Công ước Brussel 1924 và các nghị định thư sửa đổi 1968-1979

Một phần của tài liệu Trách nhiệm của người chuyên chở trong các công ước quốc tế điều chỉnh vận tải đường biển những lưu ý đối với các doanh nghiệp việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 78)

Neu như chúng ta tham gia vào công ước Brussel, các nghị định thử sửa đổi 1968-1979 thì những tác động này dường như là không đáng kể so với việc chúng ta không gia nhập, phê chuẩn.

Các doanh nghiệp Việt Nam đa phần là tham gia giao thương quốc tế bằng đường biển với vai trò là chủ hàng hoặc người nhận hàng mà công ước Brussel và các nghị định thư sửa đổi được lập ra để bảo đảm quyền lợi cho người vận tải, người vận chuyển, chủ tàu. Do đó khi gia nhập công ước Brussel, các nghị định thư sửa đổi thì các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam không nhận được nhiều lắm những quyền lợi, lợi ích như khi không tham gia. Phần lợi ích mà các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam được hưởng chỉ là “cước phí” tàu hơn do trách nhiệm của người vận tải, người vận chuyển thấp và một phần nào đó là vị thế của một quốc gia đã trở thành thành viên của công ước quốc tế.

Tác động tích cực thì ít nhưng hậu quả nhận lại thì vô cùng lớn: quyền lợi của chủ tàu được đảm bảo có thể thúc đẩy các doanh nghiệp kinh doanh tàu biển tăng lên nhưng công ước này lại không hề đề cập tới quyền lợi của người chủ hàng do đó khi tham gia vào công ước này thì các doanh nghiệp kinh doanh tàu biển Việt Nam khả năng cao là không tìm được khách hàng chứ đừng nói là giữ chân được khách hàng. Thêm vào đó do trách nhiệm người vận tải, người vận chuyển thấp, nếu muốn nhận được bồi thường cho hàng hóa thiệt hại thì người chủ hàng hay các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần phải bỏ ra số lượng tiền lớn để mua bảo hiểm các chi phí phát sinh này có thể làm giảm lợi nhuận của họ.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm của người chuyên chở trong các công ước quốc tế điều chỉnh vận tải đường biển những lưu ý đối với các doanh nghiệp việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w