Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng basel II trong quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại việt nam​ (Trang 88 - 90)

Một trong những thách thức không nhỏ đối với các NHTM Việt nam hiện nay là sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao. Chính vì vậy, việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là nhiệm vụ trọng yếu ở các NHTM Việt Nam khi muốn áp dụng các kỹ thuật hiện đại trong quản trị rủi ro theo Basel II. Việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao không chỉ bao gồm quá trình đào tạo lại phù hợp với triển khai Basel mà còn cần có cơ chế phù hợp liên quan đến: Thu hút những nhân lực có kinh nghiệm và kỹ năng tốt và Cơ chế khuyến khích các thành viên tham gia. Từ đó các NHTM có thể phát huy được tối đa năng lực của mỗi cá nhân đảm bảo sự phát triển bền vững của NHTM trên nền tảng áp dụng toàn diện Basel II. Một số giải pháp được đưa ra

-Đối với tuyển dụng và lực chọn: Việc tuyển dụng và lựa chọn cần theo đúng chiến lược lược phát triển nguồn nhân lực với sự phù hợp về quy mô cũng như cơ cấu. Phương pháp tuyển dụng và lựa chọn cũng cần được lập kế hoạch rõ ràng, đặc biệt đối với nguồn nhân lực chất lượng cao và đội ngũ lãnh đạo. Hơn thế, việc tuyển dụng, lựa chọn cần phối hợp chặt chẽ với các cơ sở đào tạo để giảm tối đa chi phí và thời gian tuyển chọn trên cơ sở có tham chiếu các dự báo về nguồn nhân lực. -Đối với việc phân công công việc và đánh giá kết quả: Hiện tại, việc xác định KPI – chỉ số đánh giá hiệu quả công việc đang được thực hiện thông qua các bảng mô tả công việc. Có thể thấy vấn đề bất cập ở đây đó là quy trình ngược, mang tính chủ quan do việc xây dựng KPI xuất phát từ một chủ thể (có thể là trường bộ phận / người quản lý các phòng ban/ người có chuyên môn cao….) trong khi đó, khi

áp dụng Basel II, việc xác lập KPI phải xuất phát từ mục tiêu kinh doanh, hoạch định kinh doanh trên cơ sở rủi ro.

-Đối với đào tạo và phát triển: Cần tổ chức các khóa đào tạo thương xuyên, đào tạo cho nhân sự tuyển dụng mới, đào tạo nâng cao cho nhân sự có kinh nghiệm… nhằm trao đổi, cập nhật các kiến thức mới phục vụ công việc.

-Đối với cơ chế khan thưởng và khuyến khích: Nên chuyển đổi toàn bộ sang cơ chế trả lương theo năng lực. Theo đó, kết quả chấm điểm công việc cộng với đánh giá định tính của lãnh đạo trực tiếp sẽ là cơ sở chính để xác định mức thu nhập của các cán bộ.

Như vậy, có thể thấy rằng việc xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là điều hết sức cấp thiết. Tuy nhiên, để thực hiện việc xây dựng và sau đó là triển khai hiệu quả nguồn nhân lực này, cần có sự phối hợp giữa cơ quan quản lý vĩ mô là Ngân hàng Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo, người sử dụng nguồn nhân lực và các trường đại học, nơi cung cấp nguồn nhân lực.

4.1.7. Nâng cấp cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực tài chính hỗ trợ cho quá trình ứng dụng Basel II vào quản trị rủi ro tín dụng hệ thống ngân hàng

Chi phí cho thực hiện, triển khai ứng dụng Basel II sẽ khá lớn. Theo thống kê, các ngân hàng s ẽ phải tốn khoảng 5-10 triệu USD để xây dựng khung quản lý rủi ro (bao gồm chính sách, quy trình, các công cụ đo lường, theo dõi, báo cáo) và khoản chi phí mua s ắm cho hệ thống công nghệ thông tin, có thể lên tới 50 triệu USD. Không có mức chi phí chuẩn để thực hiện Basel II, chi phí này phụ thuộc vào quy mô, phạm vi hoạt động, nền tảng sẵn có của từng ngân hàng… Chính vì vậy, các NHTM cần có sự tính toán chi phí của từng giai đoạn thực hiện trong lộ trình áp dụng, để không gây phát sinh chi phí quá lớn.

Các NHTM nên lựa chọn đối tác tư vấn là các công ty kiểm toán uy tín, có năng lực và nhiều kinh nghiệm tư vấn triển khai áp dụng Basel II trên thế giới, qua đó có thể học hỏi kinh nghiệm và tận dụng sự hỗ trợ của chính đối tác chiến lược.

Các NHTM cần coi thực thi Basel II là phục vụ cho mục đích kinh doanh hiệu quả cho dù có rất nhiều khó khăn, thách thức trong quá trình triển khai, song

ngân hàng cũng như các cổ đông cũng sẽ được hưởng lợi rất lớn từ việc triển khai Basel II. Nếu triển khai đúng cách dưới sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt từ ban lãnh đạo và lan tỏa đến toàn thể cán bộ, nhân viên toàn hệ thống ngân hàng, Basel II s ẽ là cơ hội tốt cho các NHTM bắt đầu hành trình chuyển đối, thúc đẩy tái cấu trúc ngân hàng, thu hút vốn mới từ cổ đông ngoai, ngăn chặn sự gia tăng nợ xấu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng basel II trong quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại việt nam​ (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)