Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG​ (Trang 46 - 50)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Để thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu đề tài, để tài sử dụng số liệu sơ cấp và thứ cấp

Số liệu thứ cấp: số liệu thứ cấp được xây dựng trên cơ sở tham khảo các tài liệu, sách báo, trang web, các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài nghiên cứu và các số liệu từ công ty Cổ Phần Đầu Tư và Thương Mại TNG.

Số liệu sơ cấp: Thông tin sơ cấp được xây dựng từ phiếu điều tra thực tế tại công ty Cổ Phần Đầu Tư và Thương Mại TNG.

Mẫu là một số lượng nào đó các đơn vị của tổng thể được chọn ra với sự giúp đỡ của các phương pháp đặc biệt. Đặc tính cơ bản của mẫu là đại diện cho tổng thể, kích thước ít hơn tổng thể.

Tổng thể nghiên cứu của đề tài để chọn mẫu là người lao động trong Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Thương Mại TNG.

Quy mô mẫu:

Tổng số người lao động của Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Thương Mại TNG là 7268 người tính đến hết năm 2013. Quy mô mẫu được tính theo công thức sau: n = 𝑁𝑍2p(1−p) 𝑁𝑑2+𝑍2p(1−p) = 7268(1.96)2(0.5)(1−0.5) 7268(0.05)2+(1.96)2(0.5)(1−0.5) = 364,87 (làm tròn 364 mẫu) Trong đó:

n = Quy mô mẫu mong muốn

Z = Độ lệch chuẩn, mức 1.96, tương ứng với mức 95% độ tin cậy

p = Phần tổng thể mục tiêu được đánh giá là có những đặc điểm chung cụ thể, thường mức 50% (0.5)

d = Độ chính xác kỳ vọng, thường để ở mức 0.05

- Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu: đề tài thực hiện điều tra theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Lý do để lựa chọn phương pháp chọn mẫu này vì người trả lời dễ tiếp cận, họ sẵn sàng trả lời bảng câu hỏi nghiên cứu, cũng như ít tốn kém về thời gian và chi phí để thu thập thông tin cần nghiên cứu.

- Đối tượng nghiên cứu: Cán bộ, nhân viên, công nhân làm việc tại công ty.

- Tiêu chí chọn mẫu: là cán bộ, nhân viên, công nhân làm việc tại công ty 01 năm trở lên.

- Thời gian điều tra: Điều tra được tiến hành vào 05-06/2014.

- Điều tra phỏng vấn: được thực hiện thông qua bảng câu hỏi được chuẩn bị sẵn.

2.2.2. Quy trình thu thập số liệu

Sau khi lập xong bảng câu hỏi hoàn chỉnh sẽ phát cho người lao động để khảo sát. Người lao động trong công ty được chia thành nhiều tổ, mỗi tổ có từ 40-45 người. Người nghiên cứu sẽ chọn ngẫu nhiên một số tổ sau đó đến và giới thiệu mục đích của nghiên cứu, tiếp đó người lao động sẽ được phát phiếu điều tra, đọc những thông tin và điền vào phiếu. Đối với phòng ban thì sẽ phát và điều tra theo từng phòng. Sau khi người lao động đã điền xong, thì thu thập lại phiếu điều tra làm dữ liệu phân tích sau này.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành phát 420 phiếu điều tra thu về 400 phiếu và phiếu hợp lệ để tiếp tục phân tích là 393 mẫu.

2.2.3. Đo lường

Đề tài này nghiên cứu về các nhân tố ảnh hường đến động lực làm việc của người lao động. Dựa vào cơ sở lý luận ở chương 1 các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc bao gồm: sự hài lòng về lương thưởng và phúc lợi, đào tạo và thăng tiến, tính chất công việc, điều kiện làm việc, sự đồng cảm với cá nhân người lao động, an toàn công việc. Các mục hỏi cho mỗi yếu tố được phân tích và điều chỉnh từ những nghiên cứu trước Hà Ngọc Thùy Liên (2013), Bùi Thị Phúc (2013).

Ở nghiên cứu này sẽ sử dụng thang đo Likert 7 điểm với những mức độ: 1/ Hoàn toàn không đồng ý, 2/ Rất không đồng ý, 3/ Không đồng ý, 4/ Bình thường, 5/ Đồng ý, 6/ Rất đồng ý, 7/ Hoàn toàn đồng ý.

Chi tiết từng mục hỏi cho các yếu tố như sau:

Yếu tố Mục hỏi

Lương thưởng và phúc lợi

Mức độ tiền lương của công ty phù hợp với công sức bỏ ra của anh (chị).

Yếu tố Mục hỏi

Cách thức trả lương qua ATM rất thuận lợi cho anh (chị). Thời hạn trả lương luôn đúng hẹn.

Lương của anh (chị) công bằng với đồng nghiệp.

Khi hoàn thành tốt anh (chị) được thưởng xứng đáng với kết quả. Các mức thưởng khác (thưởng tháng, tết, phép…) rất hợp lý. Công ty đã thực hiện tốt các chế độ phúc lợi (bảo hiểm, nghỉ phép, nghỉ lễ ….).

Đào tạo và thăng tiến

Công ty thường xuyên đào tạo và huấn luyện anh (chị) trong công việc.

Công ty tạo điều kiện cho anh (chị) được học tập để nâng cao kiến thức và kỹ năng làm việc.

Các chương trình đào tạo hiện nay ở công ty là tương đối tốt. Công ty luôn tạo cơ hội thăng tiến cho người có năng lực.

Tính chất công việc

Anh (chị) được làm công việc đúng với nguyện vọng của mình. Anh (chị) cảm thấy hài lòng về vị trí hiện tại của mình.

Công việc hiện tại sử dụng hết khả năng và kiến thức của anh (chị). Nhiệm vụ và trách nhiệm công việc của anh (chị) được xác định rõ ràng.

Công việc anh (chị) đang làm rất thú vị, nhiều thử thách. Mức độ căng thẳng trong công việc là có thể chấp nhận được. Công việc cho phép anh (chị) duy trì một sự cân bằng tốt giữa cuộc sống riêng tư và nghề nghiệp.

Công việc hiện tại phù hợp với những dự định tương lai của anh (chị).

Điều kiện làm việc

Môi trường làm việc an toàn (không độc hại).

Anh (chị) được cung cấp đầy đủ các phương tiện, máy móc và thiết bị phục vụ cho công việc.

Ánh sáng tại nơi làm việc là phù hợp.

Không gian tại nơi làm việc được bố trí hợp lý.

Bầu không khí làm việc của công ty rất hòa đồng, vui vẻ. Thời gian làm việc hợp lý.

Yếu tố Mục hỏi

Lãnh đạo luôn quan tâm đến khó khăn trong công việc của anh (chị). Anh (chị ) hoàn toàn tin tưởng vào lãnh đạo.

Anh (chị) có thể đề đạt ý kiến của mình lên lãnh đạo dễ dàng.

Sự đồng cảm

Công ty luôn lắng nghe ý kiến của anh (chị).

Anh (chị) được Công ty chúc mừng vào những ngày lễ quan trọng trong năm.

Anh (chị) được Công ty thăm hỏi khi ốm đau.

Công ty luôn thăm hỏi và chia sẻ khi gia đình anh (chị) khi gặp khó khăn.

An toàn công việc

Anh (chị) đang có công việc ổn định, không sợ mất việc. Anh (chị) dự định sẽ gắn bó lâu dài với Công ty.

Động lực làm việc

Nhìn chung, những chính sách của công ty đề ra đã tạo động lực làm việc cho anh (chị).

Anh (chị) sẽ giới thiệu cho người khác cơ hội làm việc tại Công ty mình.

2.2.4. Quy trình thiết kế bảng câu hỏi

Bước 1: Dựa vào cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan trước đây để tạo nên bảng câu hỏi ban đầu.

Bước 2: Bảng câu hỏi ban đầu được tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn và một số đối tượng khảo sát để điều chỉnh lại cho phù hợp và dễ hiểu.

Bước 3: Bảng câu hỏi được hoàn chỉnh và khảo sát thử trước khi gửi đi khảo sát chính thức.

2.2.5. Phương pháp phân tích số liệu

Toàn bộ số liệu hồi đáp được xử lý với phần mềm SPSS. Nhằm nghiên cứu đánh giá các thang đo, các mối quan hệ giữa các yếu tố, đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động theo từng nhân tố, dự đoán mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố trong mô hình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG​ (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)