kinh tế vùng
Nguyễn Ngọc Tuấn: "Liên kết vùng các tỉnh miền Trung trong phát
triển kinh tế biển" [86]. Trong bài viết này, tác giả đã phân tích thực trạng
phát triển kinh tế biển, tiềm năng và lợi thế, cơ hội của miền Trung trong phát triển kinh tế biển, chỉ ra 5 thách thức trong liên kết phát triển kinh tế biển. Trên cơ sở lợi thế từng tỉnh, tác giả đã gợi ý những lĩnh vực mà các tỉnh miền Trung có thể phát huy được liên kết trên con đường phát triển kinh tế biển, đây là cách tiếp cận hợp lý, bởi khi đề cập đến phát triển kinh tế biển cần phải hiểu khơng một địa phương nào có thể phát triển tất cả các lĩnh vực bao trùm của kinh tế biển. Mỗi địa phương chỉ có thể phát triển một số lĩnh vực nhất định, do đó phải liên kết để tương hỗ nhau trong quá trình khai thác thác biển.
Trần Thanh Tùng: "Liên kết khai thác thủy, hải sản với du lịch: Hướng
phát triển mới của Quảng Bình" [91], đã phân tích thực trạng khai thác thủy,
hải sản và du lịch của tỉnh Quảng Bình trong những năm gần đây, trên cơ sở xem xét thực trạng, đồng thời chỉ ra tiềm năng phát triển và nguyên nhân chưa khai thác hết tiềm năng vốn có, tác giả đã phác thảo một số giải pháp liên kết giữa hai ngành nói trên. Theo tác giả, trước hết cần phải xây dựng, thiết lập tốt chuỗi liên kết nội ngành, sau đó mới xây dựng mơ hình liên kết giữa hai ngành để tận dụng tốt lợi thế hiện có của tỉnh Quảng Bình và mang lại hiệu quả cao.
Trần Thanh Tùng: "Liên kết cảng biển miền Trung- nhu cầu tất yếu" [92]. Trên cơ sở phân tích thực trạng cảng biển khu vực miền Trung, tác giả chỉ ra việc xây dựng cảng biển ở khu vực này cịn dàn trải, khơng đồng bộ khi kết nối với hệ thống kết cấu hạ tầng của địa phương cũng như khu vực. Bài viết đã chỉ ra sự lãng phí nguồn lực do sự quy hoạch và phân bố chưa hợp lý, tạo nên sự cạnh tranh về chi phí khơng đáng có và dẫn đến các cảng biển này khơng phát huy hết tác dụng của mình đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của toàn khu vực. Từ những nguyên nhân đã phân tích, tác giả đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm xây dựng mối liên kết của hệ thống cảng biển khu vực miền Trung để phát huy hết tiềm năng của mình, đồng thời xây dựng được hệ thống liên kết cảng biển có sức cạnh tranh, giảm chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ, từ đó phát huy tác dụng của hệ thống cảng biển của khu vực đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Trần Anh Tuấn: “Nghiên cứu một số định hướng phát triển bền vững
kinh tế biển Việt Nam” [84]. Trong bài viết, tác giả đã nghiên cứu sự cần thiết,
mục tiêu phát triển bền vững các ngành kinh tế biển, đồng thời chỉ ra những thách thức phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam. Từ đó đưa ra một số định hướng phát triển kinh tế biển, trong đó có định hướng liên kết trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế biển gắn với phát triển các ngành dịch vụ biển
trên cơ sở kết nối hệ thống cảng biển, xây dựng tuyến đường ven biển để kết nối hệ thống vận tải nhằm tăng sức cạnh tranh cho các cảng biển trong hội nhập kinh tế quốc tế. Định hướng này cho thấy tác giả đã quan tâm sự liên kết giữa một số phân ngành kinh tế biển với kinh tế từng vùng, miền; liên kết kinh tế thông suốt trên phạm vi cả nước.
1.2.2. Các cơng trình nghiên cứu liên kết kinh tế vùng
Các nghiên cứu về liên kết vùng rất phong phú và đa dạng, những cơng trình và bài viết về vấn đề này đề cập đến rất nhiều khía cạnh của q trình liên kết. Những khía cạnh đó đã gợi ra góc nhìn đa chiều và cách tiếp cận hệ thống, tổng thể trong quá trình nghiên cứu về liên kết kinh tế vùng.