Model R R Square Adjusted R Square
Std. Error of
the Estimate F Sig. F
1 .912a .831 .829 .248 317.321 .000b
(Nguồn: Kết quả sử lí SPSS)
Kiểm định F sử dụng trong phân tích phương sai là một phép kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể để xem xét
biến phụ thuộc có liên hệ tuyến tính với toàn bộ tập hợp của các biến độc lập. Trong trường hợp này, ta thấy rằng thống kê F có giá trị Sig. = 0.000 < 0,05 cho thấy mô hình sử dụng là phù hợp. Giá trị R2 hiệu chỉnh = 0.829 = 82.9%. Nghĩa là trong 100% sự biến động của biến phụ thuộc động lực làm việc thì có 82.9% sự biến động là do các biến độc lập ảnh hưởng, còn lại là do sai số ngẫu nhiên hoặc các các yếu tố khác ngoài mô hình, như vậy độ phù hợp của mô hình là khá cao
Vậy, kết luận các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động bao gồm cả 6 yếu tố:
X1 - Lương thưởng và phúc lợi X2 - Đào tạo và thăng tiến X3 - Tính chất công việc X4 - Điều kiện làm việc X5 - Sự đồng cảm X6 - An toàn công việc
Trong đó yếu tố “An toàn công việc” tác động tích cực nhất đến động lực làm việc của người lao động (Hệ số Beta chuẩn hóa là 0.417), thứ hai là yếu tố “Lương thưởng và phúc lợi” (Hệ số Beta chuẩn hóa là 0.382), thứ 3 là yếu tố “Đào tạo và thăng tiến” (Hệ số Beta chuẩn hóa là 0.378), thứ 4 là yếu tố “Sự đồng cảm” (Hệ số Beta chuẩn hóa là 0.349), thứ 5 là yếu tố “Tính chất công việc” (Hệ số Beta chuẩn hóa là 0.336) và thứ 6 là yếu tố “Điều kiện làm việc” (Hệ số Beta chuẩn hóa là 0.328)
Từ phương trình hồi quy ta có thể thấy rằng các hệ số Beta chuẩn hóa đều lớn hơn 0 cho thấy các biến độc lập tác động thuận chiều đến động lực làm việc của người lao động. Có nghĩa là khi các biến này phát triển theo thướng tích cực thì động lực làm việc của người lao động cũng tăng lên theo
chiều thuận. Như vậy, công ty cần chú trọng vào các yếu tố này hơn nữa để nâng cao động lực làm việc của người lao động.
3.2.4. Kiểm định sự khác biệt về mức độ tạo động lực làn việc đối với từng nhân tố theo đặc điểm cá nhân nhân tố theo đặc điểm cá nhân
3.2.4.1. Theo giới tính
Kiểm định sự ảnh hưởng của giới tính đến động lực làm việc của người lao động ta dùng kiểm định Anova để xác định xem có sự khác biệt hay không về mức độ ảnh hưởng của các chính sách của công ty đến động lực làm việc của người lao động theo giới tính
Ta có cặp giả thuyết:
H0: Không có sự khác biệt về mức độ tác động của các chính sách đến động lực làm việc theo giới tính
H1: Có sự khác biệt về mức độ tác động của các chính sách đến động lực làm việc theo giới tính
Bảng 3.6. Kiểm định Levene về sự đồng nhất của phương sai các nhóm nhân viên theo giới tính
Levene Statistic df1 df2 Sig.
.334 1 391 .563
(Nguồn: Kết quả sử lí SPSS)
Kiếm định Levene cho thấy Sig=0.563 > 0.05 như vậy phương sai của các nhóm nhân viên này đồng nhất ta xem đến kết quả của kiểm định Anova