Các qui định khác

Một phần của tài liệu Trách nhiệm của người chuyên chở trong các công ước quốc tế điều chỉnh vận tải đường biển những lưu ý đối với các doanh nghiệp việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 38 - 45)

Đến thời điểm hiện tại chúng ta đã cùng nhau phân tích được các yếu tố liên quan tới trách nhiệm của người chuyên chở liên quan tới thiệt hại của hàng hóa trong quá trình vận chuyển bằng đường biển cũng như những trường hợp quyết định quyền hưởng sự miễn nhiệm mà người chuyên chở được hưởng khi xảy ra sự cố về liên quan tới hàng hóa. Vẫn còn một số những qui định mang tính riêng biệt, đặc trưng mà chúng ta cần làm rõ

2.1.5.1 Công ước Brussel

Đầu tiên chúng ta cùng khám phá với Công ước Brussel. Ngoài các qui định đã nêu trên như phạm vi áp dụng, cơ sở - giới hạn - thời hạn trách nhiệm của nhà chuyên chở kèm theo các trường hợp miễn trách nhiệm, công ước còn qui định thêm về nghĩa vụ của chủ hàng, nghĩa vụ chứng minh lỗi gắn với vận đơn, thông báo về tổn thất và nội dung giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp xảy ra.

Về qui định nghĩa vụ của chủ hàng, công ước này không tốn quá nhiều giấy bút để mô tả, chủ hàng có thể là người bán trực tiếp hoặc người đại diện pháp lý do người bán và họ có trách nhiệm đơn thuần chỉ là đảm bảo việc đóng gói hàng hóa đúng qui định. Có thể kể ra như việc chắc chắn của sự chính xác trong sử dụng mã hiệu, số hiệu, số lượng và trọng lượng hàng hóa được liệt kê, kê khai trong vận đơn trước khi hàng được xếp lên tàu ở cảng đi đầu tiên nếu không chủ hàng sẽ phải chịu trách

nhiệm cho những chi phí phát sinh từ những sai sót đó. Sở dĩ công ước này không qui định quá nhiều về trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ hàng là vì ở thời điểm hiện tại vai trò của người vận tải, người vận chuyển hàng hóa bằng đường biển rất quan trọng, tàu biển thì ít so với nhu cầu vận chuyển của chủ hàng thì lại lớn và vì thế công ước này ra đời chỉ mang tính hỗ trợ thêm lợi ích cho người chuyên chở khi tham gia vận tải hàng hóa bằng đường biển.

Tiếp đến là qui định về nghĩa vụ chứng minh lỗi gắn với vận đơn khi có bất cứ lỗi lầm, sơ suất nào xảy ra gây thiệt hại cho hàng hóa. Công ước qui định tại khoản 3 điều 3 rằng ngay sau thời điểm trách nhiệm thuộc về mình thì người chuyên chở về sẽ phải cấp cho chủ hàng một chứng từ là vận đơn theo yêu cầu. Vận đơn này mô tả chi tiết đầy đủ các thông số của hàng hóa do chủ hàng cung cấp. Người vận tải, người vận chuyển không phải kê khai những những thông số trên vận đơn mà họ cho là không đúng với hàng hóa mình tiếp nhận, bỏi lẽ khi nhận hàng để chở thì đa số hàng được đóng sẵn trong container (giao nhận hàng hóa bằng container) nên họ không biết rõ trong container có gì. Thưc tế thì trên vận đơn đường biển đã có một số mục mô tả hàng hóa mà ở đó chủ hàng sẽ làm công việc hoàn thành nó.

Do đó khi có mất mát, tổn thất xảy ra thì chủ hàng là người có nghĩa vụ phải chứng minh tổn thất đó đến từ đâu. Họ phải chứng minh rằng hàng hóa mà người nhận thực tế nhận được không phù hợp với vận đơn mà người vận tải, người vận chuyển cấp phát và đưa ra bằng chứng để chứng minh rằng người vận tải, người vận chuyển đã nhận hàng đúng với mô tả mà chủ hàng đã cung cấp. Một khi người vận tải, người vận chuyển phát hành một vận đơn cho chủ hàng như vậy thì mặc định đó sẽ là bằng chứng chứng mình rằng người vận tải, người vận chuyển đã nhận hàng đúng với mô tả mà chủ hàng đưa ra, khi đó nếu người vận tải, người vận chuyển không muốn bồi thường vì thiệt hại thì họ sẽ phải chứng mình thiệt hại đó đến từ sai lầm, sơ suất của chủ hàng theo như các trường hợp miễn trách nhiệm.

Khi có tổn thất rõ rệt xảy ra đối với hàng hóa thì chủ hàng phải thông báo bằng văn bản cho người vận tải, người vận chuyển hoặc đại lý của người vận tải, người vận chuyển tai cảng dỡ trước hoặc trong lúc giao hàng. Hoặc người nhận hàng sẽ phải thông báo bằng văn bản tới cho người vận tải, người vận chuyển hoặc đại lý của người vận tải, người vận chuyển về tổn thất không rõ rệt trong khoảng thời gian là 3

ngày kể từ ngày nhận hàng và khi nhận hàng đã được kiểm tra giám định thì không cần gửi văn bản thông báo. Khi tổn thất xảy ra mà các bên không tìm được cách giải quyết ổn thỏa thì có thể nhờ bên hòa giải trung gian. Cụ thể là trong thời gian 1 năm tính từ ngày giao hàng hoặc thực tế đáng lẽ phải giao hàng nếu các bên không có kiện tụng gì thì người chuyên trở sẽ được miễn trách nhiệm về tổn thất hàng hóa (khoản 3,6 điều 3) [3].

2.1.5.2 Nghị định thư sửa đổi 1968-1979

Các nghị định thư này vẫn giữ nguyên quan điểm, nội dung về nghĩa vụ của chủ hàng, nghĩa vụ chứng minh tổn thất gắn với vận đơn, thông báo tổn thất so với Công ước Brussel. Một điểm bổ sung đó là thời hạn giải quyết tranh chấp, theo đó thì trong thời gian 1 năm kể từ ngày giao hàng, đáng lẽ phải giao hàng thì phải có ít nhất một vụ kiện tụng giữa các bên tham gia về tổn thất mất mát hàng hóa nếu không thì người vận tải, người vận chuyển sẽ được miễn trách nhiệm thế nhưng mốc thời gian này có thể được thỏa thuận gia hạn thêm giữa các bên.

Bên cạnh đó, Nghị định thư 1968 đã có đề cập qua về nội dung giải quyết tranh chấp với người thứ ba cụ thể là một vụ kiện yêu cầu bồi thường với mục đích chống lại người thứ ba sẽ vẫn được tiến hành mặc dù thời gian qui định 1 năm ở trên đã hết nhưng khi vụ kiện này được đưa ra trong thời gian mà luật của tòa án nơi tiếp nhận kiện tụng cho phép, thời gian này không quá 3 tháng kể từ ngày người đưa ra yêu cầu bồi thường đã được giải quyết hoặc người đó đã được thông báo về các vấn đề có liên quan tới thủ tục tố tụng chống lại chính người này (khoản 6 điều 3) [4]. 2.1.5.3 Công ước Hamburg

Công ước Hamburg 1978 cũng đang cần được làm rõ hơn về các qui định trong nghĩa vụ của chủ hàng, nghĩa vụ chứng minh tổn thất, thông báo vấn đề tổn thất và hướng giải quyết, cách khắc phục tranh chấp. Đến đây thì trách nhiệm của chủ hàng được đề cập nhiều hơn chiếm trọn phần 3 gồm điều 12-13 [5] của công ước.

Cụ thể, chủ hàng phải thực hiện ký mã hiệu, nhãn hiệu để mô tả đúng tính chất của hàng hóa thuộc loại đặc biệt và phải có thông báo tính chất này cho người vận tải, người vận chuyển nếu không thông báo có bất kỳ tổn thất nào xảy ra thì chính chủ hàng sẽ phải chịu toàn bộ trách nhiệm (điều 14) [5]. Trong trường hợp mà hàng hóa

bị tổn thất mất mát do lỗi lầm sơ suất của người vận chuyển thực tế thì chủ hàng, đại diện của chủ hàng sẽ không phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại đó.

Khi có thiệt hại “rõ rệt” xảy ra với hàng hóa thì người nhận ngay lập tức sẽ phải có thông báo bằng văn bản cho người vận tải, người vận chuyển hoặc cho người vận tải, người vận chuyển thực tế không được muộn hơn 1 ngày tính từ ngày người này nhận được hàng. Đối với những tổn thất “không rõ rệt” thì người nhận hàng phải thông báo cho người chuyên chở trong thời gian là 15 ngày liên tục, tính từ ngày nhận hàng chính thức.

Đối với trường hợp hàng hóa thiệt hại do chậm giao hàng thì trong vòng 60 ngày liên tục tính từ sau ngày nhận hàng chính thức nếu người vận tải, người vận chuyển hoặc người vận tải, người vận chuyển thực tế không nhận được văn bản thông báo thì họ sẽ không phải đền bù cho việc tổn thất này. Ngay sau khi hàng hóa đã xác định là có tổn thất mà người vận tải, người vận chuyển thực tế không có một văn bản thông báo nào về thiệt hại này cho chủ hàng trong vòng 90 ngày liên tục thì mặc định là người vận tải, người vận chuyển đã công nhận rằng không hề có bất cứ vấn đề nào xảy ra với hàng hóa (điều 19) [5].

Cũng giống với các bộ luật trước đó, vận đơn đều được phát hành dựa trên cơ sở yêu cầu của chủ hàng. Chủ hàng theo đó cũng phải cung cấp một cách đầy đủ, chính xác nhất các thông số kỹ thuật của hàng hóa cho người vận tải, người vận chuyển để người vận tải, người vận chuyển có cơ sở để phát hành vận đơn chuẩn cho chủ hàng. Mỗi khi tổn thất, thiệt hại xảy ra đối với hàng hóa thì các bên tham gia đều muốn được hưởng bồi thường thiệt hại hoặc là không muốn phải gánh trách nhiệm cho những tổn thất đó. Như vậy, chủ hàng sẽ phải tìm cách chứng minh rằng hàng hóa thực tế nhận được không đúng với mô tả trong vận đơn, tại công ước Hamburg thì chủ hàng có thể chứng mình rằng người vận tải, người vận chuyển đã tự ý chở hàng hóa của mình trên boong mà chưa hề có sự đồng ý của bản thân.

Còn đối với thiệt hại liên quan tới động vật sống, giao hàng chậm hoặc liên quan tới cháy tàu thì thiệt hại này xảy ra vì những lỗi lầm có thể là không cố ý của người vận tải, người vận chuyển. Ngược lại người vận tải, người vận chuyển khi đã cấp phát vận đơn thì mặc định họ đã thừa nhận mô tả hàng hóa với vận đơn là đồng nhất. Nếu người chuyên chở cảm thấy hàng hóa không đúng với mô tả mà chủ hàng cung

cấp thì họ sẽ phải ghi chú vào vận đơn một điều khoản bảo lưu để tránh rắc rối sau này. Neu không muốn bỏ tiền túi bồi thường thiệt hại thì họ sẽ phải chứng mình rằng bản thân người vận tải, người vận chuyển, người làm công của mình đã cố gắng hết sức để tránh những hậu quả này xảy ra.

Cho đến cuối cùng khi cả hai bên đều không tìm được hướng giải quyết cho những tranh chấp đến từ tổn thất, mất mát của hàng hóa thì buộc hai bên phải nhờ bên thứ ba phân giải (ở đây là trọng tài) hoặc đưa nhau ra tòa kiện tụng nếu như muốn rạch ròi trắng đen. Nhưng không phải bất cứ khi nào họ đưa nhau ra tòa thì tòa phải có nghĩa vụ xét xử, toà chỉ có nghĩa vụ xét xử nếu như trong thời gian 2 năm kể từ ngày hàng hóa được giao, đáng lẽ phải giao hai bên không tiến hành các thủ tục giải quyết tranh chấp như đưa nhau ra tòa hoặc mời trọng tài phân giải.

Việc mời trọng tài phân giải hay đưa nhau ra tòa còn phụ thuộc vào việc các bên thỏa thuận và qui định trong hợp đồng. Khi các qui định đề cập việc giải quyết tranh chấp sẽ do trọng tài làm chủ thì bên nguyên sẽ có quyền lựa chọn địa điểm xét sử, đó có thể là nơi kinh doanh chính thức của bên bị hoặc nơi cư trú thường xuyên của bên bị; trong trường hợp bên bị không có nơi kinh doanh chính thì địa điểm có thể là nơi ký hợp đồng mà ở đó bên bị có trụ sở kinh doanh, chi nhánh hoặc đại lý; ngoài ra địa điểm xét xử có thể là cảng xếp - dỡ hàng hóa (điều 22) [5].

Còn nếu như hợp đồng đề cập tới việc giải quyết tranh chấp sẽ được tiến hành tại một tòa án nào đó theo sự thỏa thuận của hai bên. Theo đó thì bên nguyên có thể phát đơn kiện tại một tòa án có thẩm quyền giải quyết và địa điểm giải quyết cũng là do bên nguyên lựa chọn tương tự với trường hợp mời trọng tài phân giải (điều 21) [5].

2.1.5.4 Công ước Rotterdam

Tại công ước này chúng ta mới cảm nhận rõ hơn bao giờ hết sự phân chia rõ ràng trong trách nhiệm của các bên tham gia. Các bên tham gia ở đây không chỉ là chủ hàng, người vận tải, người vận chuyển mà còn có các bên thứ ba

Cụ thể đối với nghĩa vụ của chủ hàng, công ước đã dành hẳn cả Chương 7 để đề cập trọn vẹn nội dung này. Điều 27 thể hiện “ when a container is packed or a vehicle is loaded by the shipper, the shipper shall properly and carefully stow, lash and secure

the content in or on the container or vehicle, and in such away that they will not cause harm to persons or property” [14]. Chủ hàng sẽ đóng gói hàng hóa trong container hoặc đặt hàng hóa dưới trạng thái sẵn sàng trong phương tiện vận tải sao cho hàng hóa đó không gây ra bất cứ một thiệt hại nào cho một ai đó hoặc một tài sản bất kỳ. Chủ hàng còn phải phản hồi lại mọi yêu cầu của người vận tải, người vận chuyển nhằm cung cấp các thông tin, chỉ dẫn cần thiết về lô hàng cho người vận tải, người vận chuyển, qua đó giúp người vận tải, người vận chuyển thực hiện đúng nghĩa vụ của mình.

Và chủ hàng cũng phải đảm bảo rằng mọi thông tin liên quan đến hàng hóa mà mình cung cấp hoàn toàn chính xác qua đó việc phát hành vận đơn của người vận tải, người vận chuyển không tồn tại bất cứ sai sót nào. Vận đơn không được qui định rõ mà công ước này chỉ đề cập chung chung tới các chứng từ vận tải điện tử. Chứng từ vận tải đó được phát hành dựa trên yêu cầu của chủ hàng và tùy theo thỏa thuận giữa chủ hàng với người vận tải, người vận chuyển thì tính chất của các chứng từ đó sẽ khác nhau, chúng có thể thuộc loại chuyển nhượng được hoặc là không thể chuyển nhượng được hoặc thậm chí là không cần phải phát hành chúng (điều 35) [14].

Bên cạnh đó, việc đóng gói hàng hóa, ký mã hiệu, thông báo tính chất hàng hóa cũng thuộc về trách nhiệm cơ bản của chủ hàng trước khi giao hàng cho người vận tải, người vận chuyển nếu không một khi có tổn thất mất mát xảy ra thì chủ hàng sẽ phải chịu trách nhiệm trong đúng phạm vi quyền hạn của mình.

Trong trường hợp có xảy ra tổn thất, mất mát đối với hàng hóa do nguyên nhân giao hàng chậm thì cả người vận tải, người vận chuyển và chủ hàng đều phải có nghĩa vụ chứng minh lỗi. Với người vận tải, người vận chuyển thì họ cần phải chứng mình rằng tổn thất, mất mát, sự chậm trễ đó không phải do lỗi của mình, người vận tải, người vận chuyển thực tế hoặc đại lý, người làm công của mình mà chúng được phát sinh từ các trường hợp miễn trách nhiệm. Ngược lại đối với chủ hàng thì họ sẽ phải chứng mình rằng những thiệt hại đó xảy ra đúng trong thời gian mà người vận tải, người vận chuyển vẫn còn nguyên trách nhiệm với hàng hóa (điều 17) [14].

Khi thiệt hại xảy đến thì “ the carrier is presumed, is absence of proof to the contrary, to have delivered the goods according to the description in the contract

paticulars unless notice of loss of or damage to the goods, indicating the general nature of such loss or demage, was give to the carrier or the performing party the delivered the goods before or at the time of the delivery, or, if the loss or damage is not apparent within 7 working days at the place of delivery after the delivery of the goods” (điều 23) [14]. Đối với những tổn thất không rõ rệt thì người nhận hàng phải có thông báo tổn thất cho người vận tải, người vận chuyển bằng văn bản trong thời gian 7 ngày làm việc tính từ ngày giao hàng. Tổn thất rõ rệt thì phải thông báo cho người vận tải, người vận chuyển thực tế trước hoặc trong thời điểm nhận hàng. Và trong trường hợp hàng bị giao chậm thì bắt buộc cũng phải có thông báo gửi tới cho người vận tải, người vận chuyển trong vòng 21 ngày liên tục kể từ ngày nhận được hàng “no compensation in respect of delay is payable unless notice of loss due to delay was give to the carrier within 21 consecutive days of the delivery of the

Một phần của tài liệu Trách nhiệm của người chuyên chở trong các công ước quốc tế điều chỉnh vận tải đường biển những lưu ý đối với các doanh nghiệp việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 38 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w