trình độ ứng dụng công nghệ- thông tin của các NHTM còn nhiều bất cập và thiếu đồng bộ. Bên cạnh đó, quan điểm cho phá sản ngân hàng chưa được thống nhất cũng ảnh hưởng đến công bố và minh bạch thông tin, đặc biệt là các ngân hàng yếu kém. Nếu không cho phá s ản ngân hàng yếu kém thì việc minh bạch thông tin các ngân hàng này s ẽ dẫn tời người dân ồ ạt rút tiền và tạo hiệu ứng vỡ hàng loạt. Ngoài ra, thông tin quá minh bạch theo Basel II thì khách hàng sẽ nắm hết thông tin của ngân hàng, họ sẽ chỉ lựa chọn các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng tốt, còn ngân hàng dịch vụ kém hơn sẽ sớm bị loại bỏ.
CHƯƠNG 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ÁP DỤNG BASEL II TRONG QUẢN TRỊ