Cơ sở trách nhiệm của người chuyên chở

Một phần của tài liệu Trách nhiệm của người chuyên chở trong các công ước quốc tế điều chỉnh vận tải đường biển những lưu ý đối với các doanh nghiệp việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 25 - 29)

Theo công ước Brussel 1924, tại điều 3 đã chỉ ra ba nghĩa vụ cơ bản tạo làm

cơ sở để xác định nghĩa vụ, trách nhiệm của người vận chuyển, người vận tải hàng hóa bằng đường biển, cụ thể là:

Thứ nhất, tại thời điểm bắt đầu hoặc trước khi cuộc hành trình thì người chuyên chở phải có sự “cần mẫn” đáng kể và phải chắc rằng tàu này đã có đầy đủ điều kiện để đi biển “trước hoặc trong khi cuộc hành trình bắt đầu”.

Thứ hai, người chuyên chở sẽ cần phải thực hiện một cách thích hợp và cẩn thận mọi công việc, hành động của mình từ việc tiếp nhận hàng hóa đến khi hàng được giao.

Cuối cùng đó là người vận tải, người vận chuyển hoặc thuyền trưởng hoặc đại lý của thuyền trưởng, địa lý của người vận tải, người vận chuyển sẽ cấp cho chủ hàng một chứng từ có tên vận đon giúp chủ hàng phần nào đó yên tâm sau khi đã đưa hàng cho mình [3].

Ngoài ra, công ước này còn đề cập qua về việc vận chuyển hàng hóa có tính chất nguy hiểm, theo như công ước qui định thì người vận tải, người vận chuyển có thể dỡ hàng hóa nguy hiểm bất cứ khi nào nếu như họ không được thông báo mà không phải chịu bất cứ khoản bồi thường nào liên quan. Trong trường hợp đã biết trước tính chất hàng, đã được thông báo trước thì người vận tải, người vận chuyển cũng có thể dỡ hàng để đảm bảo an toàn trung cho cả tàu mà không chịu bất cứ trách nhiệm nào trừ khi hành động đó ht sinh theo nguyên tắc tổn thất chung (điều 4) [3]. Co sở trách nhiệm đã nêu trên của Công ước Brussel cũng chính là co sở trách nhiệm của người vận tải, người vận chuyển mà Công ước Hague -Visby, nghị định thư 1979 qui định. Và cả Công ước Brussel 1923, Hague - Visby, nghị định thư 1979 đều qui định trách nhiệm của người vận tải, người vận chuyển trong trường hợp tổn thất, mất mát hàng hóa do giao hàng chậm sẽ là không có trách nhiệm nếu như người vận tải, người vận chuyển cố gắng thực hiện những hành động của mình nhằm cứu sinh mạng, tài sản trên biển hoặc với bất kỳ một lý do hợp lý nào khác.

Tiếp theo, chúng ta đi nghiên cứu vào Công ước Hamburg 1978. Trong điều

5 của công ước đã qui định rõ ràng rằng: “người vận tải, người vận chuyển chịu trách nhiệm về những thiệt hại do hàng hóa bị mất mát hoặc hư hỏng cũng như do việc giao hàng chậm, nếu sự cố gây ra tổn thất, thiệt hại hoặc chậm giao hàng xảy ra trong khi hàng hóa đang thuộc trách nhiệm của người vận tải, người vận chuyển, trừ khi người vận tải, người vận chuyển đã chứng minh được bản thân mình, những

người làm công hoặc người đại lý của mình đã áp dụng mọi biện pháp hợp lý, cần thiết để tránh sự cố đó và hậu quả của nó. Người vận tải, người vận chuyển chịu trách nhiệm về:

Mất mát hoặc hư hỏng của hàng hóa hay chậm giao hàng do cháy gây ra, nếu người khiếu nại chứng minh được rằng cháy xảy ra là do lỗi hoặc sơ suất của người vận tải, người vận chuyển, người làm công hoặc đại lý của người vận tải, người vận chuyển.

Tổn thất, thiệt hại hoặc chậm giao hàng mà người khiếu nại chứng minh được là do lỗi hoặc do sơ suất của người vận tải, người vận chuyển, người làm công hoặc đại lý của người vận tải, người vận chuyển gây ra trong khi thi hành mọi biện pháp hợp lý, cần thiết để dập tắt lửa và để tránh, hạn chế hậu quả của cháy.

Trong trường hợp cháy trên tàu ảnh hưởng đến hàng hóa, nếu người khiếu nại hoặc người vận tải, người vận chuyển yêu cầu, phải tiến hành giám định theo đúng thực tiễn hàng hải để xác định nguyên nhân và tình hình của vụ cháy và một bản sao biên bản giám định phải được chuyển cho người vận tải, người vận chuyển và người khiếu nại theo yêu cầu của họ.

Đối với súc vật sống, người vận tải, người vận chuyển không chịu trách nhiệm về tổn thất, thiệt hại hoặc chậm giao hàng xảy ra do bất kỳ rủi ro đặc biệt nào vốn có trong loạt chuyên chở này. Nếu người vận tải, người vận chuyển đã chứng minh được rằng mình đã làm đúng mọi chỉ dẫn đặc biệt của chủ hàng liên quan đến súc vật và chứng minh được rằng trong hoàn cảnh đó, sự tổn thất, thiệt hại hoặc chậm giao hàng có thể đã do những rủi ro nói trên gây ra, việc tổn thất, thiệt hại hoặc chậm giao hàng được suy đoán là do nguyên nhân đó gây ra trừ phi có bằng chứng là toàn bộ hoặc một phần tổn thất, thiệt hại hoặc chậm giao hàng gây ra do lỗi hoặc sơ suất của người vận tải, người vận chuyển, người làm công hoặc đại lý của người vận tải, người vận chuyển.

Trừ trường hợp tổn thất chung, người vận tải, người vận chuyển không chịu trách nhiệm khi tổn thất, thiệt hại hoặc chậm giao hàng xảy ra do thi hành những biện pháp nhằm cứu sinh mạng hay những biện pháp hợp lý nhằm cứu tài sản trên biển.

Khi lỗi lầm hoặc sơ suất của người vận tải, người vận chuyển, người làm công hoặc đại lý của người vận tải, người vận chuyển cùng với một nguyên nhân khác gây ra tổn thất, thiệt hại hoặc chậm giao hàng, người vận tải, người vận chuyển chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi việc tổn thất, thiệt hại hoặc chậm giao hàng xảy ra do lỗi hoặc sơ suất đó, với điều kiện là người vận tải, người vận chuyển chứng minh được phần tổn thất, thiệt hại hoặc chậm giao hàng không do lỗi hoặc sơ suất đó gây nên [5]. Tác giả Hoàng Văn Châu (2015) đã nhận xét rằng, công ước Hamburg này qui định trách nhiệm của ngời chuyên chở theo nguyên tắc “suy đoán lỗi” một nguyên tắc ít thiên về cảm xúc, đậm yếu tố chủ quan [6].

Cuối cùng là chúng ta đến với qui tắc Rotterdam 2009. Qui tắc Rotterdam

2009 qui định rõ ràng các nghĩa vụ cơ bản làm cơ sở qui định trách nhiệm của người vận tải, người vận chuyển tại các điều 13, điều 14 và điều 17. Tại điều 13, công ước qui định “The carrier shall during the period of its responsibility as defined in article 12, and subject to article 26, properly and carefully receive, load, handle, stow, carry, keep, care for, unload and deliver the goods” [14]. Người vận tải, người vận chuyển trong suốt quá trình chuyên chở sẽ có trách nhiệm thực hiện một cách cẩn thận việc và đúng đắn việc tiếp nhận, xếp hàng, xử lý hàng, sắp xếp san cào, dịch chuyển, bảo quản, chăm sóc, dỡ hàng và giao hàng theo như điều 12 và ngoại trừ điều 26.

Điều 14 của công ước qui định rằng “The carrier is bound before, at the beginning of, and during the voyage by sea to exercise due diligence to: Make and keep the ship seaworthy; Properly crew, equip and supply the ship and keep the ship so crewed, equipped and supplied throughout the voyage; and Make and keep the holds and all other parts of the ship in which the goods are carried, and any containers supplied by the carrier in or upon which the goods are carried, fit and safe for their reception, carriage and preservation” [14]. Người vận tải, người vận chuyển “trước khi, tại thời điểm bắt đầu và trong toàn bộ quá trình” tàu đi trên biển phải thể hiện sự cần mẫn hợp lý rằng con tàu này đã có đủ điều kiện để đi biển; biên chế nhân viên, trang thiết bị và cung cấp đầy đủ cho tàu trong quá trình chạy; và đảm bảo giữ đúng chức năng của các vị trí khác trên con tàu này sẽ được dùng chỉ cho mục đích chở hàng thôi, bất kỳ những dụng cụ vận chuyển hàng nào được cung

cấp bởi người vận tải, người vận chuyển để chở hàng thì cũng phải đảm bảo sự phù hợp và an toàn cho việc tiếp nhận, vận chuyển cũng như bảo quản hàng hóa của họ. Bên cạnh đó, công ước này còn đề cập đến trách nhiệm của người vận tải, người vận chuyển đối với loại hàng hóa để trên boong. Điều 25 qui định rõ việc vận tải hàng hóa trên boong tàu sẽ có thể sử dụng khi nào, trách nhiệm của người vận tải, người vận chuyển ra làm sao,... Cụ thể, vận chuyển hàng hóa trên boong sẽ được thực hiện khi luật pháp cho phép, thiết kế của tàu phù hợp cho việc vận chuyển hàng trên boong, và còn do sự cho phép của chủ hàng. Ngoài ra trách nhiệm của người vận tải, người vận chuyển còn gắn với bên thứ ba cụ thể là bất kỳ một bên thực hiện nào, bên kiểm soát (có thể là chủ hàng, cầm chứng từ chỉ định một bên khác nhận hàng, hoặc là bên đưa ra các chỉ thị để người vận tải, người vận chuyển hành động theo những chỉ thị đó) hoặc là thuyền trưởng, thủy thủ đoàn hoặc người làm thuê của người vận tải, người vận chuyển ...

Hầu hết tất cả các nguồn luật này đều qui định rất đầy đủ, rõ trách nhiệm của người chuyên chở tuy nhiên, độ rộng của phạm vi áp dụng lại rộng hẹp khác nhau. Phạm vi rộng hay là hẹp có thể nói rằng phù hợp với từng thời kỳ phát triển của ngành vận tải biển thế giới. Trách nhiệm của người vận tải, người vận chuyển thấp nhất khi áp dụng các qui định, nội dung của công ước Brussel và các nghị định thư sửa đổi. Trách nhiệm của người vận tải, người vận chuyển đạt mức cao nhất khi các bên chọn công ước Hamburg làm nguồn tham khảo. Và các bên sẽ nhận lại được sự công bằng hơn trong lợi ích nếu như cùng nhau thỏa thuận chọn lựa công ước Rotterdam để qui định tính pháp lý trong hợp đồng vận tải. Công ước Rotterdam đề cập tới trách nhiệm của các bên trong phạm vi loại hàng hóa đa dạng hơn và trách nhiệm không còn dừng lại giữa người vận tải, người vận chuyển và chủ hàng nữa mà còn mở rộng thêm mối quan hệ giữa hai chủ thể này với các bên thứ ba (nếu có) tham gia vào quá trình vận tải. Một điểm tích cực được dành cho công ước Rotterdam.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm của người chuyên chở trong các công ước quốc tế điều chỉnh vận tải đường biển những lưu ý đối với các doanh nghiệp việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w