sản, dịch vụ nghề cá của Đà Nẵng
Thành phố Đà Nẵng thuộc vùng duyên hải miền Trung, là trung tâm kinh tế, chính trị lớn của cả vùng, có bờ biển dài trên 70 km với diện tích ngư trường đặc quyền khoảng 15.000 km. Biển Đà Nẵng có trữ lượng nguồn lợi thủy sản khoảng 1.140.000 tấn, chiếm 43% tổng trữ lượng của cả nước; có trên 670 lồi động thực vật sinh sống có giá trị kinh tế cao. Khai thác hải sản của thành phố Đà Nẵng phát triển mạnh chủ yếu ở các quận: Sơn Trà, Thanh Khê, Liên Chiểu, Hải Châu, Ngũ Hành Sơn. Năm 2015, tồn thành phố có 1.658 tàu cá, với tổng cơng suất là 161.569 CV, bình qn 135,2 CV/1 tàu. Quá trình khai thác được tổ chức theo mơ hình tổ, đội, có sự liên kết, hỗ trợ nhau bảo đảm an toàn cho người và phương tiện khi hoạt động trên biển. Hiện tại, Đà Nẵng đã hỗ trợ thành lập 89 tổ khai thác hải sản, 572 tàu cá; trong đó có 46 tổ khai thác vùng khơi, với 199 tàu xa bờ, 19 tổ khai thác vùng lộng có 112 tàu và 24 tổ khai thác vùng bờ có 261 tàu [33].
Sản lượng khai thác thủy sản 5 năm (2011-2015) đạt 214.464 tấn, bình quân 42.892 tấn/năm, sản lượng ni trồng 5.580 tấn, bình qn đạt 1.116 tấn/năm. Giá trị kinh tế tổng sản lượng khai thác tăng theo từng năm, năm
2011 bình qn 1 tấn sản phẩm có giá là 20.662.000đ; đến năm 2015 đã tăng lên 36.432.000đ/tấn, tăng 76,32%, bình quân giá trị sản phẩm khai thác tăng từ 4 - 5%. Nuôi trồng thủy sản phát triển nhưng ở quy mơ nhỏ và có xu hướng thu hẹp dần do đơ thị hóa. Tổng diện tích ni trồng thủy sản của thành phố năm 2014 là 418,7 ha (trong đó ni nước ngọt 386,5ha, nuôi nước lợ 32,2ha). Sản lượng nuôi trồng (2014) đạt được 757 tấn, trong đó sản lượng cá nước ngọt đạt 615 tấn. Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có 17 cơ sở chế biến thủy sản. Tổng năng lực cấp đông là 30.000 tấn/năm, có 6 kho mát với tổng dung lượng 250 tấn, 48 kho lạnh. Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản hàng năm đạt trên 150 triệu USD, năm 2015 đạt 190 triệu USD và phấn đấu đến năm 2020 đạt 320 triệu USD [33]. Tuy nhiên, sản lượng khai thác hải sản của thành phố không đáp ứng đủ nhu cầu chế biến của các doanh nghiệp trên địa bàn, đa số các doanh nghiệp đều thu mua nguyên liệu từ các tỉnh khác.
Đà Nẵng không chỉ tập trung đầu tư hạ tầng dịch vụ nghề cá phục vụ cho thành phố mà còn phục vụ các tỉnh khu vực miền Trung. Hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão, khu công nghiệp dịch vụ hậu cần, chợ đầu mối thủy sản,... đã phục vụ tốt công tác dịch vụ hậu cần nghề cá. Sản lượng hàng hải sản qua cảng cá Thọ Quang giai đoạn 2011 - 2015 đạt 570 nghìn tấn, bình qn 114 nghìn tấn/năm, trong đó sản lượng hải sản qua cảng chiếm trên 60%. Khu công nghiệp dịch vụ thủy sản Thọ Quang có quy mơ 60 ha, 12 doanh nghiệp hoạt động; Âu thuyền trú bão với quy mô 64 ha, sức chứa khoảng 1.500 tàu. Chợ Thủy sản đầu mối Thọ Quang được xây dựng, sản lượng hải sản vào chợ 124.700 tấn (2015); có 9 cơ sở đóng sửa tàu thuyền, mỗi năm đóng mới 20 - 30 tàu cá, sửa chữa và bảo dưỡng định kỳ 800 - 1.200 tàu, đáp ứng nhu cầu đóng, sửa tàu cá trên địa bàn thành phố [33].
Vấn đề đặt ra đối với ngành nuôi trồng, khai thác, chế biến hải sản, dịch vụ nghề cá của Đà Nẵng là phải có quy hoạch hợp lý để khơng ảnh hưởng đến không gian phát triển du lịch biển của thành phố này. Trong lĩnh vực chế biến thủy sản cần phải sắp xếp, chuyển đổi các doanh nghiệp đang hoạt động phù
hợp với sản lượng khai thác và nuôi trồng để khắc phục được tình trạng thiếu nguồn nguyên liệu sản xuất. Một khía cạnh khác cần quan tâm, Đà Nẵng cần phải liên kết về mặt thị trường với các địa phương trong vùng để cung cấp thủy, hải sản cho thị trường của địa phương. Là thành phố phát triển nhanh, lượng du khách đổ về lớn, thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản có nhu cầu ngày càng tăng, nếu thiếu hụt nguồn sản phẩm thủy sản chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cung ứng dịch vụ phục vụ cho nhu cầu của khách du lịch. Không khắc phục được điều này, trong tương lai gần, sự thiếu hụt đó sẽ tác động đến giá cả của các sản phẩm này, gây ảnh hưởng đến hình ảnh và chất lượng thương hiệu “thành phố đáng sống” nhất của cả nước.