Giới hạn trách nhiệm

Một phần của tài liệu Trách nhiệm của người chuyên chở trong các công ước quốc tế điều chỉnh vận tải đường biển những lưu ý đối với các doanh nghiệp việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 32 - 35)

Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu được trách nhiệm của người vận tải, người vận chuyển là như thế nào khi tham gia vào quá trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển theo qui định của các công ước quốc tế, thời hạn của trách nhiệm đó là ra sao. Vậy có phải trong mọi trường hợp thì người vận tải, người vận chuyển đều phải chịu trách nhiệm về hàng hóa đối với chủ hàng? Và toàn bộ trách nhiệm đó sẽ được qui ra tiền, vàng, bạc tương ứng để bồi thường toàn bộ cho chủ hàng? Chúng ta sẽ đi tìm hiểu vấn đề này ngay sau đây:

Đầu tiên, chúng ta hãy cùng nhau tham khảo Công ước Brussel 1924. Theo

đó thì người vận tải, người vận chuyển và tàu sẽ không chịu trách nhiệm cho những tổn thất, thiệt hại vượt quá số tiền 100 bảng Anh/đơn vị hàng hay một đơn vị ngoại tệ nào, trừ trường hợp chủ hàng đã liệt kê, kê khai chính xác đầy đủ thuộc tính và trị giá của hàng hoá trên chứng từ vận đơn vào thời gian trước khi hàng hóa được liệt kê đó được xếp lên tàu. Ngay cả khi vận đơn đã qui định rõ nội dung này thì nó cũng không mang tính chất ràng buộc và người vận tải, người vận chuyển cũng không phải có trách nhiệm đối với những tổn thất, thiệt hại vượt quá số tiền qui định. Bên canh đó, công ước cũng qui định rằng người vận tải, người vận chuyển, thuyền trưởng hay đại lý của người vận tải, người vận chuyển, đại lý của thuyền trưởng và chủ hàng có thể thỏa hiệp, bàn luận lần nữa cùng với nhau để đề ra một mức bồi thường nào đó có thể khác với mức bồi thường được qui định sao cho mức bồi thường này không được thấp hơn so với mức bồi thường đã được qui định và được đề cập ở trên.

Và đương nhiên nếu chủ hàng có những hành động như là cố tình mô tả không đúng sự thật về tính chất hoặc giá trị thật của hàng hoá trên chứng từ vận đơn thì người chuyên chở và chủ tàu cũng chẳng phải chịu cho dù là một chút trách nhiệm cũng không về vấn đề liên quan đến thiệt hại xảy đến cho hàng hoá (khoản 5 điều 4) [3].

Đến yếu tố này thì Nghị định thư sửa đổi 1968 đã thay đổi lại so với Công

ước Brussel đã qui định. Cụ thể, qui tắc Hague - Visby vẫn giữ nguyên phần giới hạn trách nhiệm của người vận tải, người vận chuyển giống Công ước Brussel, chỉ thay đổi mức bồi thường. Khoản 5 điều 4 đã mô tả rất rõ trong trường hợp chủ hàng đã kê khai rõ ràng đầy đủ thuộc tính, giá trị hàng trên vận đơn, mất mát hư hỏng xảy ra thì người vận tải, người vận chuyển và tàu sẽ không phải chịu trách nhiệm đối với giá trị hàng hóa bị thiệt hại vượt quá 10 000 Francs/ kiện hàng (đơn vị hàng hóa) hoặc miễn nhiệm cho giá trị hàng hóa tổn thất, thiệt hại vượt quá 30 Francs/kg (cả bì). Gía trị của lô hàng sẽ được xác định theo giá thị trường trao đổi của lô hàng đó hoặc theo giá hiện hành nếu như khó xác định được giá thị trường và trong trường hợp khó xác định được cả giá thị trường và giá hiện hành thì giá trị của lô hàng tương tự lô hàng tổn thất, thiệt hại sẽ được sử dụng. Tại nghị định này còn qui định rất rõ cách qui đổi đơn vị tiền tệ: 1 Francs = 65.5 kg vàng với độ nguyên chất theo tỷ lệ 900/1000. Bên cạnh đó là qui định về cách xác định mức độ lớn nhỏ của giới hạn trách nhiệm của người vận tải, người vận chuyển thông qua đơn vị kiện hàng, theo đó thì nếu chủ hàng thống kê đầy đủ số lượng kiện hàng thì số lượng kiện đó sẽ là số đơn vị hàng được sử dụng cho việc tính toán mức bồi thường, ngược lại nếu không khai báo số lượng kiện hàng thì container, pallet hay một vật dụng nào đó chứa hàng sẽ mặc định được coi là một kiện hàng [4].

Tiếp theo giới hạn của ngời chuyên chở thông qua Nghị định thư sửa đổi 1979 cũng giống với Nghi định thư sửa đổi 1968 hay qui tắc Hague - Visy chỉ thay

đổi lại mức bồi thường và đơn vị tiền tệ. Nghị định thư 1979 hay còn gọi là nghị định thư SDR, mức bồi thường thiệt hại là 666,67 SDR/ đơn vị hàng hóa hoặc có thể qui về 2SDR/kg (trọng lượng cả bì) [14]. Đơn vị tiền tệ ở đây là SDR chính là đơn vị tiền được lập ra bởi IMF, tất nhiên đối với các quốc gia đã là thành viên của IMF thì không có gì đáng nói, ngược lại nếu các quốc gia không phải là thành viên của IMF thì có thể qui đổi đồng SDR thành đồng Francs để nhận lại sự bồi thường cho lượng hàng hóa mất mát hư hỏng. Nhưng mức bồi thường tại Nghị định thư sửa đổi 1968-1979 này có điểm khác so với với Công ước Brussel đó là các bên tham gia có thể thỏa thuận mức bồi thường cho hàng hóa bị thiệt hại và mức bồi thường được hai bên thỏa thuận đó có thể lớn hơn mức bồi thường được qui định.

Bước sang công ước Hamburg 1978, do trách nhiệm của người vận tải, người vận chuyển không chỉ dừng lại tại những thiệt hại phát sinh thông thường kể trên kia mà nó còn đến từ những tổn thất do chậm trễ giao hàng cho nên giới hạn trách nhiệm của người vận tải, người vận chuyển cũng sẽ theo đó mà thay đổi khác đi so với các qui định của các nguồn luật trước đó. Sự thay đổi đó được thể hiện cụ thể là mức bồi thường cho hàng hóa bị tổn thất, tổn thất, thiệt hại sẽ là 835 SDR/ kiện hàng (đơn vị hàng hóa) hoặc qui về mốc 2.5 SDR/kg (trọng lượng cả bì) áp dụng cho các quốc gia, khu vực đã là thành viên của Quỹ tiền tệ thế giới (IMF). Đối với các quốc gia chưa tham gia vào Quỹ tiền tệ thế giới IMF thì mức bồi thường sẽ là 12500 đơn vị tiền tệ/đơn vị hàng hóa hoặc qui về mức 37.5 đơn vị tiền tệ/kg (cả bì) . Đơn vị hàng hóa được qui định rõ trong Công ước, theo đó thì khi những kiện hàng được đóng trong conatiner, pallet được liệt kê trong vận đơn, chứng từ vận tải thì đều được coi là những đơn vị hàng ngược lại nếu không được liệt kê, kê khai trong vận đơn thì các công cụ chứa hàng sẽ được coi là một đơn vị hàng hóa (điều 6) [5] và đơn vị tiền tệ được nhắc tới ở đây sẽ ứng với 65.5 miligram vàng độ nguyên chấ 900/1000 (điều 26) [5], cách tính mức bồi thường sẽ được áp dụng đối với phương án nào đưa ra mức bồi thường cao hơn. Đối với thiệt hại của hàng hóa đến từ việc chậm giao hàng thì người chuyên chở sẽ phải chịu trách nhiệm của mình bằng mức bồi thường gấp 2.5 lần cước phải trả của lượng hàng bị giao chậm và không được vượt quá tổng cước phải trả của cả lô hàng theo như hợp đồng vận tải qui định (điều 6) [5].

Cuối cùng là công ước Rotterdam 2009. Người chuyên chở ngoài việc phải gánh vác trách nhiệm của mình cho các thiệt hại xảy ra liên quan tới hàng hóa thì người vận tải, người vận chuyển còn phải chịu thêm một số trách nhiệm liên quan đến việc phát hành các chứng từ vận tải, kiểm soát hàng hóa, .... Cụ thể về phần trách nhiệm của người vận tải, người vận chuyển đối với tổn thất, mất mát xảy ra đối với hàng hóa thì mức bồi thường sẽ được áp dụng sẽ là 875 SDR/đơn vị hàng hóa hoặc qui về mốc giới hạn 3 SDR/kg (cả bì). Giới hạn này được áp dụng cho các quốc gia đã trở thành thành viên của Quỹ tiền tệ thế giới (IMF), tùy theo cách tính nào mang lại kết quả cao hơn. Cách qui định đơn vị hàng hóa cũng tương tự như các công ước trước đó và mức bồi thường này có thể sẽ được nâng lên cao hơn tùy thuộc vào thỏa thuận giữa các bên tham gia hợp đồng (điều 59, chương 12) [14]. Đối với những thiệt hại xảy đến từ việc giao hàng chậm trễ thì mức bồi thường sẽ được áp dụng là một khoản tiền gấp 2.5 lần tiền cước phải trả tính cho số hàng bị giao chậm, nhưng số tiền được tính ra này sẽ không được vượt qua tổng số tiền cước của tổng số hàng hóa chuyên chở hoặc không được vượt quá mức bồi thường đối với thiệt hại hàng đã được nêu ra ở trên (điều 60).

Mức giới hạn trách nhiệm hay còn gọi là mức bồi thường mà người vận tải, người vận chuyển áp dụng cho những mất mát của hàng hóa xảy ra trong phạm vi trách nhiệm của mình. Mức giới hạn này càng lớn thì càng làm cho người vận tải, người vận chuyển quan tâm, trú trọng hơn đối với hàng hóa nhằm tối thiểu hóa những mất mát thiệt hại. Trong các công ước thì một lần nữa điểm sáng hơn cả lại gọi tên công ước Rotterdam bở mức giới hạn qui định cho trách nhiệm của người vận tải, người vận chuyển là lớn nhất.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm của người chuyên chở trong các công ước quốc tế điều chỉnh vận tải đường biển những lưu ý đối với các doanh nghiệp việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 32 - 35)

w