SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC THAM GIA CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ VẬN

Một phần của tài liệu Trách nhiệm của người chuyên chở trong các công ước quốc tế điều chỉnh vận tải đường biển những lưu ý đối với các doanh nghiệp việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 70 - 72)

VẬN TẢI BIỂN CỦA VIỆT NAM

Như đã đề cập tại mục 1.3 và một số phần khác trong bài, Việt Nam chúng ta đang nắm giữ một lợi thế khá lớn về vận tải đường biển và các ngành công nghiệp khác liên quan đến biển như nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản, khai thác tài nguyên dầu mỏ khoáng sản, du lịch biển,...

Diện tích về chủ quyền biển cũng như mạng lưới vận tải biển năng động nhất nhì thế giới nhưng không vì thế mà chúng ta nhận được sự chủ động trong việc đàm phán các hợp đồng hợp tác làm ăn với các nước khác trên thế giới. Thực tế chỉ ra

rằng, doanh nghiệp Việt Nam thường yếu thế hơn trên bàn đàm phán. về mặt hợp đồng kinh tế nói chung, chúng ta thường không có tiếng nói trong việc quyết định lựa chọn bộ luật nào để điều chỉnh mối quan hệ giữa các bên và hệ quả là phần lớn các bộ luật điều chỉnh được nêu trong hợp đồng là bộ luật, công ước quốc tế. Việc lựa chọn luật quốc tế làm bộ luật điều chỉnh hợp đồng sẽ gây ra sự bỡ ngỡ trong việc thực hiện hợp đồng, qua đó có thể làm phát sinh thêm một số chi phí ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của các doanh nghiệp Việt Nam. Mất chủ động trong việc lựa chọn hệ thống luật điều chỉnh phần nào sẽ ảnh hưởng tới tâm lý cũng như lợi ích cá nhân của các doanh nghiệp Việt Nam.

Về thỏa thuận trách nhiệm thuê tàu nói riêng, theo các tập quán thương mại từ lâu đời cũng như do sự nép vế trước các doanh nghiệp nước ngoài nên khi thương thảo nội dung trách nhiệm thuê tàu thì doanh nghiệp nước ngoài có quyền quyết định lớn hơn so với doanh nghiệp Việt Nam cho dù họ ở thế là người mua hay người bán hoặc người mới tham gia kinh tế quốc tế hay người đã có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực này. Phần lớn điều khoản giao nhận hàng qui định trong các hợp đồng vận tải của các doanh nghiệp Việt Nam khi ký kết với các doanh nghiệp nước ngoài đều là FOB(Free on Board) (đối với hàng xuất) và CIF (Cost, Insurance, Freight) (đối với hàng nhập). Việc mất quyền thuê tàu sẽ khiến cho các doanh nghiệp Việt Nam không có cơ hội thương lượng giá cũng như các vấn đề liên quan tới sự chủ động trong việc giao nhận hàng; sự phát triển ngành vận tải biển quốc gia; nguồn thu ngoại tệ cho nhà nước, ....

Vấn đề đặt ra ở thời điểm hiện tại là làm sao, bằng cách nào để có thể cải thiện được vị thế của các doanh nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế nhất là quyền quyết định một số các qui định then chốt trong hợp đồng kinh tế quốc tế qua đó nắm quyền chủ động trong các mối làm ăn, hợp tác quốc tế.

Sự chủ động, vị thế yếu kém trên bàn đàm phán được đề cập ở trên liệu có được cải thiện khi chúng ta đề nghị và đặt bút ký vào việc phê chuẩn, tham gia các công ước quốc tế. Câu trả lời là có! Chỉ khi nào các doanh nghiệp Việt Nam tìm được cho mình một chỗ dựa pháp lý chắc chắn, hiện đại và chuyên nghiệp thì lúc đó các vấn đề bị động nêu trên mới có thể được giải quyết êm xuôi. Một khi chúng ta được phê chuẩn tham gia vào các công ước quốc tế thì chúng ta mặc định sẽ là thành viên và

được đối xử công bằng, khi đó các doanh ngiệp Việt Nam chúng ta sẽ có tiếng nói hơn trên trường quốc tế và việc dành được sự chủ động trong các mối quan hệ làm. Tất nhiên, năng lực cạnh tranh, kiến thức về các qui định quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ được cải thiện.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm của người chuyên chở trong các công ước quốc tế điều chỉnh vận tải đường biển những lưu ý đối với các doanh nghiệp việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w