Công ước Rotterdam, một công ước hiện đại nhất trong số các công ước quốc tế qui định vận tải biển nhưng lại là công ước có số nước thành viên, số nước tham gia phê chuẩn nhỏ nhất trong số các công ước quốc tế qui định vận tải biển. Hiện đại bởi công ước này có phạm vi điều chỉnh rất rộng: từ đơn phương thức - đa
phương thức; thời hạn trách nhiệm của người vận tải, người vận chuyển từ door to door; chứng từ vận tải từ văn bản chuyển sang dung loại điện tử; tất cả các loại hàng hóa (động vật sống, hàng vận chuyển trên boong, hàng nguy hiểm,...); trách nhiệm của các bên thứ ba tham gia thực hiện hợp đồng cũng như trách nhiệm của người vận tải, người vận chuyển đối với các bên thứ ba tham gia thực hiện hợp đồng. Nhìn chung, Bộ luật hàng hải Việt Nam đề ra một số qui định về trường hợp miễn nhiệm, trách nhiệm của các bên trong trường hợp hàng bị thiệt hại do giao hàng chậm, trách nhiệm các bên khi vận chuyển hàng nguy hiểm,... là hoàn toàn giống với công ước Rotterdam không hề có sự mâu thuẫn đối kháng nào giữa nội dung của hai nguồn luật này. Neu như Việt Nam tham gia phê chuẩn công ước này thì cần lưu ý thay đổi một số điều khoản, đầu tiên là cần phải thêm vào bộ luật này một số các khái niệm mới, các định nghĩa mới và cũ nhưng chưa được giải thích, mô tả trong các văn bản luật, dưới luật như bên thực hiện, quyền giám sát, bên giám sát.... Thứ hai là người vận tải, người vận chuyển không những phải gánh trách nhệm trong việc chuẩn bị tàu đủ khả năng đi biển ở thời điểm “trong và trước khi bắt đầu hành trình” mà còn phải gánh bổ sung thêm trách nhiệm “trong suốt cuộc hành trình của tàu”. Thời hạn trách nhiệm của người vận tải, người vận chuyển đối với hàng hóa cũng phải thay đổi, từ “ cảng - cảng” nâng lên thành “door to door” giao hàng từ một điểm tại nơi đi đến bất kỳ nơi nào tại nơi đến theo thỏa thuận giữa hai bên khi ký hợp đồng.
Thứ ba, để được hưởng miễn trách nhiệm thì người vận tải, người vận chuyển sẽ phải chứng minh nguyên nhân hàng hóa bị thiệt hại thuộc một trong số các trường hợp miễn nhiệm, và trong các trường hợp miễn nhiệm này sẽ phải xóa bỏ trường hợp được hưởng quyền miễn nhiệm nếu như hàng thiệt hại do lỗi của thuyền trưởng, thuyền viên hoa tiêu hoặc đại lý thuyền trưởng, người làm công,....
Thứ tư, bổ sung thêm các điều khoản qui định trách nhiệm của các bên thứ ba khi tham gia thực hiện hợp đồng vận chuyển cũng như những trách nhiệm cần có của người vận tải, người vận chuyển đối với các bên thứ ba này.
Thứ năm, trong trường hợp hàng hóa bị thiệt hại và người phải chịu trách nhiệm là người vận tải, người vận chuyển thì mức bồi thường thiệt hại sẽ phải tăng lên rất
nhiều so với qui định cũ, cụ thể mức bồi thường mới sẽ được áp dụng đó là 835 SDR/kiện hàng hoặc 3SDR/kg (cả bì). Giới hạn này có thể nới là chưa cao nhưng nếu áp dụng thì đây là mức nhiều nhất so với qui định trong các công ước quốc tế điều chỉnh vận tải biển.
Thứ sáu, trong Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 không hề có qui định về chuyên chở hàng hóa thuộc loại động vật sống và hàng hóa vận chuyển trên boong qui định rất sơ sài. Hai nội dung này cần phải được bổ sung thêm một cách cụ thể và chi tiết hơn để có thể làm rõ được trách nhiệm của các bên khi tham gia vận chuyển hàng trên boong cũng như hàng thuộc loại động vật sống giống như công ước Rotterdam đã đề cập.
Thứ bảy, ngoài trách nhiệm đã được qui định của chủ hàng đối với người vận tải, người vận chuyển và đối với hàng hóa thì cần bổ sung thêm trách nhiệm của chủ hàng về việc đóng gới hàng hóa theo container sao cho phù hợp với việc xếp, dỡ và bảo quản phù hợp với cơ sở vật chất trong tàu.
Thứ tám là sự thay đổi tiến bộ phù hợp với quan điểm phát triển của hiện tại và tương lai đó là bổ sung thêm qui định về chứng từ điện tử. Sự thay đổi này mang tính đúng đắn và tiến bộ hơn khi mục tiêu của chúng ta hiện tại đang là điện tử hóa các thủ tục hành chính, hơn nữa điện tử hóa các chứng từ vận tải còn tiết kiệm được không ít tiền bạc và công sức của con người trong quá trình phát hành, vận chuyển chứng từ đến tay người nhận hàng hoặc các cơ quan nhà nước có liên quan.
Yếu tố cần phải thay đổi tiếp theo đó chính là thời gian thực hiện thông báo tổn thất hàng hóa cho người vận tải, người vận chuyển cũng như thời gian cho phép một vụ kiện tụng, khiếu nại diễn ra khi có tranh chấp. Theo như công ước Rotterdam thì Bộ luật hàng hải Việt Nam sẽ phải điều chỉnh lại thời gian thông báo tổn thất cho người vận tải, người vận chuyển, đối với tổn thất rõ rệt thì thông báo phải được gửi tới cho người vận tải, người vận chuyển trong thời điểm trước hoặc trong khi giao hàng; trong vòng 7 ngày kể từ ngày giao hàng đối với tổn thất không rõ rệt và thời gian thông báo trong trường hợp giao hàng chậm giảm xuống còn 21 ngày liên tục kể từ ngày đáng lẽ phải giao hàng. Thời gian qui định để một vụ kiện tụng được phép diễn ra sẽ phải tăng lên thành 2 năm để các bên tham gia cố đủ thời gian chuẩn bị các thủ tục liên quan chuẩn bị cho phiên hầu tòa có thể diễn ra.